×

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Thực Tập Hữu Ích Dành Cho Sinh Viên

Ngày đăng: 12/05/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 09/02/2023

kinh nghiệm thực tập

Bước sang năm thứ 3 của Đại học, sinh viên đã bắt đầu chuẩn bị cho các kỳ thực tập giữa khoá và cuối khoá vào năm cuối. Thực tập không chỉ là một điều kiện để tốt nghiệp mà còn là cơ hội quý giá để rèn luyện kiến thức và trau dồi kỹ năng thực tế trước khi rời khỏi ghế nhà trường. Là “lính mới” nhưng các bạn sinh viên hoàn toàn có thể trang bị cho mình những kinh nghiệm thực tập từ sớm để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thực tập. 

Trong bài viết này, Glints sẽ chia sẻ với bạn những điều cần lưu ý trước và trong quá trình thực tập của sinh viên. 

Thực tập là gì? 

Thực tập là khoảng thời gian sinh viên làm việc tại một tổ chức, doanh nghiệp với vai trò là thực tập sinh. Tại đây, sinh viên được làm những công việc giúp họ thực hành kiến thức đã được học đồng thời trau dồi kỹ năng làm việc thực tế. 

kinh nghiệm đi thực tập
Thực tập là gì

Khi nào sinh viên cần đi thực tập? Quy trình cụ thể ra sao?

Thông thường, vào khoảng giữa năm thứ 3 Đại học, sinh viên sẽ được yêu cầu làm thực tập giữa khoá. Và đến năm thứ 4, ngoài làm Khoá luận tốt nghiệp, sinh viên có thể chọn Thực tập tốt nghiệp. 

Nhà trường có thể là cầu nối giữa sinh viên với doanh nghiệp, giúp các bạn lựa chọn nơi thực tập phù hợp. Hoặc sinh viên sẽ phải tự mình tìm kiếm và ứng tuyển vào một công ty nào đó. 

Kết thúc thời gian thực tập từ 2 đến 6 tháng, sinh viên sẽ phải viết báo cáo về một đề tài đã chọn và được phê duyệt từ trước bởi giảng viên hướng dẫn. Đề tài này thường phải liên quan đến vị trí công việc của thực tập sinh. 

Phía công ty sẽ đánh giá kết quả thực tập của sinh viên và đóng dấu xác nhận vào báo cáo thực tập của họ. 

Báo cáo này sau đó sẽ được nộp lại cho khoa và được chấm điểm bởi giảng viên hướng dẫn. 

Tiếp theo là những kinh nghiệm thực tập được đúc kết từ những trải nghiệm thực tập thực tế của Glints.

Những điều cần lưu ý trước khi đi thực tập

Để có một kỳ thực tập hiệu quả, trước khi chính thức chở thành thực tập sinh, bạn nên chuẩn bị những gì? 

1. Tìm hiểu nơi thực tập

Bạn nên tìm nơi thực tập từ sớm vì có thể có sự cạnh tranh khi tất cả sinh viên đều cùng tìm một lúc. Bắt đầu sớm giúp bạn tránh vội vã mà chọn đại một công việc thực tập không phù hợp. 

Khó khăn trong tìm chỗ thực tập có thể làm gián đoạn giai đoạn thực tập theo thời gian biểu của nhà trường. Điều này có thể ảnh hưởng đến cả thành tích và điểm số thực tập của bạn. 

Khi tìm được những “ứng cử viên” sáng giá, hãy tìm hiểu kỹ về công ty và công việc bạn định ứng tuyển. 

Nếu đã xác định được mục tiêu nghề nghiệp từ sớm, bạn sẽ dễ dàng giới hạn phạm vi tìm kiếm và lựa chọn. Một công việc phù hợp với định hướng nghề nghiệp trong tương lai sẽ giúp ích nhiều hợn cho bạn. 

2. Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết

kinh nghiệm khi đi thực tập
Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết

Khi được nhận vào làm tại một công ty, bạn sẽ có thể phải nộp một số giấy tờ như sơ yếu lý lịch, căn cước công dân. Thực tập sinh cũng là người lao động. Do vậy, các công ty cần những giấy tờ này để hoàn thành các thủ tục cần thiết như lập hợp đồng. 

Họ cũng cần xác minh bạn đúng là sinh viên của trường và đang trong quá trình thực tập. 

3. Chuẩn bị một chiếc CV xin thực tập

Xin thực tập cũng giống như đi xin việc, bạn cần có một chiếc CV để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. 

Việc chưa có bất kỳ kinh nghiệm làm việc nào cũng không sao cả. Hãy nhớ rằng bạn đang mong muốn có được trải nghiệm công việc đầu tiên. Tuy nhiên một vài gạch đầu dòng nổi bật như hoạt động trong câu lạc bộ, tham gia tình nguyện, hay làm việc part-time sẽ là điểm cộng. 

CV xin thực tập nhìn chung giống với một CV xin việc bình thường. Ngoài ra hãy chuẩn bị một cover letter xin thực tập đính kèm để bày tỏ rõ nguyện vọng của bạn hơn.

