×

5M Trong Marketing Là Gì? 5 Nguyên Tắc Cho Một Chiến Dịch Quảng Cáo Thành Công

Ngày đăng: 27/03/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 28/03/2023

5M trong marketing là gì? Đối với một số bạn đã từng học tập và làm việc trong lĩnh vực marketing hay quảng cáo thì thuật ngữ này không còn quá xa lạ, tuy nhiên với nhiều bạn mới tiếp cận đến marketing thì đây chắc hẳn là một khái niệm mới mẻ. Trong bài viết này, Glints sẽ chia sẻ đến bạn tất tần tật về mô hình 5M trong quảng cáo, cũng như giải thích chi tiết từng thành phần trong mô hình.

Mô hình 5M trong quảng cáo là gì?

Mô hình 5M trong quảng cáo bao gồm các yếu tố:

  • Mission – Nhiệm vụ
  • Money – Ngân sách
  • Message – Thông điệp
  • Media – Phương tiện truyền thông
  • Measurement – Đo lường. 

Dựa vào mô hình này, doanh nghiệp có thể tối ưu hoạt động quảng cáo của mình một cách tốt nhất. Để hiểu rõ hơn về từng yếu tố khi áp dụng vào hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp, mời bạn cùng tham khảo tiếp trong phần dưới đây.

5m là gì
5M là mô hình được sử dụng trong marketing và quảng cáo.

Đọc thêm: 7P Trong Marketing Là Gì? Coca Cola Và Thành Công Với 7Ps Marketing

Các thành phần trong mô hình 5M trong marketing/quảng cáo

Hiệu quả của chiến dịch quảng cáo có liên quan đến việc sử dụng mô hình 5M. Cùng tìm hiểu nội dung chi tiết của từng chữ “M” trong phần dưới đây nhé.

Mission – Nhiệm vụ

Bất kỳ chiến dịch quảng cáo nào cũng hướng đến giải quyết một nhiệm vụ nhất định hoặc hơn. Ba nhóm nhiệm vụ chính của quảng cáo bao gồm: cung cấp thông tin, thuyết phục và nhắc nhở. Ví dụ:

  • Gia tăng nhận biết cho một sản phẩm mới của doanh nghiệp
  • Thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp
  • Liên tục gợi nhắc, thúc đẩy khách hàng ghi nhớ thương hiệu
  • Thay đổi nhận thức của khách hàng về một sản phẩm cụ thể
  • Cung cấp các thông tin về chương trình xúc tiến bán

Nhà quảng cáo dựa vào nhiệm vụ cụ thể để xác định và triển khai chiến dịch thích hợp.

Đối với các sản phẩm mới hoặc được cải tiến, quảng cáo có nhiệm vụ cung cấp thông tin về sản phẩm đến khách hàng.

Khi khách hàng đã hiểu về sản phẩm/dịch vụ, quảng cáo tiếp tục thực hiện nhiệm vụ thuyết phục khách hàng mục tiêu thành khách hàng thực sự. 

Nhiệm vụ thứ ba là quảng cáo nhắc lại thương hiệu nhằm duy trì hình ảnh thương hiệu trong trí nhớ của khách hàng.

Message – Thông điệp

Thông điệp truyền thông là một phần không thể thiếu trong bất kỳ chiến dịch quảng cáo nào. Đây là nội dung chính mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến khách hàng. 

Thông điệp truyền thông bên cạnh nội dung chính, còn bao gồm các yếu tố minh họa như hình ảnh, video, v.v.

5m trong quảng cáo
Cách gửi gắm thông điệp đóng vai trò rất quan trọng.

Media – Phương tiện truyền thông

Phương tiện truyền thông là phương tiện để doanh nghiệp truyền tải thông điệp đến công chúng mục tiêu.

Phương tiện truyền thông bao gồm 4 loại chính:

  • Phương tiện truyền thông truyền thống bao gồm các báo chí, truyền hình, radio.
  • Phương tiện truyền thông phi truyền thống bao gồm OOH, kết hợp giữa khuyến mãi và các phương tiện truyền thông khác. 
  • Phương tiện truyền thông trực tuyến bao gồm website, mạng xã hội, báo điện tử và các phương tiện trên nền tảng online.
  • Phương tiện truyền thông riêng biệt bao gồm: quảng cáo tấm lớn, quảng cáo trên xe bus, tạp chí người chơi golf, v.v.

Vậy làm thế nào để lựa chọn phương tiện truyền thông phù hợp? Theo đó, nhà quảng cáo cần phân tích thói quen sử dụng kênh truyền thông của công chúng mục tiêu, xem xét nhiệm vụ cũng như thông điệp của quảng cáo để lựa chọn phương tiện phù hợp.

Ngoài ra, ngân sách cũng là một phần đáng chú ý khi lựa chọn phương tiện truyền thông phù hợp với chiến dịch.

Đọc thêm: Chức năng của truyền thông trong thời đại số

Money – Ngân sách

Ngân sách là một phần rất quan trọng trong bất kỳ chiến dịch quảng cáo nào. Mọi doanh nghiệp đều mong muốn tối thiểu hóa chi phí cho các hoạt động quảng cáo nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả chiến dịch.

Dù bạn có ý tưởng hay đến đâu nhưng ngân sách không cho phép thì cũng khó mà thực hiện được. Do đó, dựa vào mức ngân sách cụ thể của doanh nghiệp, nhà quảng cáo cần tính toán cẩn thận để đạt được mục tiêu của chiến dịch. 

5m trong marketing
5M trong marketing không thể thiếu bước ước lượng ngân sách.

Measurement – Đo lường

Đo lường quảng cáo là thành phần cuối cùng trong mô hình 5M trong marketing mà Glints muốn chia sẻ đến bạn. 

Làm thế nào để đánh giá mức độ hiệu quả chiến dịch quảng cáo? Chắc chắn rồi, bạn cần dựa trên các chỉ số đo lường để đánh giá, chẳng hạn như lượt reach, lượt tương tác, thời gian công chúng dừng lại trên trang, v.v.

Dựa trên các tiêu chí đánh giá, nhà quảng cáo cần xác định các chỉ số chưa đạt và nguyên nhân dẫn đến tình trạng này để kịp thời khắc phục.

 Trong suốt quá trình triển khai chiến dịch, marketer cần liên tục theo dõi nhằm phát hiện các vấn đề và tìm cách giải quyết sớm nhất có thể.

Đọc thêm: 3C Là Gì? Phân Tích Mô Hình 3C Trong Doanh Nghiệp

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về mô hình 5M trong marketing, đặc biệt trong lĩnh vực quảng cáo mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng bài viết này đã cung cấp thêm cho bạn các kiến thức marketing hữu ích, cũng như giúp bạn biết cách tạo ra một chiến dịch quảng cáo thành công. 

Nhờ việc xác định chính xác nhiệm vụ quảng cáo, thông điệp truyền thông, phương tiện truyền thông và phương pháp đo lường sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa việc hiện thực mục tiêu quảng cáo.

Nếu bạn còn bất kỳ chia sẻ nào về chủ đề này, đừng ngần ngại để lại bình luận để Glints và mọi người cùng biết nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 2

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Có thể bạn cũng thích

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X