×

Biết Điều Là Gì? Biết Nhiều Không Quan Trọng Bằng Biết Điều

Ngày đăng: 06/12/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 08/12/2022

biết điều là gì

Trong cuộc sống, khi giao tiếp với mọi người xung quanh, đôi khi bạn cũng sẽ mắc phải những lỗi giao tiếp cơ bản. Mặc dù đó chỉ là sơ xuất nhỏ nhưng cũng khiến bạn trở thành một người bất lịch sự và đôi khi đánh mất đi các mối quan hệ. Chính vì vậy, biết điều trong giao tiếp, trong các mối quan hệ là vô cùng cần thiết. Vậy biết điều là gì? Nó đóng vai trò thế nào trong cuộc sống. Cùng Glints khám phá xem nhé!

Biết điều là gì?

Biết điều là biết cư xử, xử sự phải phép với những người xung quanh mình, theo nguyên tắc một người vì mọi người để nhận được sự yêu quý từ họ. Biết điều là biết đón nhận những giá trị mà bạn được hưởng thụ đồng thời nó phải phù hợp với những đóng góp và cống hiến của bản thân.

biết nhiều không bằng biết điều
Biết điều là gì>

Biết điều là làm điều đúng đắn, được mọi người tin tưởng và chấp thuận. Biết điều chính là văn hóa ứng xử đón nhận những giá trị phù hợp với đóng góp và công lao của mình. Người biết điều là người cho dù xuất hiện ở đâu cũng khiến cho người khác cảm thấy dễ chịu, đó là người có văn hóa, biết cách cư xử và hành xử đúng chuẩn mực đạo đức.

Theo nghĩa mới gặp thì ngại, nói chuyện thì khiến đối phương cảm thấy cuốn hút, chia tay chỉ mong ngày gặp lại. Vì thế chúng ta phải hiểu rằng: Khi xung quanh mình nhiều người tốt đẹp nghĩa là bản thân mình cũng đang tốt dần lên. Biết điều mãi là phẩm chất cần thiết đối với mỗi người.

Biết điều đem lại cho bạn những lợi ích gì trong cuộc sống và công việc? 

Nếu bạn là người thiếu kinh nghiệm thì đừng lo lắng bởi thái độ mới là thứ quyết định tất cả. Thái độ là yếu tố then chốt giúp nhà tuyển dụng quyết định lựa chọn bạn. Hơn 80% cấp bậc quản lý chia sẻ rằng lý do họ cho nhân viên thông qua vòng thử việc là bởi thái độ biết điều. Hầu hết chúng ta dù đã dày dặn kinh nghiệm hay chỉ là sinh viên mới ra trường thì khi bạn bước vào một môi trường làm việc mới, một lĩnh vực mới, ai cũng đều là “một tấm chiếu mới”. Vậy nên, thái độ được coi là thứ quyết định giúp bạn đạt tiêu chuẩn trong mắt nhà tuyển dụng.

Biết điều ở đây chính là biết điều gì đúng, điều gì cần phải làm và nên được ưu tiên để tạo ra những kế hoạch, lộ trình làm việc hoàn chỉnh. Người biết điều sẽ hiểu và biết mình nên làm gì và vào thời gian nào, biết phải xử trí như thế nào cho khéo léo trong những tình huống khác nhau. Người biết điều chính là người có EQ – chỉ số trí tuệ cảm xúc cao.

biết điều
Lợi ích của việc biết điều

Mặc dù sinh viên là đối tượng sở hữu nhiều lợi thế như sức trẻ, khả năng sáng tạo, năng động, nhiệt huyết, v.v. nhưng các bạn vẫn còn thiếu nhiều yếu tố, trong đó có sự can đảm. Bạn có biết điều gì giúp bạn có được kinh nghiệm hay không? Đơn giản lấy từ kinh nghiệm làm việc. Kiến thức được học trong sách vở hoàn toàn khác biệt so với công việc thực tế. Vậy nên, bạn đừng quá e ngại nếu mình chưa đủ khả năng để đi làm thêm, bởi dù bạn chưa hoàn thành chương trình học hay đã tốt nghiệp thì khi bắt đầu vào công việc, bạn vẫn phải đi từ số 0.

Do đó, để tiết kiệm được thời gian trong quá trình xin việc cũng như nâng cao chuyên môn cho bản thân, bạn hãy sẵn sàng và mạnh dạn dấn thân vào các công việc làm thêm. Quá trình tìm việc làm của sinh viên còn đi học nên được khởi động càng sớm càng tốt. Nhờ những công việc này bạn sẽ học được những nhiều điều trường lớp không dạy cho bạn mà chỉ khi đi làm mới được tiếp xúc đó là về kỹ năng mềm, về kinh nghiệm, chuyên môn. Những điều này sẽ giúp bạn có lợi thế hơn khi cạnh tranh với những ứng viên khác trong quá trình phỏng vấn. 

