×

Xác Định Mục Tiêu Nghề Nghiệp Như Thế Nào Để Không Bị “Chệch Hướng”

Ngày đăng: 05/05/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 31/10/2023

xác định mục tiêu nghề nghiệp

Bạn có đang phân vân không biết nên làm gì với công việc, sự nghiệp, và tương lai? Nếu có, bạn không cô đơn đâu vì ngoài kia cũng có rất nhiều người đang chơi vơi giống bạn. Một trong những lý do phổ biến đó chính là chúng ta chưa xác định mục tiêu nghề nghiệp cho mình. 

Mục tiêu nghề nghiệp không cần quá xa vời, nhưng cần đủ cụ thể và khả thi để dẫn dắt bạn đi đúng hướng. Trong bài viết này, hãy cùng Glints tìm hiểu cách xác định mục tiêu nghề nghiệp. 

Cụ thể bạn sẽ được cung cấp các nội dung sau: 

  • Mục tiêu nghề nghiệp là gì
  • Ý nghĩa của mục tiêu nghề nghiệp
  • Cách xác định mục tiêu nghề nghiệp theo nguyên tắc SMART
  • Cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV

Mục tiêu nghề nghiệp là gì? 

Mục tiêu nghề nghiệp là định hướng, kế hoạch của một người đối với công việc, sự nghiệp của họ. Mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên là yếu tố quan trọng giúp nhà tuyển dụng xác định được mức độ phù hợp của ứng viên với công ty. Trong khi, nó hoạt động như chiếc kim chỉ nam, giúp mỗi người biết mình phải làm gì và có động lực để thực hiện.

Mục tiêu nghề nghiệp trong tiếng Anh là Career Objective. Người ta thường gắn mục tiêu nghề nghiệp với những mốc thời gian cụ thể. Chẳng hạn, 3 năm tới, trở thành Manager tại công ty A với mức lương trên 30 triệu. 

Loading poll ...

Xác định mục tiêu nghề nghiệp có vai trò quan trọng như thế nào? 

Bạn cần một chiếc đèn pin để xác định đường đi trong bóng tối. Bạn cần một mục tiêu để xây dựng sự nghiệp của mình. 

Mục tiêu đó có thể không vĩ đại, nhưng nó sẽ giúp bạn bớt chông chênh, mất định hướng, và tránh lãng phí thời gian. 

Cụ thể, tại sao cần xác định mục tiêu nghề nghiệp? 

Mục tiêu nghề nghiệp là động lực to lớn

Mục tiêu nghề nghiệp chính là những gì mà một cá nhân muốn đạt được nhất. Nó đem đến sự thoả mãn, hạnh phúc, và hài lòng cho họ. Mục tiêu nghề nghiệp cũng có thể xem như thành quả mà họ sẽ có được sau nỗ lực và cố gắng. 

Nhìn về phía trước với những gì mình sẽ đạt được sẽ tạo động lực để họ phấn đấu mỗi ngày.

Dễ dàng lên kế hoạch cụ thể với một mục tiêu xác định

Nếu biết điểm đến là ở đâu, bạn sẽ có thể lên một bản kế hoạch hoàn chỉnh để đi tới đó. 

cách xác định mục tiêu nghề nghiệp
Vai trò của xác định mục tiêu nghề nghiệp

Dựa vào mục tiêu nghề nghiệp, bạn sẽ biết mình cần làm gì để đạt được nó. Mặc dù trong bản kế hoạch đó có rất nhiều đầu việc cần hoàn thành, bạn sẽ không bị bối rối vì cuối cùng những việc bạn làm đều dẫn đến mục tiêu đã đề ra. 

Mục tiêu nghề nghiệp thúc đẩy tinh thần trách nhiệm

Một khi đã có mục tiêu, bạn sẽ thúc đẩy bản thân làm việc để đạt được mục tiêu đó. Cảm giác tội lỗi nếu để bản thân lười biếng sẽ khiến bạn có trách nhiệm hơn với mục tiêu. 

Khi mục tiêu đủ thuyết phục và quan trọng với bạn, điều đầu tiên bạn cần làm là có trách nhiệm với bản thân. Vì bản thân bạn là người chịu ảnh hưởng trực tiếp đối với mục tiêu đó. Nếu không đạt được nó, bạn là người bị tác động đầu tiên. 

Mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng

Trong CV hay cover letter thường có một khoảng trống cho mục tiêu nghề nghiệp. Việc xác định mục tiêu nghề nghiệp và đề cập đến nó trong CV là điểm cộng cho bạn. 

Mục tiêu nghề nghiệp là một trong những yếu tố giúp nhà tuyển dụng đánh giá xem bạn có phù hợp với công việc hay không. Nếu bạn có định hướng sự nghiệp phù hợp với công việc và kế hoạch phát triển của công ty, CV của bạn dễ dàng được duyệt. 

