×

Chi Phí Ẩn Là Gì? Thận Trọng Với Chi Phí Ẩn Trong Kinh Doanh

Ngày đăng: 26/10/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 30/10/2023

Chi phí ẩn là gì? Tại sao các doanh nghiệp cần phải thận trọng với khoản chi phí này? Để hiểu hơn về chủ đề này, mời bạn cùng Glints khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

1. Chi phí ẩn là gì?

Chi phí ẩn còn được gọi là chi phí quy đổi hay chi phí cơ hội (implicit cost), là một khái niệm kế toán quan trọng đại diện cho giá trị của cơ hội mà một doanh nghiệp hay cá nhân phải hy sinh khi sử dụng nguồn lực nội bộ của mình để sản xuất hàng hóa và dịch vụ. 

Chi phí ẩn tiếng Anh là gì? Khoản chi phí này trong tiếng Anh có thể được gọi là hidden cost, imputed cost, implied cost, implicit cost hay notional cost.

Ví dụ, khi một công ty quyết định sử dụng xe ô tô cá nhân để vận chuyển hàng hóa. Khi đó, họ mất đi cơ hội thu nhập từ việc cho thuê chiếc xe này. Lúc này, chi phí ẩn thể hiện sự hy sinh của khoản thu nhập mà họ có thể kiếm được thông qua việc cho thuê xe.

Công ty có thể đánh giá “implicit cost” bằng việc so sánh với giá thuê xe  trên thị trường tại thời điểm hiện tại và tính vào tổng chi phí sản xuất của hàng hóa và dịch vụ. Việc tính toán và xác định chi phí ẩn giúp làm cho bảng kế toán tổng chi phí đảm bảo tính chính xác cao và cung cấp góc nhìn toàn diện về các khoản chi phí liên quan đến quyết định kinh doanh.

Do đó, chi phí ẩn không phải là một khoản chi phí riêng biệt mà thường không được báo cáo rõ ràng, mà thay vào đó là sự hi sinh của một cơ hội mà doanh nghiệp hoặc cá nhân phải chấp nhận khi sử dụng tài nguyên nội bộ của mình.

Đọc thêm: Chi phí cơ hội là gì? Cách tận dụng cơ hội thu hút lợi ích

2. Đặc điểm của chi phí ẩn

Dưới đây là một vài đặc điểm của loại chi phí rủi ro này bạn nên nắm rõ:

  • Khó định lượng
  • Không phải là một khoản chi phí trực tiếp mà dựa trên giá trị quy đổi của tài nguyên sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh
  • Không được hiển thị rõ ràng trong báo cáo tài chính
  • Có mối quan hệ đối với các quyết định kinh doanh/sản xuất của doanh nghiệp

3. Ví dụ về các loại chi phí ẩn

Các loại chi phí ẩn có thể kể đến như:

  • Chi phí đến từ những cuộc họp vô nghĩa: Thay vì tham gia vào các cuộc họp không hiệu quả, nhân viên có thể tận dụng thời gian và sức lực để cống hiến năng lực và hoàn thiện công việc.
  • Chi phí đến từ việc sử dụng tài nguyên không hợp lý, chẳng hạn như nhân viên sử dụng máy tính công ty để làm việc riêng, nhân viên không sử dụng hết các tính năng được trang bị trên thiết bị, v.v.
  • Chi phí đến từ việc sắp xếp sai vị trí công việc: Điều này được hiểu khi nhân sự được phân công không đúng với trình độ, năng lực và chuyên môn trong công việc. Dẫn đến nhân viên không hoàn thành công việc, hoặc lãng phí năng lực khi hoàn thành công việc, v.v.
chi phí ẩn trong kinh doanh
Ví dụ về chi phí ẩn trong kinh doanh.

4. Cách xác định chi phí ẩn

Như đã đề cập trong phần trước đó, việc xác định chi phí ẩn không phải là một điều dễ dàng. Đây được coi là một bài toán khó mà mỗi doanh nghiệp phải đối mặt, bởi không có một công thức nhất định nào để tính toán các khoản chi phí này; nhiều chi phí rất khó để định lượng, v.v.

