Ngày đăng: 15/11/2022 | No Comments
Ngày cập nhật: 07/04/2023
Chúng ta vẫn thường hay nói rằng tuyệt vời nhất là được thoải mái bộc lộ cảm xúc của mình mà không phải giấu giếm bất cứ điều gì. Buồn thì khóc còn vui thì cười. Đúng vậy, sống thật với cảm xúc của mình rất quan trọng, tuy nhiên biết cách kiềm chế cảm xúc còn quan trọng hơn, đặc biệt là khi tức giận.
Nói thì dễ nhưng ít ai kiềm chế được cảm xúc tức giận của mình. Bạn đã bao giờ hối hận vì đã nói những lời nặng nề với người thân trong phút nóng giận hay làm một hành động khiến bạn phải trả giá sau đó?
Tóm tắt số liệu từ báo cáo Boiling Point của Mental Health Organisation cho biết: 30% trong số người tham gia nghiên cứu có người thân hoặc bạn bè gặp vấn đề về kiểm soát cơn tức giận của họ. Và có đến 45% người thường xuyên mất bình tĩnh trong công việc.
Mặc dù nóng giận là một cảm xúc hết sức bình thường của con người, tuy nhiên nếu thấy bản thân thường xuyên tức giận, bạn cần phải chú ý. Để cho cảm xúc tiêu cực hay tức giận vượt ngoài tầm kiểm soát khiến chúng ta mất bình tĩnh và hành động trong lúc nóng giận thường để lại hậu quả không mong muốn.
Vậy làm sao để kiềm chế cơn tức giận và không để cảm xúc lấn át lý trí trong những tình huống đó?
Tham khảo những cách sau đây nhé!
Trong lúc nóng giận, bạn sẽ dễ dàng nói ra những điều mình hối tiếc sau đó. Dù rất khó, nhưng trong những lúc như vậy, hãy dành ra một khoảng thời gian góp nhặt lại những suy nghĩ và cân nhắc trước khi nói ra bất cứ điều gì.
Tuy nhiên khi nóng giận, não bộ của bạn sẽ gặp khó khăn khi xử lý thông tin. Do đó, nếu có thể hãy lắng nghe ý kiến của người khác, để họ được lên tiếng, từ đó bạn sẽ có thêm một luồng ý kiến để so sánh và không để cảm xúc của mình lấn át hoàn cảnh.
Lời nói trong lúc nóng giận dễ khiến vấn đề đi xa, vậy hãy đợi đến khi bản thân đủ bình tĩnh để phát biểu ý kiến. Cách kiềm chế cảm xúc tức giận của những cặp đôi khi cãi nhau là cả hai cùng im lặng, đợi đến khi đủ bình tĩnh sẽ nói chuyện, tìm ra vấn đề và cách giải quyết.
Bạn có thể bất bình, nhưng bày tỏ sự bất bình khi bình tĩnh một cách văn minh, lịch sự sẽ khiến đối phương dễ dàng lắng nghe và vấn đề có thể được giải quyết.
Đọc thêm: Thế Nào Là Người Nóng Tính? Cách Làm Việc Với Người Nóng Tính
Lời nói và hành động khi tức giận của bạn sẽ ảnh hưởng như thế nào đến đối phương? Nó có khiến đối phương tổn thương và phá vỡ mối quan hệ của bạn với người đó?
Hãy nghĩ đến những hậu quả khôn lường của những gì bạn định nói ra lúc này để phần nào kiểm soát cơn nóng giận. Đây là cách kiềm chế cảm xúc nóng giận vô cùng hiệu quả đó.
Lợi ích của vận động hay luyện tập thể thao là vô cùng to lớn. Nó giúp nâng cao sức khoẻ, rèn luyện sự tập trung, và…kiểm soát cảm xúc. Mỗi khi tức giận, hãy vận động để lấy lại bình tĩnh.
