×

Bảo Thủ Là gì? Biểu Hiện Của Người Bảo Thủ

Ngày đăng: 02/01/2024 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 30/01/2024

bao-thu-la-gi 1

 Bạn đã từng lắc đầu ngao ngán trước những suy nghĩ của lớp trẻ, hay bãi bỏ một ý tưởng đầy táo bạo của đồng nghiệp trong công ty? Những hành vi đó phần nào phản ánh bạn là người bảo thủ. Vậy bảo thủ là gì? tính cách này ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của bạn? Hãy cùng Glints giải đáp kỹ hơn những thắc mắc này trong bài viết sau đây nhé.

1. Bảo thủ là gì?

Bảo thủ là gì? Trong tiếng Anh tính bảo thủ được gọi là “Conservative”, những người có tính cách này thường từ chối nghe các ý kiến, lời khuyên từ những người khác và luôn cho rằng bản thân mình đúng. Họ không chịu nhận sai về mình, thường cãi cùng, nóng nảy khi tranh luận một vấn đề nào đó với mọi người. 

Không những thế, người bảo thủ còn bướng bỉnh, cố chấp, chỉ thích sống theo ý của mình, không chịu tiếp thu. Điều này khiến cho suy nghĩ của họ trở nên lạc hậu, tối tăm và khó có thể thay đổi. 

meme-marketing-tiep-thi
Bảo thủ là gì?

Đọc thêm: Tư Duy Cầu Tiến Là Gì? Làm Sao Để Nhận Biết Và Cải Thiện Tư Duy Cầu Tiến

2. Biểu hiện của người bảo thủ

Sau đây là những biểu hiện cho thấy người có tính cách bảo thủ, cụ thể:

2.1 Tôn thờ chủ nghĩa cá nhân

Một trong những biểu hiện thường thấy ở người có tư duy bảo thủ là tôn thờ quá mức chủ nghĩa cá nhân, luôn cho bản thân mình là chân lý, là lẽ phải còn những quan điểm khác của mọi người xung quanh là sai lầm. 

Nguyên nhân của biểu hiện này là do họ ít được tiếp xúc với thế giới bên ngoài hay sống theo kiểu khép kín, điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tầm hiểu biết của họ. Khi bản thân bị hạn chế, những người này có xu hướng tự đặt ra tiêu chuẩn riêng cho mình, họ nghĩ rằng những quy tắc đó là triết lý, nếu không ai làm theo sẽ bị phản bác kịch liệt. 

2.2 Tư duy bảo thủ

Tư duy bảo thủ là gì? Là kiểu tư duy theo lối mòn, đối với họ người bảo thủ đã là chân lý thì không thể thay đổi. Vậy nên, họ luôn sống dựa trên tư duy cũ, suy nghĩ cũ của thời xưa vì thế dần trở nên cổ hủ, lạc hậu.

Có thể thấy những người có tư duy bảo thủ sẽ bao gồm cả người lớn tuổi, trung niên và cả thế hệ trẻ. Nguyên nhân xuất phát từ sự giáo dục của gia đình, truyền thụ của ông bà, cha mẹ, v.v.

2.3 Không thích giao tiếp

Những người có tính cách bảo thủ luôn nghĩ những điều họ nói là đúng, vì thế họ không thích giao tiếp hay tiếp xúc với mọi người. Cho dù họ có kết giao thì khó giữa được mối quan hệ lâu dài, lý do là vì tính cách bảo thủ khiến những người xung quanh cảm thấy lo ngại.

Đọc thêm: Bất Cần Là Gì? Tìm Kiếm Niềm Vui Từ Lối Sống Bất Cần Đời

3. Nguyên nhân hình thành tư duy bảo thủ

Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tư duy bảo thủ của một người. Đó có thể là môi trường sống, cách giáo dục, cách tiếp cận cuộc sống. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến, cụ thể:

  • Không từ bỏ được suy nghĩ bám víu vào những cơ sở khoa học mơ hồ.
  • Nỗi ám ảnh xuất phát từ thời thơ ấu như bị chỉ trích, phê bình hay phản bác.
  • Lúc còn nhỏ không thể vượt qua những khó khăn vì thế có xu hướng vẽ ra những lý do để bảo vệ bản thân, điều này vô tình trở thành thói quen xấu khi lớn lên.
  • Học theo người xung quanh, đặc biệt những người có thói quen đổ lỗi cho người khác chứ không chịu thừa nhận bản thân mình làm sai.
  • Khi còn nhỏ bị bố mẹ la mắng, chỉ trích và so sánh với con người khác.

