×

Làm Thế Nào Để Vượt Qua Nỗi Sợ Bị Đánh Giá?

Ngày đăng: 02/09/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 08/11/2022

Có một nỗi sợ dường như cũng trưởng thành theo độ tuổi của con người, đó chính là sợ bị đánh giá. Khi ở độ tuổi trưởng thành, chúng ta càng để ý tới những ánh nhìn, nhận xét và đánh giá từ bên ngoài nhiều hơn.

Có lẽ thứ hợp nhất để miêu tả về nỗi sợ bị đánh giá chính là nó như một sợi dây xích vô hình đang níu chân bạn. Nỗi sợ này khiến bạn mất đi sự tự tin, chẳng dám bước khỏi vùng an toàn để khám phá bản thân thêm nữa. 

Loading poll ...

Vậy nỗi sợ bị đánh giá là gì?

Sợ là bản năng nhưng sợ bị đánh giá thì không phải thế. Sợ người khác phán xét được hình thành từ những tác động từ xã hội, quá trình bạn lớn lên và tự ghi nhận những điều tiêu cực diễn ra xung quanh.

Những thông tin ấy về dần được tích lũy thành kinh nghiệm sống và tạo nên nỗi sợ bị đánh giá.

Nỗi sợ này ngày càng chiếm lĩnh khiến cho nhiều người trẻ dần trở nên thụ động, không dám bộc lộ quan điểm hay phong cách cá nhân. Thậm chí là rụt rè và chần chừ khiến các cơ hội tốt bị vuột mất khỏi tầm tay.

sợ bị đánh giá và hội chứng sợ xã hội
© Unsplash.com

Trong cuộc sống, mỗi người đều có cảm nhận riêng, những chuẩn mực đánh giá riêng khi nói về một vấn đề nào đó.

Bạn sẽ không thể làm vừa lòng hết cả thế giới. Tuy nhiên, thật đáng tiếc khi không nhiều người có thể ghi nhớ điều này và bỏ qua những phán xét vô lý từ thế giới xung quanh.

Nỗi sợ bị đánh giá cũng từ đó được hình thành! Thậm chí, nỗi sợ này còn có thể phát triển thành hội chứng sợ xã hội.

Bạn sẽ mất gì khi cứ mãi sống trong nỗi sợ bị đánh giá?

Câu trả lời đầu tiên chính là bạn. Liệu bạn có hạnh phúc và thoải mái khi phải luôn trưng bày một khía cạnh hoàn hảo để làm vừa lòng xã hội; hay cứ rụt rè thấp thỏm trong mọi công việc, không dám quyết đoán hay bộc lộ những gì mình nghĩ? 

nỗi sợ bị đánh giá tiêu cực
Làm sao để vượt qua nỗi sợ hãi?

Một người thiếu tự tin như vậy sẽ rất khó để phát triển lâu dài và độc lập trong sự nghiệp của chính họ.

Ngoài ra, những lời đánh giá cũng có thể xem là những nhận xét để bạn phấn đấu thay đổi. Bạn có quyền chọn lựa những nhận xét tích cực để tiếp thu. 

Thế nhưng, nếu bạn ngồi im chỉ vì sợ bị đánh giá, bạn sẽ mất đi cơ hội được lắng nghe những lời góp ý mang tính xây dựng và có ích đối với bản thân mình. Và tình trạng này càng kéo dài, bạn càng có nguy cơ mất niềm tin vào chính mình và cuộc sống.

Những bí quyết giúp bạn vượt qua nỗi sợ bị đánh giá

Hiểu về điểm mạnh và điểm yếu của chính mình

Nếu bạn biết mình giỏi và không giỏi ở điều gì, bạn sẽ ít bị ảnh hưởng bởi những gì người khác nói hoặc nghĩ về bạn. 

Vì vậy, hãy là người hiểu rõ những khuyết điểm của bản thân hơn bất cứ ai. Từ đó, bạn cũng sẽ học được cách đánh giá lại những lời nhận xét từ bên ngoài dành cho mình.