Do vậy, nhà quản lý có thể tính toán chi phí này dựa trên việc gắn một lượng tiền nhất định cho các chi phí này. Chẳng hạn, gắn chi phí thuê xe chở hàng cho chi phí ẩn từ việc sử dụng xe cá nhân vào mục đích vận chuyển hàng hóa.

5. Rủi ro từ chi phí ẩn

Những rủi ro có thể xuất hiện từ việc tính toán chi phí ẩn không đầy đủ và chính xác:

  • Tạo cơ hội để một số cá nhân xuất hiện hành vi vụ lợi
  • Hoạt động quản lý, vận hành doanh nghiệp bị ảnh hưởng
  • Khó khăn trong việc xác định giá thành, cũng như giá bán của sản phẩm dịch vụ
  • Gặp khó khăn trong việc quản lý doanh thu, chi phí sản xuất của doanh nghiệp
  • Gây thất thoát tài sản của doanh nghiệp, cá nhân
  • Doanh thu và lợi nhuận suy giảm, tiềm ẩn nguy cơ gây phá sản 
  • Ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
  • V.v.

Có thể nói, implicit cost có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho doanh nghiệp. Do đó, mỗi doanh nghiệp buộc phải nắm rõ từng khoản chi phí, trong đó bao gồm chi phí ẩn. Đây là cơ sở để nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp.

6. Nguyên tắc kiểm soát chi phí ẩn mà nhà quản lý cần biết

Một số giải pháp giúp doanh nghiệp có thể kiểm soát chi phí ẩn có thể kể đến như:

  • Đổi mới công nghệ, tối ưu quy trình sản xuất nhằm hạn chế tối đa những bước dư thừa gây lãng phí sức người, tiền của, nguyên nhiên liệu, đồng thời nâng cao năng suất lao động. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần khấu hao nhanh tài sản cố định để sử dụng nguồn khấu hao giữ lại cho hoạt động tái đầu tư, đổi mới công nghệ.
  • Chuyên môn hóa công việc, giảm tối đa sự chồng chéo nhiệm vụ của nhân viên.
  • Quản lý tồn kho hiệu quả nhằm tối thiểu hóa chi phí tồn trữ, chi phí mua hàng.
  • Thiết kế hệ thống quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả nhằm đảm bảo sự thông suốt trong các giai đoạn từ khâu tiếp nhận đơn hàng cho đến xuất kho nguyên nhiên liệu.
  • Xây dựng kế hoạch sản xuất chi tiết, rõ ràng nhằm hạn chế xảy ra tình trạng thiếu hụt/dư thừa nguyên nhiên liệu và tồn kho.
chi phí ẩn là gì
Các nguyên tắc kiểm soát implicit cost là gì?

Có thể thấy, việc kiểm soát chi phí ẩn không chỉ là một quá trình đơn giản, mà còn là một chiến lược toàn diện. Để đảm bảo sự hiệu quả, doanh nghiệp có thể thực hiện các biện pháp như xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ mạnh mẽ, tăng cường giám sát và thực hiện kiểm tra tài chính định kỳ. Đồng thời, việc đào tạo nhân viên về tầm quan trọng của việc kiểm soát chi phí ẩn cũng đóng vai trò quan trọng.

Sự nhạy bén trong việc phát hiện và giải quyết sớm những sự không phù hợp là chìa khóa để ngăn chặn tình trạng này. Qua đó, doanh nghiệp có thể đạt được sự hiệu quả cao hơn và tăng khả năng cạnh tranh trong bối cảnh thị trường ngày càng khốc liệt hiện nay.

Đọc thêm: Cơ Hội Kinh Doanh Là Gì? Muốn Thành Công Cần Biết Cách Xác Định Cơ Hội Kinh Doanh

Tạm kết

Trên đây là một số chia sẻ về chủ đề “Chi phí ẩn trong doanh nghiệp” mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp đến bạn nhiều thông tin hữu ích về chủ đề thú vị này.

Nếu bạn có thêm bất kỳ chia sẻ hay đóng góp nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để Glints và mọi người cùng biết nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 3 / 5. Lượt đánh giá: 1

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X