×

3C Là Gì? Phân Tích Mô Hình 3C Trong Doanh Nghiệp

Ngày đăng: 27/03/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 28/03/2023

Mô hình 3C là gì? Tại sao mô hình này lại được ứng dụng nhiều trong quá trình thiết kế chiến lược marketing của doanh nghiệp đến vậy? Nếu bạn đang có thắc mắc tương tự thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây. Trong bài viết này, Glints sẽ chia sẻ đến bạn tất tần tật về mô hình 3C trong marketing, cũng như cách ứng dụng mô hình vào thực tế.

Mô hình 3C là gì?

Mô hình 3C được phát triển bởi Kenichi Ohmae – nhà hoạch định chiến lược nổi tiếng người Nhật Bản. Mô hình được ứng dụng vào việc đánh giá mức độ thành công của thị trường thông qua các yếu tố liên quan, bao gồm: Customer, Competitor và Company.

Qua đây, người làm marketing sẽ có góc nhìn về thị trường và tận dụng tối đa điểm mạnh của doanh nghiệp để khai thác nhu cầu của khách hàng.

Phân tích mô hình 3C marketing trong doanh nghiệp

Mô hình 3C marketing bao gồm các yếu tố:

  • Customer – Khách hàng
  • Company – Doanh nghiệp
  • Competitor – Đối thủ cạnh tranh.

Sau khi đã hiểu hơn về khái niệm mô hình 3C là gì, Trong phần dưới đây, Glints sẽ chia sẻ tới bạn nội dung chi tiết của từng chữ C trong mô hình.

3c là gì
Ý nghĩa mô hình 3C.

Customer – Khách hàng

Khách hàng là người mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, và quyết định trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Do đó, bất kỳ doanh nghiệp thương mại nào cũng cần quan tâm và đặt yếu tố khách hàng lên hàng đầu.

Để tạo ra một chiến lược marketing hiệu quả, doanh nghiệp cần phải xác định và hiểu được nhóm khách hàng mục tiêu của mình. Doanh nghiệp có thể thực hiện điều này bằng việc các cuộc khảo sát, phỏng vấn sâu, v.v. Các dữ liệu thu thập được như nhân khẩu học, tâm lý và hành vi sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thiết kế một chiến lược marketing hiệu quả.

Phân đoạn thị trường là một trong những chiến lược quan trọng giúp doanh nghiệp hiểu và xác định nhu cầu của khách hàng tốt hơn. Hoạt động này được thực hiện dựa trên các tiêu chí như: mục tiêu thị trường, phạm vi thị trường, và tái phân khúc thị trường.

Phân đoạn dựa trên mục tiêu thị trường

Một sản phẩm có thể được mua từ nhiều khách hàng, và được sử dụng theo nhiều mục đích và các cách khác nhau. Chẳng hạn, sản phẩm giò chả truyền thống có thể được mua để tiêu dùng hoặc dùng làm quà tặng, đồ thờ cúng, v.v.

Khi đó, các đơn vị kinh doanh giò chả truyền thống có thể lựa chọn hướng đi trở thành nhà cung cấp các sản phẩm giò chả cao cấp phục vụ cho mục tiêu làm quà tặng, hoặc cung cấp các sản phẩm bình dân phục vụ tiêu dùng thường ngày, và nhiều hướng đi khác để tạo ra điểm khác biệt cho doanh nghiệp. 

Cách phân đoạn thị trường hiệu quả.

Qua đây, doanh nghiệp cần tận dụng sự khác biệt dựa trên các cách khác nhau mà khách hàng sử dụng một sản phẩm nhất định.

Phân đoạn dựa trên phạm vi thị trường

Mục tiêu của cách phân đoạn này là nhằm tối đa phạm vi bao phủ thị trường mục tiêu với chi phí marketing tối thiểu. Khi đó, lợi nhuận thu được từ việc thu hút khách hàng nhiều hơn các khoản đầu tư cho hoạt động marketing.

Chẳng hạn, doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm giò chả truyền thống có thể lựa chọn thị trường tiêu dùng bình dân hoặc thị trường hàng biếu tặng. Nếu so sánh phạm vi hai thị trường này có thể thấy, thị trường hàng biếu tặng có quy mô nhỏ hơn nhiều với thị trường tiêu dùng bình dân.