Cách vượt qua nỗi sợ hãi là xác định đâu lời nói giúp bạn cải thiện những gì còn thiếu sót, hay đâu là những nhận xét vô bổ và không có tính xây dựng.

Loại bỏ nỗi ám ảnh về sự hoàn hảo

Bạn cần biết, không ai trên thế giới là hoàn hảo cả. Ai cũng sẽ có những ưu điểm và khuyết điểm riêng của họ.

Ai cũng sẽ có lúc gây ra lỗi hay mắc sai phạm trong công việc. Bạn phải trải qua những điều không tốt mới có thể hiểu và đúc kết thành kinh nghiệm sống.

Đừng quá khắt khe với bản thân mà cố gắng che đậy đi các khuyết điểm, bạn có thể vẫn chưa nhận ra hết khuyết điểm của chính mình đâu.

Hãy cứ là bạn, và đón nhận nhiều lời nhận xét nhất có thể để hoàn thiện mình thành một phiên bản tốt nhất ở tương lai.

Học cách chấp nhận những nhận xét tiêu cực 

Thay vì sợ bị đánh giá và chấp nhận không làm gì cả để không bị đánh giá, hãy đối mặt với nó. Khi bạn nhận được một nhận xét tiêu cực nào đó, kể cả từ những người khó tính hay thậm chí một người sếp tồi, đừng cảm thấy bực dọc hay không vui.

Hãy đón nhận chúng một cách chân thành để hiểu thêm về điều mà mình còn thiếu sót.

cách chấp nhận nhận xét tiêu cực
Học hỏi chính là cách vượt qua nỗi sợ tâm lý bị đánh giá.

Nếu đó là một lời nhận xét trực tiếp, hãy trao đổi thêm với người đưa ra đánh giá đó. Họ nghĩ bạn đang có thiếu sót ở điểm nào và làm thế nào để có thể cải thiện những điểm yếu đó.

Hãy học cách chấp nhận, trấn an chính mình và suy nghĩ rằng các mối quan hệ sẽ tốt hơn khi không ngại nhận xét lẫn nhau để giúp nhau hoàn thiện. Tập quen được những điều này, bạn sẽ không còn ngại đám đông nghĩ gì hay đánh giá gì về bạn nữa.

Đọc thêm: Vượt Qua Nỗi Sợ Hãi Trong Công Việc

Chọn lọc những đánh giá

Tuy những lời nhận xét góp ý mang lại nhiều điểm tốt, thế nhưng không phải tất cả mọi đánh giá đều có giá trị. Bạn hãy để tâm đến những lời nói mang tính xây dựng, góp ý thay vì những lời chê bai khó nghe mang tính chỉ trích. 

Có nhiều người thường đưa đánh giá chủ quan một cách vội vàng khi chỉ gặp mặt nhau một vài lần. Hãy đặt câu hỏi rằng liệu họ đã có đủ thời gian để hiểu hết về bạn khi đưa ra nhận xét hay không? 

Trong trường hợp câu trả lời là không, bạn có thể ghi nhận nhưng đừng quá bận tâm lời đánh giá đó. Điều quan trọng là đừng để tất cả mọi người định nghĩa lại về con người bạn, trong khi bạn mới là người cần làm điều đó.

Lời kết

Nỗi sợ bị đánh giá là tâm lý chung của nhiều người. Hội chứng sợ xã hội cũng một phần bắt đầu từ chính tâm lý này. Chính vì vậy, bạn nên biết cách vượt qua nỗi sợ tâm lý này và làm chủ được cảm xúc của bản thân.

Có vậy, bạn mới có thể hài lòng với cuộc sống mà mình có và trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân.

Để có thể phát triển cả về sự nghiệp và tính cách của mình, đừng quên đến với Glints Việt Nam bạn nhé!

Đọc thêm: 7 Cách Để Bạn Có Thể Bằng Lòng Với Những Gì Mình Có

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 4.1 / 5. Lượt đánh giá: 11

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X