Hơn nữa, bạn còn có thể chứng minh khả năng của bản thân, phát huy sở trường để gặt hái một số thành tích. Từ đó, hành trình tìm việc đối với bạn sẽ không còn là điều gây sợ hãi khi đề cập đến yếu tố về kinh nghiệm.

Biết điều không chỉ là thái độ cần có ở người trẻ mà kể cả những “lão làng” cũng cần phải có trong mình. Bởi chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên mà mọi thứ xung quanh đều thay đổi liên tục, nhanh đến chóng mặt mà người ta nói đùa rằng nếu một ngày bạn không cập nhật tin tức thì sáng mai thức dậy bạn bỗng dưng trở thành “người tối cổ”. Chính vì vậy nên hãy luôn nhớ rằng dù bạn có giỏi giang hay thành công đến đâu thì cũng không ngừng nâng cấp bản thân nếu không muốn bị “lỗi thời”.

Ngoài ý nghĩa trên, “biết điều” còn là một cách để bạn xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp và nhận được nhiều sự yêu mến từ mọi người. Hãy thử tưởng tượng rằng nếu trong công ty, bạn luôn thể hiện thái độ hòa nhã, biết cho đi, đối xử với mọi người xung quanh thật sự chân thành thì chắc chắn bạn sẽ được yêu thương nhường nào.

Điều đó sẽ cho ra kết quả là mọi người, kể cả sếp cũng sẽ dành sự tôn trọng và giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn. Và ngược lại, nếu bạn không phải là người biết điều, hành xử không đúng chuẩn mực, là chuyên gia của những thị phi thì bạn khó mà tránh khỏi trường hợp bị cô lập, bị đố kỵ, ghen ghét, dù bạn có đưa ra yêu cầu hỗ trợ từ đồng nghiệp, họ cũng lấy mọi lý do để chối từ.

Nếu bạn là giám đốc của một công ty nhưng tính tình lại hống hách, chuyên quyền, hay soi mói thì liệu nhân viên có sẵn sàng cùng bạn cố gắng trong công việc hay không? Không thể phủ nhận rằng hầu hết chúng ta đi làm vì tiền lương nhưng tiền không phải tất cả. Nhân viên có thể chấp nhận mức lương thấp hơn nhưng được làm trong môi trường làm việc thoải mái  hơn, sếp “dễ chịu” hơn.

Vì vậy, dù cho bạn là người ở vị trí cấp cao thì không nên cậy vào đó mà đối xử bất công với cấp dưới. Người biết điều tiết, quản lý tốt cảm xúc của mình không để nó ảnh hưởng đến công việc sẽ là người được quý trọng hơn bất kỳ ai.

Chung quy lại, không chỉ riêng với sinh viên mà với tất cả những người lao động, hãy rèn cho mình phẩm chất “biết điều”  trong công việc và cả trong cuộc sống. Bởi biết đâu, có lúc chúng ta sẽ nhận được những cơ hội mới từ những mối quan hệ xung quanh nhờ vào phẩm chất tuyệt vời này.

Đọc thêm: Cách Ứng Xử Với Đồng Nghiệp “Phiền Phức” Thật Khéo Léo

Biết điều không phải là lúc nào cũng làm vừa lòng người khác 

biết điều và không biết điều
Biết điều không phải làm làm hài lòng người khác

Biết điều là biết ứng xử theo điều gì đúng hay tránh đi những điều sai, điều gì hợp lý hoặc không rồi từ đó có sự lựa chọn một cách chủ động nhất và phù hợp nhất với chính mình trên cơ sở quan tâm đến cảm nhận, suy nghĩ của người khác.

Muốn trở nên “biết điều”, trước tiên là phải “biết mình”. Đây cũng là một điều vô cùng quan trọng, để làm cơ sở cho rất nhiều yếu tố khác trong cuộc sống. Tuy nhiên sống ở đời, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể làm vừa lòng tất cả mọi người, bạn không cần phải quá để tâm tới cái nhìn của người khác, hãy cố gắng sống tốt cuộc đời mình và lan tỏa thông điệp yêu thương tới mọi người mặc cho những phán xét. 

Kết luận

Biết nhiều chưa chắc đã tốt hơn biếu điều. Hy vọng rằng những chia sẻ mà Glints đem đến trong bài viết này đã giúp bạn phần nào hiểu hơn về khái niệm biết điều là gì, những người có tố chất như nào là biết điều và vai trò của phẩm chất này trong cuộc sống của chúng ta.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 4.1 / 5. Lượt đánh giá: 15

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X