Đi bộ, chạy bộ, hay tập bất cứ bài thể dục nào bạn muốn. Thời gian tập luyện cho phép bạn thả lỏng, thư giãn, dồn tâm trí vào việc vận động và cuối cùng là suy nghĩ về những gì đã xảy ra.
Đọc thêm: Kỹ Năng Quản Lý Cảm Xúc Là Gì? 5 Mẹo Rèn Luyện Khả Năng Điều Chỉnh Cảm Xúc
Sự hài hước sẽ xoa dịu bầu không khí và khiến cơ tức giận trong bạn vơi đi nhiều. Một câu nói đùa hay liên tưởng về một kết quả không thực tế cũng có thể khiến tình hình “căng như dây đàn” trùng xuống.
Nếu cảm xúc nóng giận bao trùm lên một nhóm, hãy thả miếng hài sao cho tinh tế và đúng lúc. Đừng mỉa mai hay châm chọc ai đó vì nó chỉ khiến cho tình hình tệ hơn thôi và bạn có thể làm tổn thương ai đó.
Thay vì tập trung vào những thứ khiến bạn phát điên, hãy tìm giải pháp xử đẹp bọn chúng ngay lập tức.
Một bản kế hoạch nội dung bạn vừa làm xong chưa kịp lưu thì mất mạng? Bạn có thể nổi cáu với cái máy tính của mình nhưng hãy bình tĩnh…làm lại ngay một bản khác trước khi cả trí nhớ ngắn hạn và dài hạn đi mất và bạn phải hoàn toàn làm lại từ đầu.
Hãy nhớ rằng tức giận không giải quyết được vấn đề gì mà chỉ khiến cho chúng tồi tệ hơn.
Những suy nghĩ tiêu cực cũng dễ đến khi bạn đang nóng giận và nó khiến bạn cứ mãi chìm trong cảm xúc này, không tìm ra cách giải quyết. Chính vì vậy, nếu chưa thể tìm ra hướng đi, hãy để cho đầu óc được “trống rỗng” thay vì lấp đầy nó với một mớ viễn cảnh tiêu cực rất ít hoặc không có khả năng xảy ra.
Cũng giống như vận động, các bài tập thư giãn sẽ giúp bạn lấy lại bình tĩnh khi đang tức giận. Đây cũng là những cách kiềm chế cảm xúc được các chuyên gia hướng dẫn.
Một số cách thư giãn lấy lại bình tĩnh phổ biến là thiền, thở sâu, nói và lặp lại những cụm từ giúp bạn bình tâm, nghe những bản nhạc làm tâm hồn thư thái hoặc viết nhật ký.
Bất cứ khi nào bạn bị xâm chiếm bởi cảm xúc tiêu cực hay nóng giận, hãy cho mình được “tạm nghỉ ngơi”. Một khoảng thời gian ngắn ở một mình để cho đầu óc tách biệt khỏi những suy nghĩ lúc nóng giận và suy nghĩ thấu đáo hơn là rất cần thiết.
Khoảng thời gian quý báu này là bước chuẩn bị để bạn lên dây cót đối mặt với những vấn đề còn dang dở cần được giải quyết. Khi mà cơn nóng giận đã không còn chi phối được bạn nữa, mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Học cách kiềm chế cảm xúc tức giận có thể mất nhiều thời gian và khó khăn nếu chỉ có một mình. Đừng ngại tìm đến ai đó để nhận sự trợ giúp nếu cảm xúc vượt quá tầm kiểm soát và khiến bạn làm tổn thương chính mình lẫn người khác.
Tạm kết
Trên đây là 10 cách kiềm chế cảm xúc nóng giận hiệu quả giúp bạn làm chủ cảm xúc và trở thành một người điềm tĩnh, sáng suốt hơn.
Hãy cùng học cách kiềm chế cảm xúc để làm chủ cảm xúc của mình và giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.
Cảm ơn bạn đã đọc đến đây và đừng quên theo dõi Glints Blog để cập nhật những nội dung hữu ích khác nhé.
Tham khảo:
Leave a Reply