×

Các Ngành Truyền Thông: Tìm Hiểu Các Ngành Về Communication Và Media

Ngày đăng: 13/11/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 21/03/2024

các ngành truyền thông

Ngành truyền thông gì? Truyền thông là một nhóm ngành rộng lớn. Nhắc đến truyền thông, mọi người sẽ nghĩ đến một lĩnh vực đầy tính sáng tạo và năng động. Vậy để theo đuổi các ngành truyền thông cần có những kỹ năng nào? Hay học truyền thông sau này làm gì? Glints sẽ đồng hành cùng các bạn để giải đáp các thắc mắc này nhé.

1. Ngành truyền thông là gì?

Truyền thông hay còn gọi là communication là một ngành học đa dạng và rộng lớn, mang tính ứng dụng thực tế cao. Truyền thông là quá trình trao đổi, cung cấp, lan truyền và tương tác thông tin trong nhiều lĩnh vực khoa học, xã hội và nhân văn nhằm đưa đến kiến thức hay thông tin nào đó cho người đọc và người xem Từ đó sự trao đổi hành vi và tư duy được thúc đẩy giữa nhiều người với nhau. 

Ngoài ra, một vai trò khác của của ngành truyền thông là cầu nối giữa mọi người với nhau thông qua các cuộc họp báo, sự kiện, các trang web hay thậm chí là các cuộc phỏng vấn.

2. Các ngành truyền thông communication media 

2.1. Truyền thông báo chí (Journalism)

Trong lĩnh vực truyền thông, chắc hẳn mọi người sẽ nghĩ ngành có lịch sử phát triển lâu đời nhất trong ngành truyền thông là ngành báo chí. Trên thực tế, ngành báo chí chỉ chỉ là một lĩnh vực nhỏ trong ngành này.

Truyền thông báo chí hay còn gọi là Journalism trong tiếng Anh là những người đưa tin chuyển nghiệp. Tính chất công việc của họ là tìm kiếm, đánh giá, xác thực và cập nhật cho công chúng những thông tin về các sự kiện mới nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất.

Đọc thêm: Ngành Truyền Thông Báo Chí Là Gì? Cơ Hội Làm Việc Ra Sao?

2.2. Truyền thông multimedia (Media/Digital media)

Truyền thông multimedia là nhóm ngành chuyên tạo dựng nên các sản phẩm truyền thông từ việc sử dụng các công cụ chính như máy quay phim, máy tính, các thiết bị máy ảnh, hay kênh truyền thông kỹ thuật số. 

các ngành về truyền thông
Truyền thông Multimedia

Hiện nay, sinh viên theo học các chương trình đào tạo chuyên về Media sẽ được dạy các kỹ năng phát triển đồ họa (như Infographic), hay học cách để tạo dựng một bộ phim (phim truyện thông thường, TVC quảng cáo, MV ca nhạc hay có thể là các dạng phim tài liệu).

Truyền thông multimedia có thể chia thành 3 nhóm chính như sau: nhóm 1 và nhóm 2 tập trung phát triển kênh(channel), chiến lược về lĩnh vực nội dung (Content marketing) thì nhóm 3 là tập trung về cách thức triển khai các nội dung được lên kế hoạch, đồng thời tạo ra các thiết kế phù hợp với sản phẩm để có thể hấp dẫn, thu hút khách hàng, v.v. 

Một số công việc sinh viên có thể theo đuổi trong lĩnh vực này bao gồm các vị trí như: Creative Content, Designer, Motion Graphic Designer.

2.3. Truyền thông thực hành (Communication practice)

Lĩnh vực truyền thông PR là nhóm ngành chuyên làm việc với bên báo chí, sự kiện và quảng cáo còn có những tên gọi khác như “Chiến lược truyền thông”(Marketing strategy), “Marketing truyền thống”, hay “Marketing communication”.

Nhiệm vụ chính của lĩnh vực này là làm cầu nối, hỗ trợ các mảng khác nhau có thể hiểu được  mình cần hợp tác với đối phương trên phương diện nào thông qua các kế hoạch và chiến lược truyền thông. Dưới đây là thông tin chi tiết về các nhánh nhỏ của ngành truyền thông:

  • Nonprofit communication: Truyền thông phi lợi nhuận: đây là nhánh truyền thông phục vụ chính cho các tổ chức phi chính phủ (NGOs), có nhiệm vụ quảng bá về chính sách, văn hóa nhằm nâng cao nhận thức của người xem.
  • Truyền thông doanh nghiệp (corporate communication): là nhánh truyền thông hoạt động nhằm mục đích quảng bá truyền thông về dịch vụ, sản phẩm cho các doanh nghiệp, công ty. Đặc thù chính của lĩnh vực truyền thông này là mọi hoạt động đều mang đậm tính chất thương mại.