Đọc thêm: Market Segment là gì? 4 loại phân khúc thị trường phổ biến

Phân đoạn lại thị trường

Doanh nghiệp có thể lựa chọn một nhóm nhỏ khách hàng mới trong đoạn thị trường của mình và xác định nhu cầu, mong muốn của họ với sản phẩm của doanh nghiệp.

Chẳng hạn, một doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm giò chả truyền thống bình dân nhận thấy một nhóm khách hàng trong thị trường của mình đang mong đợi các sản phẩm thuần chay có hương vị như giò chả thật. Qua đây, doanh nghiệp đã tìm ra một thị trường mục tiêu mới trong chính thị trường mà doanh nghiệp đang kinh doanh.

Competitor – Đối thủ cạnh tranh

Có thể nói, hầu hết các lĩnh vực đều chứng kiến sự cạnh tranh vô cùng gay gắt từ các đối thủ cạnh tranh. Do đó, để kiếm lợi nhuận cho công ty, bạn cần phải vượt qua đối thủ trong việc thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. 

3c in marketing
Phân tích đối thủ cạnh tranh là bước không thể thiếu trong mọi loại hình kinh doanh.

Đối thủ cạnh tranh của một doanh nghiệp theo mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter bao gồm: đối thủ cạnh tranh trực tiếp, khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, và sản phẩm thay thế.

Việc phân tích đối thủ cạnh tranh rất quan trọng và ảnh hưởng đến mức độ hiệu quả của chiến dịch marketing của doanh nghiệp.

Company – Công ty

Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn chiến thắng đối thủ cạnh tranh và thị trường cũng cần phải hiểu rõ chính mình như điểm mạnh và điểm yếu, cũng như cơ hội và thách thức nào mà doanh nghiệp đang có.

Qua đây, doanh nghiệp có thể tận dụng điểm mạnh và cơ hội, cũng như hạn chế tối đa tác động của điểm yếu và thách thức.

Vai trò của mô hình 3C trong marketing

Dựa vào mô hình 3C, doanh nghiệp có thể xác định những yếu tố đem đến sự thành công của chiến lược marketing nói riêng và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung.

Mô hình được ứng dụng trong cả nội bộ team marketing của doanh nghiệp và agency marketing giúp xác định nhu cầu khách, phân tích đối thủ cạnh tranh và tìm ra giá trị cốt lõi để doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững.

Đọc thêm: 8P trong Marketing: Nguồn gốc và ý nghĩa

Ứng dụng phân tích 3C trên thực tế

Trong phần này, Glints sẽ chia sẻ đến bạn ví dụ ứng dụng phân tích mô hình 3C của TH True Milk. 

ví dụ 3c model marketing
Ví dụ 3C model marketing của TH True Milk.

(Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo giúp bạn có hình dung cụ thể hơn về cách áp dụng mô hình này vào thực tế.)

  • Customers: Sản phẩm của doanh nghiệp được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ mang đến các sản phẩm sữa sạch và tự nhiên. Đây cũng là doanh nghiệp tiên phong trong sản xuất sữa hữu cơ tại Việt Nam. Qua đó, doanh nghiệp hướng đến nhóm đối tượng khách hàng quan tâm đến sức khỏe và các sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ,
  • Competitors: Đối thủ cạnh của doanh nghiệp bao gồm các thương hiệu sữa Vinamilk, Cô gái Hà Lan, v.v. Trong khi các thương hiệu này tập trung cho dòng sữa dinh dưỡng dành cho người trẻ em và người lớn tuổi thì TH True milk tập trung vào đối tượng dân công sở và phụ nữ hiện đại có nhu cầu giữ dáng và quan tâm đến các sản phẩm sạch.
  • Company: TH True milk là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực sản xuất sữa sạch đáp ứng tiêu chuẩn hữu cơ tại Việt Nam. Do đó, doanh nghiệp chú trọng đầu tư cơ sở chăn nuôi và ứng dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất và quản lý.

Đọc thêm: 4P Trong Marketing Mix Là Gì? Như Thế Nào Là Chiến Lược Marketing 4P Thành Công?

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về mô hình 3C marketing mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về khái niệm mô hình 3C là gì, cũng như biết cách ứng dụng mô hình vào quá trình phát triển chiến lược marketing cho doanh nghiệp.

Nếu bạn có bất kỳ đóng góp nào về chủ đề này, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 3.8 / 5. Lượt đánh giá: 4

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X