4. Những phiền toái gặp phải khi có tính bảo thủ

Nếu bạn đang không biết tính bảo thủ gây ra những phiền toái gì cho bản thân thì những chia sẻ sau đây của Glints sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tính cách này, cụ thể:

4.1 Bản thân bị kìm hãm, không thể phát triển

Tư tưởng bảo thủ sẽ gây ra những tác hại nghiêm trọng khi áp đặt vào bản thân, đặc biệt là khi làm việc trong một tập thể. Trường hợp người bảo thủ giữ chức vụ cao, chủ chốt trong đơn vị, cơ quan, v.v thì lại càng nguy hiểm. Bởi tính bảo thủ của người đứng đầu có thể khiến bạn bị tụt hậu, khiến cho tập thể có tư tưởng sai lầm, lệch lạc. 

Trường hợp bạn làm việc trong lĩnh vực kinh doanh, việc cho ra mắt sản phẩm sẽ không đem lại được sức hút, tính đột phá mới mẻ, không thể thu hút được khách hàng tiềm năng. Qua đó, đối thủ sẽ có nhiều cơ hội tiến lên, khiến cho doanh nghiệp của bạn bị đè bẹp chỉ trong một thời gian ngắn. 

4.2 Thường xuyên xảy ra xung đột, không có bạn bè thân thiết

Nếu là bạn bạn có muốn tranh cãi với người có tư tưởng lạc hậu, luôn tự cho mình là đúng hay không, câu trả lời chắc chắn là không. Bởi lẽ cuộc sống là cùng nhau tiếp thu, tiến bộ và thay đổi để mọi thứ được tốt hơn.

Không ai muốn chìa tay ra giúp đỡ một người luôn phản bác ý kiến của họ. Vậy nên, khi gặp khó khăn, những người bảo thủ sẽ phải một mình chống chọi và chết dần chết mòn trong sự cổ hủ của bản thân.

Đọc thêm: Growth Mindset Là Gì? Các Bước Rèn Luyện Growth Mindset Hiệu Quả

5. Làm sao để thoát khỏi tư duy bảo thủ?

Để thoát khỏi tư duy bảo thủ bạn có thể tham khảo những cách làm Glints gợi ý sau đây, cụ thể:

  • Bỏ qua những định kiến: Để không bị đánh giá là người bảo thủ, bạn cần học cách bỏ qua những định kiến của bản thân, luôn lắng nghe ý kiến của mọi người. Chỉ có bạn mới có thể tháo gỡ được tấm khiên trong mình, nên thảo luận, tiếp thu và học hỏi từ mọi người xung quanh để có nhiều vốn sống hơn cho chính mình. 
  • Ngừng làm tổn thương mọi người xung quanh: Đừng đổ lỗi mà hãy nhận lỗi nếu bản thân mình làm sai, đừng cho mình là trung tâm của vũ trụ và bắt buộc những người khác phải chú ý đến mình. Vậy nên, thay vì những từ ngữ làm tổn thương người khác tại sao bạn không dùng từ ngữ tốt đẹp để công nhận ý kiến của đối phương. 
  • Thay đổi cung cách nói chuyện: Một trong những cách giúp bản thân cải thiện tính bảo thủ là thay đổi cách nói chuyện của mình, luôn tôn trọng và lắng nghe câu chuyện của đối phương thay vì chê bai, phản bác. Đồng thời ghi nhận những nỗ lực, cố gắng của họ thay phù phủ nhận nó. 
  • Học cách giữ bình tĩnh: Việc bạn nóng giận không khác gì bạn đang thêm dầu vào lửa. Vậy nên hãy xem xét vấn đề của bạn nằm ở đâu, do người khác hay do bản thân bạn tiếp cận. Hãy làm những gì bản thân thấy đúng, tuy nhiên hãy đặt giới hạn cho bản thân để không làm tổn thương chính mình. 
  • Đọc nhiều sách: Để bản thân không cổ hủ, bảo thủ trước thời đại thì một trong những việc bạn cần làm là bổ sung thêm kiến thức. Đây là cách giúp bạn có nhiều kiến thức cho chính mình, vừa thay đổi được lối tư duy mở, giúp đầu óc trở nên tiến bộ hơn. 
  • Ưu tiên cảm xúc của bản thân: Trước khi bác bỏ ý kiến của người khác bạn nên ưu tiên cảm xúc của bản thân, điều này sẽ giúp bạn cải thiện được tính bảo thủ của mình. 
  • Quan tâm cảm xúc người khác: Hãy quan tâm đến cảm xúc của những người xung quanh nhiều hơn. Việc bạn quan tâm đến họ cũng là cách tránh những tranh cãi, xung đột không đáng có. 

Lời kết

Bài viết trên của Glints đã trả lời thắc mắc “bảo thủ là gì” cũng như các biểu hiện, nguyên nhân và cách giúp bản thân thoát khỏi tư duy bảo thủ một cách hiệu quả. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu, từ đó trau dồi và rèn luyện tính cách của bản thân mình ngày một tốt hơn. 

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 4.8 / 5. Lượt đánh giá: 5

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X