2.4. Nghiên cứu truyền thông (Communication studies)

Nghiên cứu truyền thông hay còn được gọi là nền móng cho nhóm ngành truyền thông thực hành (Communication practice) vì đây là công cuộc xây dựng nền tảng cho những nghiên cứu truyền thông có giá trị quan trọng. 

Hiện nay, rất nhiều các trung tâm nghiên cứu truyền thông xuất hiện tại các đất nước có số lượng báo chí khổng lồ và ngành truyền thông ngành truyền thông phát triển như Mỹ, Hàn Quốc, v.v.

communication and media
Nghiên cứu truyền thông

Ngành nghiên cứu truyền thông là một ngành riêng biệt, độc lập hoàn toàn với các nhóm ngành trên vì sẽ không trực tiếp tạo ra các sản phẩm truyền thông. Đặc thù chính của ngành này là quan sát và đánh giá các hiện tượng xã hội có ảnh hưởng dưới tác động của truyền thông, từ đó nghiên cứu các dữ liệu liên quan để đưa ra các bài nghiên cứu hay các lý thuyết. 

Tùy theo từng hiện tượng xã hội mà các tài liệu được nghiên cứu sẽ liên quan đến các ngành khác nhau: báo chí, truyền thông chiến lược, truyền thông văn hóa, truyền thông nghệ thuật, truyền thông tâm lý, truyền thông phát triển, truyền thông thay đổi hành vi hay thậm chí là truyền thông sức khỏe.

Cuối cùng, người làm nghiên cứu truyền thông sẽ áp dụng vào xã hội, cộng đồng i để từ đó đưa ra kết luận cho những nghiên cứu của mình.

3. Học truyền thông ra làm gì?

Dưới đây là danh sách một số nghề nghiệp phổ biến mà các bạn sinh viên ngành Phương tiện và truyền thông có thể xem xét:

  • Marketing: Sinh viên tốt nghiệp ngành phương tiện và truyền thông có thể thực hành những kiến thức chuyên ngành để xác định được những đối tượng khách hàng mục tiêu để đưa ra các chiến lược truyền thông phù hợp để quảng bá dịch vụ, ý tưởng hay sản phẩm. Bên cạnh đó một số kĩ năng khác như lập kế hoạch quản lý ngân sách truyền thông hay theo dõi chiến dịch truyền thông cũng là yêu cầu cần có nếu muốn theo đuổi marketing.
  • Copywriting: Đặc điểm của công việc này là dùng ngôn ngữ để quảng cáo cho dịch vụ hoặc sản phẩm, v.v. Cụ thể hơn, các công việc của copywriter là sản xuất kịch bản quảng cáo, cho các đoạn phát thanh hay truyền hình. Sự sáng tạo, khả năng chịu đựng áp lực, và sự tinh tế trong giao tiếp bằng văn bản là những yêu cầu bắt buộc để theo đuổi ngành này. 
  • Sản xuất chương trình truyền hình và phim: các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp hoàn toàn có thể thử sức với các vai trò như đạo diễn phim, biên kịch, phóng viên truyền hình, người dẫn chương trình, hay một số vị trí khác như kỹ thuật phát sóng, âm thanh, thiết kế trang phục, lồng tiếng, v.v
  • Báo chí: Các bạn sinh viên tốt nghiệp ngành báo chí sẽ thường chuyên sâu vào một lĩnh vực cụ thể, chẳng hạn như nghệ thuật, thể thao, du lịch, chính trị, v.v. Có năng lực tìm kiếm, nghiên cứu và trình bày ý tưởng, nội dung phát sóng hay nội dung đa phương tiện là những kỹ năng không thể thiếu của ngành này. 
  • Quan hệ công chúng (Public Relation): Đây là ngành nghề có nhiều cơ hội cho các bạn sinh viên thử sức trong việc thiết lập, duy trì hình ảnh, quảng bá danh tiếng của doanh nghiệp. Ngoài ra, thực hiện các công việc liên quan đến các đơn vị đối tác để quản lý hình ảnh, thương hiệu cho công ty.

4. Mức lương ngành truyền thông có cao?

4.1. Ngành truyền thông báo chí

Trong ngành truyền thông báo chí, với kinh nghiệm làm việc từ 1-3 năm, bạn sẽ có mức lương dao động từ 7-10 triệu VNĐ/tháng tuỳ vào từng vị trí.

Những người có kinh nghiệm từ 3 năm trở lên kết hợp với các kỹ năng và kiến thức sẵn có sẽ nhận được mức lương từ 15-20 triệu VNĐ/tháng. 

