×

Các Kiểu Căng Thẳng Thường Gặp – Bạn Đã Biết Cách Quản Lý Căng Thẳng Đúng Cách?

Ngày đăng: 04/11/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 05/11/2023

các kiểu căng thẳng

Căng thẳng là gì? Có các kiểu căng thẳng nào? Làm sao để kiểm soát căng thẳng hiệu quả? Để hiểu hơn về chủ đề này, mời bạn cùng Glints khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

1. Tình trạng căng thẳng được hiểu như thế nào?

Căng thẳng là một phản ứng tâm lý của con người trước một sự kiện tiềm ẩn các mối đe dọa hoặc thách thức. 

Các loại áp lực trong cuộc sống
Căng thẳng là gì?

Sự căng thẳng có thể mang lại hệ quả tích cực, tuy nhiên nó chỉ nên diễn ra trong thời gian ngắn. Chẳng hạn, dưới áp lực thời gian hoàn thành công việc có thể thúc đẩy con người hoàn thành nhiệm vụ hiệu quả hơn. Trong trường hợp, căng thẳng kéo dài có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe của con người và làm trầm trọng hơn các vấn đề hiện có.

Căng thẳng tiếng Anh là gì? Căng thẳng trong tiếng Anh được định nghĩa là Stress.

Đọc thêm: Theo Đuổi Lối Sống Tối Giản Giúp Nhiều Người Loại Bỏ Stress Và Tiết Kiệm  

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng căng thẳng?

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng căng thẳng rất đa dạng. Việc tìm ra gốc rễ của vấn đề sẽ giúp bạn quản lý và giải quyết tình trạng căng thẳng một cách hiệu quả hơn.

Dưới đây là một số lý do thường gặp:

  • Áp lực về tài chính, chẳng hạn như thất nghiệp kéo dài, không có khả năng thanh toán các khoản nợ, v.v.
  • Một sự mất mát đột ngột tác động nặng nề đến tinh thần, chẳng hạn như sự mất đi của một người thân yêu; gặp tai nạn, v.v.
  • Thất nghiệp kéo dài 
  • Đối mặt với các vấn đề trong công việc, chẳng hạn như áp lực từ khách hàng, stress trong công việc, v.v.
  • Khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc của bản thân, việc kìm nén cảm xúc cá nhân quá lâu có thể là nguyên nhân xuất hiện tình trạng căng thẳng, trầm cảm.
  • Gặp trục trặc trong các mối quan hệ

3. Các kiểu căng thẳng thường gặp

Dưới đây là các loại căng thẳng thường gặp:

3.1 Căng thẳng cấp tính

Đây là một kiểu căng thẳng thường gặp nhất, nó xuất hiện ngay khi con người đối mặt với vấn đề. Áp lực từ phản hồi của khách hàng, tranh cãi với đồng nghiệp, v.v, có thể khiến cơ thể bạn kích hoạt phản ứng sinh học này. Phản ứng này còn có thể được gọi là phản ứng nhạy cảm quá mức, nó xảy ra khi con người đối mặt với các tình huống đặc biệt khó khăn. 

3 kiểu căng thẳng thường gặp

Theo Healthline, căng thẳng cấp tính không phải lúc nào cũng tác động tiêu cực đến con người. Đôi khi nó có ý nghĩa kích thích sự phát triển của não bộ để thích nghi với các tình huống căng thẳng trong tương lai. Các giai đoạn riêng biệt của kiểu căng thẳng này gần như không tạo ra bất kỳ ảnh hưởng xấu nào cho sức khỏe của con người.

Căng thẳng cấp tính trở nên nghiêm trọng khi đó là hệ quả từ các vụ bạo lực hoặc đe dọa đến tính mạng. Khi đó, nó có thể gây ra các tác động tiêu cực như rối loạn căng thẳng cấp tính, hoặc rối loạn căng thẳng sau chấn thương

3.2 Căng thẳng cấp tính kéo dài

Trường hợp này xảy ra khi con người phải đối mặt với tình trạng căng thẳng cấp tính kéo dài.

Các dấu hiệu để nhận ra kiểu căng thẳng này là: sự nóng nảy, cáu gắt, lo lắng về các mặt tiêu cực của cuộc sống.

Kiểu căng thẳng này có thể tác động xấu đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của con người. 

3.3 Căng thẳng mãn tính

Căng thẳng mãn tính là gì? Căng thẳng mãn tính là kiểu căng thẳng mà con người phải đi cùng nó đến hết cuộc đời. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể xuất phát từ một số yếu tố như sau:

  • Sự thiếu thốn về vật chất một cách thường xuyên
  • Hôn nhân không có hạnh phúc
  • Có người nhà bị rối loạn căng thẳng cấp tính
  • Công việc khó khăn, tồi tệ

Tình trạng này có thể gây ra cho con người nhiều căn bệnh nguy hiểm như: bệnh tim, xơ gan, viêm phổi, rối loạn tiêu hóa, ung thư, trầm cảm, v.v.

4. Ảnh hưởng của căng thẳng đến con người

Có phải căng thẳng luôn có hại? những giải pháp nào có thể được sử dụng để vượt qua căng thẳng? Mời bạn cùng Glints khám phá tiếp trong các phần dưới đây nhé.

có phải căng thẳng luôn có hại? những giải pháp nào có thể được sử dụng để vượt qua căng thẳng?
Tác động của căng thẳng đến cuộc sống con người

Khi đối mặt với căng thẳng kéo dài con người sẽ phải đối mặt với một số vấn đề về sức khỏe như:

  • Rối loạn lo âu, khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc của bản thân
  • Trầm cảm, mất động lực, giảm sức sống và sự sáng tạo trong công việc và cuộc sống thường ngày. Rối loạn trầm cảm nặng cũng ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của con người, nó cản trở hoạt động thường ngày của con người.
  • Suy kiệt về tinh thần, nghi ngờ về bản thân
  • Rối loạn tiêu hóa, bởi căng thẳng có thể ảnh hưởng đến tốc độ di chuyển của thức ăn trong đường ruột
  • Nồng độ adrenaline và cortisol tăng lên có thể gây ra ảnh hưởng xấu đến tim.

5. Cách quản lý các kiểu căng thẳng hiệu quả

Làm thế nào để quản lý căng thẳng một cách hiệu quả? Cách giảm căng thẳng ngay lập tức? Tham khảo ngay một vài gợi ý dưới đây nhé.

  • Tập thể dục thường xuyên. Đây là một phương pháp hiệu quả giúp bạn quản lý căng thẳng của bản. Hãy cố gắng luyện tập thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày và 5 lần một tuần.
  • Hình thành một lối sống lành mạnh
  • Luyện tập chánh niệm và thiền định
  • Cho phép bản thân được nghỉ ngơi sau những sự kiện căng thẳng
  • Tích cực tham gia các hoạt động xã hội
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích
  • Tìm kiếm lời khuyên từ các chuyên gia khi không thể tự mình giải quyết

Đọc thêm: Các Món Đồ Chơi Giảm Stress Văn Phòng Giúp Bạn Đánh Bay Căng Thẳng

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về các kiểu căng thẳng thường gặp mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp đến bạn nhiều thông tin hữu ích và biết cách làm giảm căng thẳng hiệu quả.

Nếu bạn có thêm bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X