×

Xin Nghỉ Việc Trong Thời Gian Thử Việc Và Những Điều Bạn Cần Biết 

Ngày đăng: 23/03/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 22/03/2023

xin-nghi-viec-trong-thoi-gian-thu-viec

Trước khi trở thành nhân viên chính thức, bạn thường sẽ phải trải qua một khoảng thời gian được gọi là “thử việc.” Đây sẽ là giai đoạn mà nhà tuyển dụng đánh giá một cách trực tiếp khả năng làm việc của bạn. Vì vậy, rất nhiều người thắc mắc liệu xin nghỉ việc trong thời gian thử việc có ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng hay không. Trong bài viết hôm nay, Glints sẽ cùng bạn tìm hiểu về chủ đề này dưới khía cạnh pháp luật! 

Thời gian thử việc của từng ngành nghề và vị trí lao động

Trước khi tìm hiểu liệu xin nghỉ việc trong thời gian thử việc có ảnh hưởng gì không, hãy cùng Glints tìm hiểu về thời gian thử việc của từng ngành nghề và vị trí lao động dựa trên quy định của Pháp luật. 

Chiếu theo Điều 25 Bộ luật Lao động, thời gian thử việc của các vị trí khác nhau được quy định cụ thể như sau: 

“Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:

1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.”

Ngoài ra, dựa trên điều b khoản 2 Điều 15 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, doanh nghiệp có thể bị xử phạt hành chính từ 2 đến 5 triệu đồng ứng với mỗi trường hợp cho thử việc quá thời gian quy định.

Đọc thêm: Thử Việc Thành Công Chỉ Với 5 Gạch Đầu Dòng Này

Quy định của pháp luật về cách xin nghỉ việc trong thời gian thử việc

Vậy pháp luật quy định như thế nào nếu bạn xin nghỉ việc trong thời gian thử việc? Theo Điều 27 của Bộ luật Lao động năm 2019, nếu nhân viên không đáp ứng được yêu cầu hay các tiêu chuẩn cụ thể mà công ty đề ra trong thời gian thử việc, hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động có điều khoản thử việc sẽ bị chấm dứt sau khi kết thúc giai đoạn thử việc.

Tuy nhiên, việc chấm dứt hợp đồng không phải lúc nào cũng diễn ra theo chiều hướng này. Trên thực tế, trong quá trình thử việc, nhiều nhân viên phát hiện mình không phù hợp với công việc, văn hóa công ty hay không thể hoà hợp với đồng nghiệp và muốn xin nghỉ việc.

Đối với các trường hợp này, khoản 2 của Điều 27 Bộ luật Lao động quy định như sau:

“2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.”

Như vậy, bạn không phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào liên quan nếu xin nghỉ việc trong thời gian nghỉ việc. Bạn cũng sẽ không phải bồi thường hay vướng phải các thủ tục pháp lý nếu việc xin nghỉ của bản thân gây ảnh hưởng tiêu cực cho công ty.

Đọc thêm: Phân Biệt Thử Việc, Học Việc, Thực Tập và Cộng Tác Viên

Một số lưu ý khi xin nghỉ việc trong thời gian thử việc

Ngoài việc các quy định về việc xin nghỉ việc trong thời gian thử việc, bạn cũng cần lưu ý về tiền lương cũng như các thủ tục liên quan khi kết thúc thời gian thử việc. Cụ thể, Bộ luật Lao động quy định như sau:

“Điều 26. Tiền lương thử việc:

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Điều 27. Kết thúc thời gian thử việc:

1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.

Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.

Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.”

Tạm kết

Vậy là Glints đã cùng bạn tìm hiểu các quy định của pháp luật trong trường hợp xin nghỉ việc trong thời gian thử việc. Bạn cũng cần lưu ý về điều kiện nhận lượng và các thủ tục hành chính khác khi kết thúc thời gian thử việc để bảo vệ quyền lợi cho bản thân. Nếu cảm thấy hứng thú với các chủ đề tương tự, hãy ghé qua Blog của Glints thường xuyên để cập nhật các thông tin mới nhất về Luật Lao động nhé!

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X