Với địa điểm làm việc, làm việc tại các cơ quan nhà nước như đài truyền hình lớn hay toà soạn lâu năm, mức lương của bạn sẽ khá cao. Tuy nhiên, đối với các cơ quan trung bình, mức lương sẽ nằm ở mức trung bình từ khoảng 7-11 triệu VNĐ/tháng.

4.2. Ngành truyền thông thực hành

So với công việc khác thuộc ngành truyền thông, chuyên ngành truyền thông thực hành có mức lương khởi điểm khá triển vọng, trong khoảng từ 7-12 triệu đồng/tháng. 

Các chuyên viên PR với nhiều hơn 2 năm kinh nghiệm sẽ có mức thu nhập từ 11-19 triệu đồng/tháng.

Quản lý cấp cao tại tập đoàn lớn có thu nhập thể lên đến 30-50 triệu đồng/tháng. 

4.3. Ngành truyền thông đa phương tiện

Trong lĩnh vực truyền thông, thu nhập luôn là một yếu tố quan trọng thu hút nhiều người lao động.

Đối với những người mới tốt nghiệp, mức lương thường nằm trong khoảng 8-10 triệu đồng mỗi tháng. Với những nhân sự đã tích luỹ được 2-3 năm kinh nghiệm, mức lương tăng lên khoảng 10-15 triệu đồng.

Tuy nhiên, đối với những cá nhân có kinh nghiệm từ 3 năm trở lên và sở hữu kỹ năng chuyên môn sâu, mức lương đã trở nên hấp dẫn hơn, dao động từ 15-20 triệu đồng mỗi tháng. Đặc biệt, những người ở vị trí quản lý có thể nhận mức lương lên tới 30 triệu đồng/tháng.

4.4. Ngành nghiên cứu truyền thông

Hiện nay vẫn chưa có thông tin cụ thể về mức lương cho nhóm ngành nghiên cứu truyền thông. Tuy vậy, chuyên viên xây dựng chiến lược truyền thông hay chuyên viên tư vấn chiến lược truyền thông (strategic planner) có mức lương dao động từ 12-15 triệu đồng/tháng.

5. Các kỹ năng của người làm truyền thông nên có

  • Kiến thức chuyên môn: Để theo đuổi ngành này, những kiến thức cơ bản về tối ưu website, social marketing, Adwords, lên kế hoạch marketing online, hay digital marketing, v.v. Đây là những kiến thức chuyên môn bắt buộc bạn cần có để có thể hoàn thành tốt công việc ngành này. 
  • Sử dụng phần mềm đồ họa: Để theo đuổi ngành truyền thông thì việc thành thạo các ứng dụng như Adobe Illustrator, Adobe Premiere, Adobe Photoshop, v.v là điều hiển nhiên vì đặc thù công việc là gắn liền với hình ảnh và video, hay thậm chí thiết kế các ấn phẩm như banner, poster, v.v
  • Khả năng sáng tạo: là một trong những khả năng quan trọng đối với người làm truyền thông. Tư duy sáng tạo giúp những thành phẩm truyền thông đạt chất lượng cao, thu hút khách hàng cũng như độ nhận diện cao cho công ty. 
  • Năng động, tự tin: Do tính chất công việc của người làm truyền thông, khả năng thích nghi nhanh cũng như tiếp cận những xu hướng mới đóng vai trò vô cùng quan trọng. Hơn thế nữa, vì phải thường xuyên tiếp xúc với khách hàng nên nhân viên truyền thông cần phải tự tin, khéo léo trong giao tiếp để mang lại năng lượng tích cực cho khách hàng. 
  • Khả năng ngoại ngữ: nếu muốn làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài, thì khả năng ngoại ngữ là yêu cầu bắt buộc trong ngành truyền thông. Thông thạo tiếng anh không chỉ giúp nhân viên có cơ hội thăng tiến mà còn giúp bạn cập nhật các xu hướng thế giới mới, tra cứu tài liệu một cách dễ dàng hơn.
  • Quản lý thời gian: Vì sự cập nhật liên tục của thông tin, nên nhân viên truyền thông cần phải có khả năng quản lý thời gian để đảm bảo chất lượng của công việc, hoàn thành công việc đúng thời hạn mà vẫn có độ chính xác cao.

Lời kết 

Glints đã tổng hợp và giải thích các thông tin chi tiết nhất về ngành truyền thông là gì và các yêu cầu công việc trong lĩnh vực truyền thông.

Hy vọng với những kiến thức mà Glints cung cấp, bạn có thể hiểu rõ hơn về tính chất công việc nhóm ngành năng động này và bên cạnh đó các bạn theo đuổi ngành này cũng sẽ cơ hội làm việc và đồng hành cùng Glints.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 4.4 / 5. Lượt đánh giá: 19

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Có thể bạn cũng thích

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X