×

Câu hỏi EQ là gì? Tại sao cần đánh giá chỉ số thông minh cảm xúc của ứng viên?   

Ngày đăng: 30/09/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 28/09/2022

câu hỏi eq

IQ và EQ là hai chỉ số thường được dùng để đánh giá tiềm năng phát triển của mỗi cá nhân. Khác với IQ, EQ lại ít được quan tâm do chỉ số này mới được phát hiện và phổ biến gần đây. 

Vậy cụ thể EQ hay chỉ số cảm xúc là gì? Câu hỏi EQ là gì? Chúng giúp bạn đánh giá được khía cạnh nào của bản thân? Hãy cùng Glints giải đáp các thắc mắc trên thông qua bài viết dưới đây.

Câu hỏi EQ – Chỉ số cảm xúc là gì? 

Chắc chắn bạn đã nghe thấy thuật ngữ ‘trí tuệ cảm xúc’, đặc biệt là trong vài năm qua. Vậy chỉ số cảm xúc là gì? 

Để hiểu các câu hỏi EQ, trước tiên chúng ta nên hiểu ý nghĩa của trí tuệ cảm xúc. Trí tuệ cảm xúc bao gồm khả năng tham gia vào quá trình xử lý thông tin phức tạp về cảm xúc của bản thân và người khác. Nó cũng bao gồm khả năng sử dụng thông tin này làm hướng dẫn cho tư duy và hành vi. 

Có nghĩa là, những cá nhân có trí tuệ cảm xúc cao sẽ chú ý, sử dụng, hiểu, quản lý cảm xúc, và những kỹ năng này phục vụ các chức năng thích ứng có khả năng mang lại lợi ích cho bản thân và những người khác.

chỉ số cảm xúc eq
Chỉ số cảm xúc là gì?

Các câu hỏi EQ sẽ giúp khám phá mức độ thông minh cảm xúc của bạn. Về cơ bản, những câu hỏi này sẽ hỏi bạn về các tình huống giả định khác nhau. Từ đó, dựa trên cách bạn cư xử, tham gia và phản ứng như thế nào để đánh giá chỉ số EQ.

Cho đến nay vẫn chưa có bài kiểm tra đo lường tâm lý nào được xác thực cho trí thông minh cảm xúc. Khi nói đến những câu hỏi này, không có bất kỳ câu trả lời nào là “sai” hoặc “đúng”. Bạn chỉ cần là chính bạn. Chúng sẽ giúp bạn đánh giá mức độ bạn hiểu về khả năng tự nhận thức cảm xúc của mình và khả năng thể hiện điều này. 

Tại sao cần các câu hỏi EQ khi phỏng vấn 

EQ không chỉ là để có được cảm giác dễ chịu từ nơi làm việc của bạn. Thay vào đó, EQ tác động sâu sắc đến mối quan hệ của bạn với sếp, đồng nghiệp và khách hàng cũng như năng suất và khả năng đưa ra và thực hiện các chiến lược thành công của bạn. Thêm vào đó, sự tập trung ngày càng tăng vào việc ngăn chặn tình trạng kiệt sức tại nơi làm việc đòi hỏi phải tuyển dụng những nhân viên có EQ cao. Vì họ có thể giúp tạo ra một nơi làm việc lành mạnh hơn cho bản thân và những người khác. Và cuối cùng sẽ trở thành những nhà lãnh đạo công tâm, minh bạch và tâm lý.

Vì tất cả những lý do đó, các nhà tuyển dụng đang tìm kiếm những cá nhân có EQ cao. Trong một cuộc phỏng vấn, các câu hỏi về EQ của bạn có thể đến với bạn dưới dạng các câu hỏi hành vi. Như yêu cầu bạn chia sẻ các ví dụ về cách bạn đã hành động trong một số tình huống nhất định. Và các câu hỏi khác thúc đẩy bạn chia sẻ cách bạn xử lý, quản lý và nhận thức cảm xúc. Nó thậm chí có thể trông giống như “Bạn đang khắc phục điểm yếu nào?” chẳng hạn. Câu hỏi này có thể nêu lên mức độ tự nhận thức của bạn, cách bạn tiếp nhận phản hồi và cách bạn đối phó với sự thất vọng.

