×

1001 Bí Kíp Làm Việc Với Người Khó Tính

Ngày đăng: 03/08/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 06/10/2022

Hầu hết chúng ta đều thích làm việc trong một môi trường thoải mái, ít áp lực công việc. Tuy nhiên trong cuộc sống sẽ khó thể tránh khỏi những điều không mong muốn, đó có thể là một người sếp hoặc những người đồng nghiệp khó tính. Vậy bí kíp làm việc với người khó tính là gì?

Cùng lắng nghe những chia sẻ chân thành từ Glints qua bài viết dưới đây nhé!

Thế nào là người khó tính trong công việc?

Hiểu đơn giản, người khó tính trong công việc là người có sự khắt khe trong giao tiếp, ứng xử. Họ không thực sự cởi mở với các mối quan hệ có thể ở cả trong và ngoài công việc, rất khó để khiến những người này cảm thấy hài lòng hoặc thỏa mãn. 

Thông thường, nhóm người này sẽ đặt ra cho bản thân những tiêu chuẩn đánh giá sự vật hay sự việc khá cứng nhắc, nếu không đủ đáp ứng yêu cầu của họ, họ sẽ tỏ thái độ khó chịu rất rõ ràng bằng cách chỉ trích, thậm chí nạt nộ người khác.

Sau đây là những đặc điểm dễ dàng nhận thấy khi làm việc với người khó tính:

1. Có yêu cầu rất khắt khe

Những người khó tính trong công việc hay đưa ra nhiều đề nghị khắt khe, khó nhằn. Họ luôn buộc người khác phải thực hiện những yêu cầu này một cách nhanh chóng, phải đáp ứng đúng và đủ tất cả những điều kiện họ mong muốn. 

2. Ghét khi ý kiến bị bác bỏ

Một điều thường thấy ở người khó tính là cái tôi của họ rất cao. Họ rất dễ cáu kỉnh, nổi nóng khi người khác bác bỏ ý kiến của mình. Họ tỏ ra bị kích động, bất bình và luôn khư khư giữ lấy quan điểm của bản thân.

Chính vì thế, khi có ý kiến trái chiều lúc làm việc với người khó tính bạn nên từ tốn giải thích, không vội phủ nhận đóng góp của họ. 

3. Không thích lắng nghe

Để thuyết phục người khó tính làm việc gì đó hay nhờ cậy họ là một chuyện rất khó khăn. Thường họ không thích lắng nghe, rất ghét bị sai bảo hay nhờ vả.

Họ thường phớt lờ những lời đề nghị và chẳng hạn như đột nhiên có công việc phát sinh, họ sẽ vờ như không biết hoặc tỏ ra bất mãn. 

4. Soi xét quá mức

Có thể xem người khó tính trong công việc thuộc tuýp người theo chủ nghĩa hoàn hảo. Họ chú ý đến từng chi tiết nhỏ nhặt nhất, để không bất kỳ sai sót nào xảy ra.

Khi làm việc với nhóm người này chắc chắn bạn sẽ dễ bị bắt lỗi hoặc soi xét quá mức.

Người khó tính thường dễ nổi nóng trong công việc
Người khó tính thường dễ nổi nóng trong công việc

Đọc thêm: Cách Giải Quyết Xung Đột Khéo Léo Trong Công Việc

Làm việc với người khó tính: Làm thế nào có thể?

Nếu phải làm việc với cấp trên khó tính bạn phải ứng phó ra sao? Vùng lên hay là bỏ cuộc? Đôi khi không phải là họ muốn khó tính mà vì tính chất công việc nên buộc phải như vậy. Do đó vẫn có nhiều cách để chinh phục được trái tim của họ và một số bí kíp làm việc với người khó tính đó là: 

1. Thẳng thắn một cách tinh tế

Tại nơi làm việc bạn sẽ khó lòng tránh khỏi những lần tiếp xúc với người khó tính. Những người đó có thể là sếp, người hướng dẫn hay đồng nghiệp. Dù bạn có mong muốn hay không, bạn buộc phải chấp nhận sự thật này. 

Đồng nghiệp của bạn có thể vô tình hành động theo những cách đáng ghét hoặc khó chịu chỉ vì họ không nhận thức được các hành vi của họ ảnh hưởng đến người khác. Có lẽ họ không nhận ra những điều này vì không ai đủ can đảm hay muốn chuốc lấy phiền phức để nói với họ.

Tốt nhất vẫn nên đối mặt, coi họ là bài toán khó để khéo léo tìm ra lời giải. Bạn nên thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình nhưng vẫn giữ trạng thái mềm mỏng, ôn hòa. Thể hiện sự quan tâm đến cảm nhận của người đối diện để dễ tìm ra tiếng nói chung. 

