×

Cách Quản Lý Căng Thẳng Giúp Cải Thiện Sức Khỏe Tinh Thần

Ngày đăng: 27/03/2024 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 08/05/2024

quan-ly-cang-thang

Căng thẳng trở thành một phần không thể tránh khỏi của cuộc sống, đây cũng là tình trạng chung của nhiều người. Do đó việc bạn biết cách quản lý căng thẳng của bản thân sẽ là yếu tố quan trọng giúp chúng ta sống tích cực và làm việc hiệu quả hơn. Hãy cùng Glints tìm hiểu ngay bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về cách quản lý căng thẳng, lo âu nhé!

Cách quản lý căng thẳng, lo âu

Để điều tiết căng thẳng và lo âu, trước hết bạn cần hiểu rõ về bản chất của chúng. Điều này đặt ra câu hỏi: “Căng thẳng và lo âu là gì?”

Căng thẳng là gì?

Khi áp lực đè nặng lên não bộ của bạn, cảm giác căng thẳng tức thì xuất hiện, khiến tim đập nhanh hơn và gây ra những trạng thái lo lắng, hồi hộp. Lo lắng đem lại một cảm giác không thoải mái, khiến tâm trí và cơ thể căng thẳng, sợ hãi.

Tuy nhiên, trạng thái này không phải lúc nào cũng tiêu cực, đôi khi nó là một bài học quan trọng trong cuộc sống. Vượt qua được căng thẳng và lo âu giúp bạn rút ra những bài học quý báu, đồng thời giúp ta phát triển và thành công hơn trong cuộc sống.

Trong trường hợp căng thẳng và lo âu kéo dài mà không được quản lý, chúng có thể gây ra những hậu quả tiêu cực đến chính bạn. Ở thời điểm này, quan trọng là bạn nhận biết và xử lý chúng bằng các phương pháp thư giãn hiệu quả hơn, giúp tái tạo năng lượng tích cực. Để làm được điều này, việc nhận biết các dấu hiệu của căng thẳng và lo âu là cần thiết.

Dấu hiệu nhận biết bị căng thẳng, lo âu

Các dấu hiệu của căng thẳng và lo âu có thể dễ nhận biết thông qua biểu hiện cảm xúc và thể chất. Tâm trạng hoảng loạn, lo lắng liên tục, xa lánh mọi thứ và khó chịu khi tiếp xúc với các tình huống xã hội, cùng với khả năng tập trung giảm sút và cảm giác giận dỗi không lý do là những biểu hiện rõ ràng của tinh thần căng thẳng.

Ngoài ra, những triệu chứng về thể chất cũng thường đi kèm với căng thẳng bao gồm: cảm giác đau nhức bất thường ở bụng, cơ thể căng cứng, đau nửa đầu, nhịp tim tăng và huyết áp cao, hít thở nhanh chóng, cảm giác chóng mặt, mất ngủ, ra nhiều mồ hôi, cùng với sự thay đổi về khẩu vị hàng ngày.

Nguyên nhân dẫn đến căng thẳng, lo âu do đâu?

Một số bệnh nhân khi được chẩn đoán mắc chứng bệnh căng thẳng và lo âu thường không hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến gây ra căng thẳng và lo âu:

  • Sự thay đổi tâm lý do các yếu tố bên ngoài như kết thúc một mối quan hệ, thay đổi môi trường sống, học tập hoặc công việc.
  • Sự nhạy cảm, thay đổi tâm trạng trong các trường hợp như bị bệnh nặng, hoặc trong thời kỳ mang thai.
  • Áp lực từ công việc, gia đình, đặc biệt là khi phải đối mặt với các chỉ tiêu hiệu suất, hạn chế thời gian và áp lực đặt ra bởi chính bản thân về sự hoàn hảo và thành công.

Khi đã xuất hiện các triệu chứng ở giai đoạn đầu của căng thẳng và lo âu, một số người có thể sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá để tự an ủi. Tuy nhiên, nghiêm trọng hơn khi họ lạm dụng các loại chất kích thích bất hợp pháp như ma túy. Sử dụng chất kích thích một cách không kiểm soát sẽ khiến tình trạng căng thẳng và lo âu trở nên tồi tệ hơn.