Đọc thêm: Các Loại Trắc Nghiệm Tính Cách Sử Dụng Trong Tuyển Dụng

Làm thế nào để đánh giá chỉ số thông minh cảm xúc của ứng viên 

Vậy, sau khi đã hỏi các câu hỏi EQ, bạn làm thế nào để đánh giá chỉ số EQ của họ? Hãy cho ứng viên của bạn một chút thời gian để suy nghĩ về điều gì đó từ kinh nghiệm cá nhân của họ. Hoặc, cung cấp cho họ một tình huống giả định để kiểm tra xem họ sẽ phản ứng như thế nào. 

chỉ số eq
Đánh giá chỉ số thông minh cảm xúc của ứng viên trong phỏng vấn

Chọn điều gì đó mà họ có thể phải đối mặt nếu bạn thuê họ. Nếu ứng viên của bạn mô tả một trải nghiệm trong quá khứ, họ sẽ có thể xây dựng chi tiết và cung cấp cho bạn toàn bộ bức tranh tổng thể. Nếu cần, hãy hỏi thêm các câu hỏi sau:

  • “Đồng nghiệp của bạn nói gì sau đó?”
  • “Mối quan hệ của bạn với người giám sát của bạn thay đổi như thế nào?
  • Hoặc “bạn có gặp phải tình huống tương tự với một khách hàng khác không?”

Chú ý đến phản ứng và ngôn ngữ cơ thể của ứng viên khi họ trả lời câu hỏi của bạn. Họ có vẻ vẫn không hài lòng khi nói về những phản hồi tiêu cực mà họ nhận được từ người quản lý của mình hay họ có thể giải thích cách họ cải thiện nhờ phản hồi mà họ nhận được không?

Điều chỉnh các câu hỏi của bạn theo các tình huống phù hợp với hoạt động của công ty. Đối với các vai trò khác nhau, một số phẩm chất cảm xúc quan trọng hơn những phẩm chất khác. Ví dụ: nếu một nhân viên bán hàng tuyên bố rằng họ không phản ứng với những lời phàn nàn của khách hàng, điều đó có thể có nghĩa là họ thờ ơ hoặc không có động lực và dễ dàng bỏ cuộc. Tuy nhiên, đối với một điều phối viên truyền thông, phản hồi này có thể là một dấu hiệu tốt. Thay vì ngay lập tức trả lời một bình luận không hay, họ có thể chọn cách liên lạc và giải quyết vấn đề theo cách phù hợp và kín đáo hơn.

Phân tích các câu trả lời bạn nhận được và chuyển chúng thành kinh nghiệm làm việc thực tế. Tránh gây xung đột có thể được coi là một lợi thế trong một số trường hợp. Tuy nhân, đó cũng có thể là chỉ số cho thấy một nhân viên đang kìm nén cảm xúc và có thể gây ra các vấn đề về cộng tác và hiệu suất trong dài hạn.

10+ câu hỏi giúp đánh giá chỉ số EQ của bạn

Các câu hỏi EQ hầu như sẽ luôn có kết thúc mở. Vì vậy, hãy nghĩ đến những câu hỏi bắt đầu bằng ‘Ai’ ‘Cái gì’ ‘Khi nào’ ‘Ở đâu’ và ‘Làm thế nào.’ Chúng yêu cầu bạn suy nghĩ sâu hơn về câu trả lời của mình và khuyến khích diễn ngôn nhiều hơn một chút thay vì câu hỏi kết thúc đưa ra câu trả lời cơ bản là ‘có’ hoặc ‘không’.

Có khá nhiều câu hỏi trên internet xoay quanh những câu hỏi này. Dưới đây là 10 câu hỏi EQ phổ biến nhất mà Glints tổng hợp được:

  • Làm thế nào để bạn xả stress sau một ngày làm việc tồi tệ?
  • Bạn đã đạt được điều gì khiến bản thân tự hào nhất và tại sao?
  • Một số hình mẫu cá nhân của bạn là ai, tại sao họ lại truyền cảm hứng cho bạn?
  • Bạn ăn mừng thành công như thế nào?
  • Bạn phản ứng như thế nào khi đồng nghiệp thách thức bạn?
  • Bạn đã bao giờ phải thay đổi hành vi của mình, ở cơ quan hay ở nhà, nếu vậy, tại sao bạn phải thay đổi, và bạn đã thay đổi như thế nào?
  • Làm thế nào để bạn phục hồi sau thất bại?
  • Bạn cảm thấy mất tinh thần khi nào và bạn đã làm gì để vượt qua điều này?
  • Một số người bạn thân nhất sẽ mô tả về bạn như thế nào?
  • Loại hành vi nào khiến bạn tức giận hay khó chịu?