Cách xác định mục tiêu nghề nghiệp theo nguyên tắc SMART

Một trong cách thiết lập mục tiêu hiệu quả nhất là sử dụng nguyên tắc SMART. 

Nguyên tắc SMART không chỉ áp dụng cho việc xác định mục tiêu nghề nghiệp. Đối với bất cứ mục tiêu nào như trong học tập, kinh doanh, v.v. bạn đều có thể dùng nguyên tắc này. 

Nhìn chung, mục tiêu theo nguyên tắc SMART sẽ cụ thể, liên quan, có thể đo lường, có thể thực hiện, và có giới hạn thời gian. 

nguyên tắc SMART
Nguyên tắc SMART

SMART là viết tắt chữ cái đầu của 4 từ tiếng Anh: 

  • Specific
  • Measurable 
  • Achievable
  • Relevant
  • Time-bound

Cụ thể, từng nhân tố trong nguyên tắc SMART có ý nghĩa với việc xác định mục tiêu nghề nghiệp như sau: 

Specific (Cụ thể)

Mục tiêu nghề nghiệp của bạn phải càng cụ thể càng tốt. Bạn không thể theo đuổi một thứ gì đó mơ hồ với mong muốn mình sẽ không bị “mông lung”. 

Những mục tiêu không cụ thể ví dụ như: 

“Tôi muốn trở thành người giàu nhất thế giới.”

“Tôi muốn đi du lịch châu Âu trong vòng 2 năm tới.” 

“Tối muốn có công việc với mức lương cao hơn.”

Đây có thể gọi là mục tiêu, nhưng nó sẽ khiến bạn khá mơ hồ về kết quả đấy. Những mục tiêu nên trên ngoài việc quá xa vời thì còn không rõ ràng về hành động thực tiễn. 

Vậy phải làm sao để mục tiêu của bạn cụ thể hơn? Hãy xem tiếp nhân tố tiếp theo. 

Measurable (Có thể đo lường)

Mục tiêu là điều mà bạn muốn đạt được trong tương lai. Nói cách khác, đó là cái mà hiện tại bạn không thể nhìn thấy hay không chạm tới được. 

Do đó, khi nghĩ về mục tiêu, bạn chỉ có cách mường tượng ra nó. Nếu đính kèm những con số cụ thể vào mục tiêu, không phải là việc tưởng tượng này sẽ dễ dàng và chân thực hơn sao? 

Ví dụ đơn giản, thay vì nói rằng “Tối muốn có công việc với mức lương cao hơn”, hãy nói: “Tôi muốn có một công việc vối mức lương 30 triệu/tháng.”

Con số 30 triệu khiến mục tiêu của bạn rõ ràng và cụ thể hơn rất nhiều. 

Achievable (Có thể đạt được)

Mục tiêu nghề nghiệp của bạn nên sát với khả năng của bản thân. Nếu mục tiêu quá xa vời và thiếu thực tế, bạn sẽ dễ nản lòng vì không thể theo đuổi. 

Tuy nhiên để có động lực và đòn bẩy phát triển, mục tiêu cũng không nên quá nhỏ nhặt hay dễ dàng. 

Relevant (Có liên quan)

Mục tiêu của bạn dù có to lớn cỡ nào cũng phải liên quan đến bạn. Hãy xem xét hoàn cảnh, chuyên môn, mong ước của bản thân để đặt mục tiêu phù hợp. 

Hãy hỏi bản thân chính xác tại sao bạn cần xác định mục tiêu nghề nghiệp này? 

Time-bound (Giới hạn thời gian)

Những chiếc deadline cuộc đời hẳn nhiều khi sẽ khiến bạn mệt mỏi. Tuy nhiên, khi thiết lập mục tiêu nghề nghiệp, hãy gán cho nó một mốc thời gian cụ thể. 

Trả lời các câu hỏi: “Khi nào tôi cần hoàn thành xong công việc này?”, “Tôi cần bao nhiêu thời gian để đạt được mục tiêu này?” 

Thời hạn cụ thể sẽ giúp bạn dễ dàng lên kế hoạch khi nào cần làm gì, làm trong bao lâu. Từ đó bạn sẽ tận dụng thời gian của mình hiệu quả. 

Mốc thời gian cho mục tiêu nghề nghiệp có thể là 1 năm, 3 – 5 năm, thậm chí 10 năm. Tuỳ vào đó là mục tiêu ngắn hạn, trung hạn, hay dài hạn. 

Kết luận

Ai cũng muốn thành công trong một lĩnh vực nhất định, nhưng đôi khi lại quên mất phải xác định mục tiêu nghề nghiệp trước tiên. Khi đã có một mục tiêu để theo đuổi, bạn sẽ thấy mọi thứ dễ dàng hơn rất nhiều. 

Glints mong rằng bài viết này sẽ có ích cho việc thiết lập mục tiêu sự nghiệp của bạn. 

Nguồn tham khảo

Creating a career objective

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 4.9 / 5. Lượt đánh giá: 9

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X