2. Hít thở sâu, giữ bình tĩnh

Bạn có thể bị áp đảo tinh thần khi gặp bộ mặt lạnh như băng hoặc một đôi mắt rực lửa từ sếp. Những lời lẽ trách móc thậm tệ rất dễ khiến bạn cảm thấy tổn thương sâu sắc. Vì vậy, bạn cần phải bình tĩnh để không bị đè bẹp bởi áp lực họ gây ra. 

Những lúc như trên bạn chỉ cần giữ im lặng và lắng nghe lời phê bình. Đừng quên ghi chú lại các góp ý từ sếp và hứa rằng sẽ không tái phạm sai lầm hay sẽ cố gắng hoàn thiện bản thân mình, tránh cãi lại vì chỉ khiến mọi chuyện như đổ thêm dầu vào lửa. 

Total Wellness khuyến nghị, khi bạn bắt đầu cảm thấy căng thẳng hoặc bị làm phiền, hãy nghỉ ngơi một chút, hít thở không khí và tập thở sâu. Các bài tập hít thở sâu có thể giúp bạn lấy lại sự tập trung và bình tĩnh.

Đọc thêm: 10+ Cách Vực Dậy Tinh Thần Cực Kỳ Hữu Ích Khi Gặp Áp Lực

3. Giữ góc nhìn đa chiều

Tính cách dễ kích động ở người khó tính không giống với kiểu người thích được nuông chiều. Tuy nhiên, một điểm tương đồng giữa cả hai là đều yêu cầu sự thấu hiểu. Những người có tính thích được chiều chuộng có xu hướng hách dịch và kín kẽ hơn. Đối với những người khó tính có xu hướng lo lắng thái quá và hướng về chi tiết. 

Dù theo cách nào, cả hai đều đòi hỏi rất nhiều lòng trắc ẩn và sự thấu hiểu. Giữ một tâm trí cởi mở và góc nhìn đa chiều khi đối mặt với họ có thể giúp một người khó tính trong công việc cảm thấy được đồng cảm theo một cách nào đó. 

Điều gì đang khiến anh ấy/ cô ấy hành động theo cách này? Điều gì đang ngăn cản người đó hợp tác với bạn? Bạn có thể giúp gì cho họ? Một người khó tính cũng cần có ai đó thấu hiểu và giúp họ bình tĩnh giải quyết vấn đề.

4. Chú ý ngôn ngữ cơ thể

Khi đối mặt với một người khó tính, bạn nên chú ý ngôn ngữ cơ thể của mình. Bạn không nên gồng cứng mà cố gắng thả lỏng, tạo tâm thế thoải mái nhất có thể. 

Những người khó tính thường rất dễ tiếp nhận ngôn ngữ cơ thể của đối phương. Có nghĩa chỉ cần ánh nhìn dè dặt, một tiếng thở dài, mũi giày của bạn không hướng vào họ. Chính những điều này đều khiến họ không thoải mái và rất dễ rơi vào trạng thái căng thẳng. 

Hãy cố gắng giữ cho bản thân không bị kích động. Nếu bạn cảm thấy mọi thứ bắt đầu trở nên trầm trọng hơn, hãy lảng đi nơi khác. Bạn cũng nên tránh xa họ ra cho đến khi bạn có thể lấy lại bình tĩnh.

5. Tạo ra giới hạn nhất định

Thông thường, những người khó tính không tôn trọng giới hạn của người khác. Đó có thể là sự tự nhiên quá mức kể cả không gian hoặc thời gian riêng tư của bạn. Dù là nguyên nhân nào, bạn cũng cần đặt ra ranh giới với người kia.

Ví dụ, nếu người này luôn trễ 15 phút trong mọi cuộc họp với bạn, hãy thử nói,

“Tôi có thời gian hạn chế để gặp bạn và điều quan trọng là các cuộc họp của chúng ta phải bắt đầu đúng giờ, vì vậy lần sau bạn đừng tới quá trễ, tối đa bạn chỉ có 10 phút”.

Tuy nhiên, để có tác động tích cực nhất, bạn cần phải tuân theo ranh giới của mình. Vì vậy, nếu người đó đến trễ hơn 10 phút với cuộc họp tiếp theo, hãy lên lịch lại và không gặp ngoài thời gian đã định. Theo thời gian, người kia có thể hiểu được và thay đổi hành vi của họ.

6. Tránh đàm tiếu, đưa chuyện

Những đồng nghiệp khó tính có thể làm tiêu hao năng lượng trong bạn. Dần dần bạn sẽ thấy rất khó chịu và cần phải giải tỏa chúng. Mặc dù bạn có thể buôn chuyện về người đồng nghiệp đáng ghét của mình với những đồng nghiệp khác, nhưng về lâu dài, những lời đồn đại chắc chắn sẽ quay lại cắn bạn thật đau.