Đọc thêm: 6 Cách Xoá Tan Stress Công Việc Hiệu Quả Bạn Không Nên Bỏ Qua

Hậu quả nghiêm trọng khi tình trạng căng thẳng, lo âu kéo dài

Căng thẳng và lo âu kéo dài có thể dần trở thành bệnh mãn tính, gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và tăng nguy cơ mắc phải một số bệnh và triệu chứng như:

  • Đau dạ dày: Nếu bạn luôn trong tình trạng căng thẳng và stress cục bộ có thể làm tăng nồng độ axit trong dạ dày, gây ra sự co bóp mạnh mẽ. Điều này có thể khiến bạn gặp các vấn đề nghiêm trọng cho hệ tiêu hóa, bao gồm viêm loét dạ dày. Các biểu hiện nhẹ có thể là đau dạ dày, trong khi những trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến ung thư dạ dày.
  • Bệnh tim mạch: Căng thẳng và lo âu thường gây ra sự rối loạn trong hoạt động của tim, đồng thời ảnh hưởng đến huyết áp của bạn. Tình trạng này có thể gây đau thắt ngực do áp lực máu cần phải được bơm mạnh và liên tục. Huyết áp có thể tăng đột ngột và dễ dẫn đến các biến chứng như đột quỵ.
  • Bệnh hen suyễn: Nếu những người mắc bệnh hen suyễn gặp thêm căng thẳng và lo âu, tình trạng bệnh của họ sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Đối với những người bị hen, việc hô hấp trở nên khó khăn hơn và họ thường phải mang theo thuốc trị hen suyễn bên mình. Do đó, nếu họ đồng thời phải đối mặt với căng thẳng và lo âu, họ có thể gặp phải các tình huống nguy hiểm, cần phải được chữa trị và sơ cứu kịp thời.
  • Trầm cảm: Nếu không biết cách quản lý căng thẳng, khiến cho tình trạng này kéo dài có thể khiến tinh thần của bạn mệt mỏi, tạo ra cảm giác lo âu, sợ hãi. Điều này có thể dẫn đến trạng thái trầm cảm, khiến người bệnh fa
  • Thu mình, không muốn tiếp xúc với bất kỳ ai. Trong những trường hợp nặng hơn, trạng thái này có thể gây ra tổn thương về thể xác cho bản thân hoặc nguy cơ gây hại cho những người thân xung quanh.

Phương pháp thư giãn giúp quản lý căng thẳng hiệu quả

Nếu bạn tìm kiếm, bạn sẽ thấy rất nhiều gợi ý về các phương pháp thư giãn giúp quản lý căng thẳng và giảm áp lực tinh thần. Dưới đây là các phương pháp cơ bản và đơn giản mà bạn có thể áp dụng cho bản thân mình, cụ thể:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt của bản thân trở nên lành mạnh hơn bao gồm việc: không thức khuya, duy trì giấc ngủ đúng giờ và hạn chế sử dụng rượu, bia, cà phê và các loại đồ uống chứa nhiều chất kích thích.
  • Thực hiện tập luyện thể dục đều đặn và thường xuyên, bao gồm các hoạt động như: chạy bộ, đi bộ, yoga, thiền, hoặc tham gia các buổi workshop vui vẻ như vẽ tranh, làm đồ thủ công và thảo luận về các chủ đề tích cực để kích thích hormone Dopamine, sự vui vẻ sẽ giúp giảm bớt căng thẳng và lo lắng.
  • Thử tập chơi một loại nhạc cụ hoặc môn thể thao hoặc kể chuyện, chia sẻ câu chuyện của chính mình để giải tỏa căng thẳng và lo lắng.
  • Tìm hiểu về nguyên nhân của căng thẳng, lo lắng của bạn và học cách đối phó với chúng, không tránh né để tìm ra cách phù hợp để vượt qua tình trạng căng thẳng.

Đọc thêm: 19 Cách Giảm Căng Thẳng Để Nâng Cao Chất Lượng Cuộc Sống

Lời kết

Trong cuộc sống hối hả và áp lực ngày nay, việc nắm có cách quản lý căng thẳng trở thành một kỹ năng quan trọng để duy trì sức khỏe tinh thần và thể chất. Bằng cách áp dụng các phương pháp thư giãn, thực hiện các hoạt động vận động, điều chỉnh chế độ ăn uống và tìm kiếm sự hỗ trợ từ cộng đồng xung quanh, chúng ta có thể giảm bớt căng thẳng và tăng cường sức khỏe tổng thể.

Quan trọng hơn, việc nhận biết và đối phó với nguyên nhân gốc rễ của căng thẳng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì trạng thái tinh thần tích cực. Hãy dành thời gian để chăm sóc bản thân và áp dụng những kỹ thuật quản lý căng thẳng phù hợp nhằm hướng đến một cuộc sống cân bằng và hạnh phúc hơn.

Hy vọng những chia sẻ trên của Glints sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về kỹ năng quản lý căng thẳng cho chính bản thân mình.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 1

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X