4. Làm rõ công việc sẽ làm trong quá trình thực tập

Trước khi chính thức vào làm việc, bạn cần phải trao đổi kỹ với người phụ trách về công việc. Dù là thực tập, bạn cũng cần biết mình sẽ làm những gì, có học hỏi được gì hữu ích không. 

Thường thì trong lúc phỏng vấn và ký hợp đồng lao động, nhà tuyển dụng hay quản lý sẽ trao đổi với bạn. Nếu có thắc mắc gì về công việc, hãy hỏi ngay để tránh sai sót sau này. 

Đọc thêm: Thực tập có lương không?

Những điều cần lưu ý trong quá trình thực tập

1. Chuẩn bị trang thiết bị phục vụ cho công việc

Bạn sẽ có thể được yêu cầu sử dụng laptop cá nhân của mình để làm việc trong thời gian thực tập. Vì vậy hãy chuẩn bị trước để không gặp bất cứ trở ngại nào. 

Ngoài ra có những công việc đòi hỏi các công cụ hay thiết bị cần thiết khác mà bạn cũng nên tìm hiểu từ trước. Hãy hỏi rõ xem liệu công ty có cung cấp cho bạn hay không. 

2. Tạo lập và duy trì mối quan hệ với người hướng dẫn

Người hướng dẫn bạn trong quá trình thực tập có thể là quản lý hoặc đồng nghiệp của bạn. Bất kể là ai, bạn cũng nên tạo mối quan hệ tốt với họ. Điều này giúp bạn dễ dàng học hỏi được nhiều từ sự dẫn dắt của họ và thoải mái vượt qua kỳ thực tập. 

3. Đừng ngại đặt câu hỏi 

Bài học kinh nghiệm thực tập dành cho bạn là “hãy đặt câu khỏi khi cần”. Thực tập cũng là thời gian để bạn học tập. Tự học hay tự nghiên cứu là cần thiết. Tuy nhiên, nếu không rõ về một vấn đề nào đó, hãy hỏi người hướng dẫn hay bất cứ ai có thể trả lời bạn. 

Để tránh đưa ra những câu hỏi dư thừa, hãy tự mình tìm hiểu trước để quyết định đâu là điều bạn cần làm rõ. Đặt câu hỏi đúng nơi đúng lúc cũng thể hiện bạn là người cầu tiến và có tinh thần học hỏi cao. 

4. Chủ động tìm hiểu công việc

Đừng đợi đến lúc được giao việc mới bắt tay vào làm. Trong quá trình thực tập, bạn sẽ có rất nhiều thời gian để nghiên cứu tài liệu, công việc. Hãy tận dụng khoảng thời gian đó để tìm hiểu xem đội nhóm hay phòng ban của bạn đang làm những công việc gì, và bạn giúp gì được cho họ. 

bài học kinh nghiệm sau khi thực tập
Chủ động tìm hiểu công việc

Khi được giao việc, hãy chủ động nghiên cứu và tìm ra cách giải quyết hiệu quả, nhanh chóng. Bạn sẽ được hướng dẫn phải làm gì. Quản lý sẽ đánh giá cao việc bạn chủ động thay vì chờ người khác “cầm tay chỉ việc”. 

5. Báo cáo với người hướng dẫn/quản lý 

Trong các buổi họp hàng tuần hay mỗi tháng, háy chủ động báo cáo công việc với quản lý của bạn. Hãy trình bày cụ thể bạn làm những gì, tiến độ ra sao, và những khó khăn bạn gặp phải. 

Nếu họ quá bận để hỏi han đến bạn, hãy cũng chủ động làm một bản báo cáo và gửi cho họ. Như vậy, họ sẽ dễ dàng nắm bắt được tình hình công việc của bạn và kịp thời đưa ra đánh giá hay bước đi tiếp theo cho bạn. 

Điều này cho thấy bạn là người chủ động và có trách nhiệm trong công việc. 

6. Tổng kết kết quả đạt được sau khi thực tập 

Cuối mỗi kỳ thực tập, bạn cần viết báo cáo thực tập để nộp lại cho nhà trường. Bên cạnh hãy tự mình đánh giá cả quá trình để xem bạn đã làm được những gì, có đạt được mục tiêu đề ra không. 

Trong suốt thời gian thực tập, kết quả mà bạn đạt được là gì, bài học kinh nghiệm rút ra sau khi thực tập có ý nghĩa như thế nào đối với bạn. Nhìn lại cả quá trình, bạn sẽ thấy được điểm manh, yếu, cũng như cách mình làm việc ra sao.

Kết luận

Thực tập là khoảng thời gian quí giá để bạn chuẩn bị hành trang trước khi chính thức bước vào thị trường lao động. Glints mong rằng hững kinh nghiệm thực tập trên đây sẽ giúp bạn bớt lo lắng phần nào. Hãy chuẩn bị thật chu đáo cho kỳ thực tập của bạn. Và nếu chưa biết tìm công việc thực tập ở đâu, hãy ghé Glints để khám phá thật nhiều cơ hội hấp dẫn nhé. 

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 4.5 / 5. Lượt đánh giá: 11

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X