Việc ngồi lê đôi mách có thể sẽ biến bạn thành kẻ khó ưa trong mắt mọi người. Nếu bạn thấy lo lắng, tốt nhất bạn nên đối mặt trực tiếp với đồng nghiệp của mình. Sau đó hãy thẳng thắn trao đổi, bày tỏ điều khiến bạn phiền lòng với người quản lý của bạn. 

Nếu bạn quá áp lực hãy thẳng thắn chia sẻ cảm nhận của mình
Nếu bạn quá áp lực hãy thẳng thắn chia sẻ cảm nhận của mình

7. Nếu bạn đạt giới hạn

Nếu bạn đã sử dụng hết mọi thứ trong danh sách này và vẫn gặp khó khăn trong việc đối phó với những người này, có thể đã đến lúc bạn chấm dứt sự khó chịu dai dẳng đó. và bạn cũng cần phải tập trung vào chính mình. 

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc tập trung vào bản thân do phải đối mặt với một người có tính cách khó chịu trong công việc, bỏ đi sự quan tâm đến họ có lẽ là điều tốt nhất cho cả hai người.

Bạn không thể để mình trở thành “túi đấm cảm xúc” của ai đó bởi vì bạn phải đồng cảm với hoàn cảnh của họ dù thực sự không muốn. Ngó lơ sự tồn tại của họ là lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe tinh thần của chính bạn.

Các lợi khi làm việc với người khó tính

Làm việc với người khó tính mặt khác có thể giúp bạn rèn giũa được nhiều kỹ năng trong công việc lẫn trong cuộc sống thường ngày. Dưới đây là một số những điểm tốt có thể kể ra: 

1. Rèn khả năng chịu áp lực

Làm việc trong môi trường có sếp và đồng nghiệp khó tính quả là một nỗi ám ảnh. Thế nhưng bạn cũng đừng quên “áp lực mới tạo ra kim cương”. Không có công việc nào là dễ, hãy coi đây là những thử thách mà bạn cần phải vượt qua.

Qua những lần như thế tôi luyện được cảm xúc cứng rắn hơn, tăng khả năng chịu áp lực theo từng ngày để trong mọi tình huống bạn luôn làm chủ, không bị bỡ ngỡ, choáng váng trước môi trường khắc nghiệt. 

2. Học cách tự lập

Ví những nhân viên mới vào nghề như những đứa trẻ đang chập chững học đi, sau những lần té đau mà bạn vẫn cố gắng đứng lên, chắc chắn rằng bạn sẽ có thể biết đi nhanh hơn những đứa trẻ khác.

Cấp trên khó tính giúp bạn trưởng thành hơn, thay vì trông chờ đến sự giúp đỡ của người khác, bạn học được cách tự lực cánh sinh, tự bước đi trên chính đôi chân của mình.

3. Phát triển kỹ năng giao tiếp

Đồng nghiệp và cấp trên càng khó tính, chúng ta càng phải cẩn trọng trong từng hành động, cử chi. Dần dần, bạn sẽ dễ dàng nhận ra kỹ năng giao tiếp của mình đã hoàn thiện hơn rất nhiều.

Ép bản thân vào khuôn khổ đôi khi sẽ giúp bạn giữ vững chuẩn mực trong mọi mối quan hệ trong xã hội, giúp bạn chiếm trọn niềm tin với mọi người. 

4. Cơ hội tạo nên đội nhóm

Sức mạnh tập thể đóng vai trò quan trọng với sự phát triển của doanh nghiệp. Để công việc được trôi chảy, các dự án được vận hành trơn tru hơn, đòi hỏi mỗi người trong nhóm phải biết đoàn kết, hạ cái tôi cá nhân, giữ thái độ hòa nhã và luôn tôn trọng mọi ý kiến được đóng góp cho đội nhóm. 

Biết cách làm việc với người khó tính sẽ mang lại hiệu suất cao
Biết cách làm việc với người khó tính sẽ mang lại hiệu suất cao

Đọc thêm: Cách Rèn Luyện Kỹ Năng Làm Việc Nhóm Hiệu Quả, Tăng Hiệu Suất

Kết

Bài viết đã cung cấp một số bí kíp làm việc với người khó tính, cách để đối mặt với những áp lực mà họ tạo ra. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ phần nào giúp bạn giải quyết được khó khăn mà bạn gặp phải.

Đừng quên truy cập vào Glints.vn để theo dõi những bài viết hữu ích mới nhất và tìm kiếm những cơ hội việc làm cho bản thân!

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 4

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X