Như đã đề cập, với những loại câu hỏi này không có câu trả lời thực sự đúng hay sai. Tuy nhiên, câu trả lời của bạn có thể có rất nhiều tác động đến những gì người phỏng vấn sẽ nghĩ về bạn và sự phù hợp của bạn với vai trò hoặc cơ hội hiện tại.

Những câu hỏi tiếp theo đây theo một định dạng hơi khác. Chúng kết hợp khái niệm trí tuệ cảm xúc với nhiều câu hỏi dựa trên kịch bản hơn và có xu hướng bắt đầu bằng ‘Hãy kể cho tôi nghe về một thời điểm khi…’. Những câu hỏi này có xu hướng khiến mọi người bối rối. Nhưng chủ yếu người phỏng vấn muốn bạn mô tả một ví dụ cụ thể cung cấp cái nhìn tổng quan về hành vi của bạn:

  • Hãy kể cho tôi nghe về thời điểm mà tâm trạng của bạn có ảnh hưởng đến công việc (điều này có thể là tích cực hoặc tiêu cực).
  • Mô tả một ví dụ về thời điểm bạn phải đối đầu với nhiều thử thách, khó khăn để đạt được kết quả. Bạn đã làm gì và nhận được gì?
  • Hãy kể cho tôi nghe về khoảng thời gian mà bạn phải hóa giải một tình huống căng thẳng trong một môi trường chuyên nghiệp.
  • Hãy kể cho tôi nghe về khoảng thời gian bạn phải làm việc gắn kết như một nhóm với những người mà bạn không thích.
  • Mô tả khoảng thời gian mà bạn phải cung cấp một số tin xấu cho ai đó.

Những câu hỏi này đòi hỏi bạn phải suy nghĩ sâu sắc hơn về câu trả lời của mình, cũng như khi  ‘kể một câu chuyện.’ Câu trả lời của bạn phải tạo ra một bức tranh rõ ràng về nơi bạn đang ở, bạn đang làm gì, tình huống ra sao, bạn đã làm gì và kết quả là gì.

Những vấn đề đáng lưu tâm khi đánh giá câu trả lời của ứng viên

Nếu các ứng viên có các dấu hiệu sau, có khả năng họ không có đủ EQ cần thiết:

  • Các câu trả lời phỏng theo mẫu, như: “Tôi đã có bất đồng với một đồng nghiệp về một dự án, nhưng chúng tôi đã ngồi lại, thảo luận và giải quyết vấn đề”. Những câu trả lời kiểu này dường như được “đóng hộp” và đầy rẫy trên mạng. Chúng không đưa ra ví dụ cụ thể từ kinh nghiệm trong môi trường làm việc thực tế.
  • Những câu trả lời ngắn gọn, chung chung. Chẳng hạn như “Tôi bình tĩnh trước áp lực” hoặc “Tôi giỏi cộng tác với người khác”. Những câu trả lời này quá mơ hồ để đánh giá. Thay vào đó, hãy tìm những câu trả lời chi tiết rút ra kinh nghiệm.
  • Chỉ trích hoặc buộc tội người giám sát, cấp trên hoặc đồng nghiệp. Những ứng viên chỉ trích người khác có thể thiếu kỹ năng tự đánh giá và không chịu trách nhiệm về hành động của mình. Tuy nhiên, việc ứng viên mô tả một trải nghiệm tiêu cực không nhất thiết phải là điều khó hiểu. Miễn là họ đã học được từ những sai lầm và thay đổi hành vi của mình.
  • Các tín hiệu ngôn ngữ cơ thể trái ngược nhau. Những ứng viên có vẻ không thoải mái khi trả lời các câu hỏi EQ hoặc thể hiện khả năng kiểm soát xung động kém, thường không thể hiện tốt trong các tình huống căng thẳng.

Lời kết

Các câu hỏi EQ giúp bạn khai phá khả năng quản trị cảm xúc của riêng mình. Hiểu rõ điểm mạnh cũng như thiếu sót của bản thân là điều cần thiết để có một sự nghiệp theo đúng mục tiêu đề ra.
Vậy là Glints đã cùng bạn giải đáp các thắc mắc xung quanh các câu hỏi EQ. Nếu có gì không hiểu về nội dung bài viết, đừng ngại ngần mà điền vào phần comment. Hãy cùng đón chờ thêm nhiều bài viết thú vị khác từ Glints liên quan đến chủ đề này nhé!

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 3 / 5. Lượt đánh giá: 2

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X