×

10 Cách Tạo Động Lực Làm Việc Bạn Nên Áp Dụng Ngay

Ngày đăng: 05/04/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 10/01/2023

Động lực làm việc là yếu tố quan trọng, quyết định lớn đến năng suất, hiệu quả và khả năng thăng tiến của bạn trong một công việc. Cảm thấy mệt mỏi hay chán nản công việc là dấu hiệu đáng báo động để chúng ta đánh thức lại chính mình. Vậy, bạn đã biết cách tạo động lực làm việc nếu rơi vào tình trạng này chưa?

Nếu vẫn chưa biết phải làm gì khi chán việc, hãy áp dụng 10 cách sau đây để lấy lại sức sống làm việc nhanh chóng nhé.

Động lực làm việc là gì mà ai cũng cần có?

Động lực làm việc: Hiểu đúng để dễ dàng tạo ra nó

Hãy cùng “mổ xẻ” định nghĩa của “động lực làm việc” dưới góc nhìn tâm lý học. 

Động lực hay có tên là motivation trong tiếng Anh. Định nghĩa chung nhất về động lực theo nghiên cứu “Motivation related to work” của nhóm Kanfer, Frese M, và Johnson R.E được đăng tải bởi trường đại học Cambridge năm 2015 (1) như sau: 

“Động lực là những lực tâm lý tạo ra quá trình phức tạp của những suy nghĩ và hành vi có định hướng mục tiêu. Các quá trình này xoay quanh các nội lực tâm lý và môi trường bên ngoài để xác định hướng đi, sức mạnh, và mức độ bền bỉ trong hành vi cá nhân đối với một mục tiêu cụ thể.” 

tạo động lực làm việc
Động lực làm việc là gì

Trong môi trường làm việc, chúng ta có “work motivation”. 

Động lực làm việc hay work motivation là tập hợp những năng lượng bên trong mối cá nhân và môi trường xung quanh họ, thúc đẩy những hành vi liên quan đến công việc; đông thời xác định hình thức, phương hướng, cường độ, và thời gian của họ.  

Động lực làm việc chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố nào?

Bạn có biết tại sao mình dễ rơi vào trạng thái “mất động lực làm việc” không? Đơn giản là vì nó bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố, bao gồm: 

  • Tính cách cá nhân
  • Nhu cầu cá nhân
  • Cuộc sống bên ngoài công việc và các mối quan hệ
  • Công việc 
  • Áp lực đồng trang lứa
  • Áp lực cuộc sống cá nhân

Thực tế, có rất nhiều sự kiện xảy ra không như mong muốn cũng có thể ảnh hưởng đến động lực làm việc của bạn. Áp lực trưởng thành cũng sẽ khiến suy nghĩ tiêu cực đá phăng động lực làm việc. 

Chính vì vậy, khi một trong những yếu tố trên “bất ổn”, hay thậm chí tất cả; động lực làm việc của bạn sẽ bị lung lay. 

Đọc thêm: 6 Cách Giảm Stress Trong Công Việc

Động lực làm việc quan trọng như thế nào? 

Động lực làm việc là điều mà ai cũng muốn có vì nó mang lại niềm hứng thú đối với công việc và tăng năng suất. 

Một khi nhân viên có động lực làm việc, họ nỗ lực đóng góp hết mình cho công ty. Mỗi cá nhân đều lan toả năng lượng tích cực sẽ tạo nên một môi trường làm việc lý tưởng. 

Động lực làm việc cũng giúp giảm tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên. Chính vì vậy, xây dựng một môi trường làm việc lý tưởng tạo động lực làm việc là giải pháp hiệu quả để các công ty giữ chân nhân viên. 

Nếu một ngày bạn thức giấc và không có một chút động lực nào để đến công ty, hãy chữa lành bằng 10 cách hiệu quả sau.

10 Cách tạo động lực dành bạn nên thử ngay lúc này

Nghĩ đến kết quả mà bạn đạt được khi làm việc chăm chỉ

Hãy vẽ ra bức tranh kết quả công việc mà bạn mong muốn đạt được. Đưa vào đó những con số cụ thể giúp bạn dễ hình dung hơn về nó và gắn thêm mốc thời gian nếu có thể. 

Tưởng tượng bạn sẽ hạnh phúc và hài lòng như thế nào nếu đạt được kết quả đó. Nếu khao khát đủ mãnh liệt, bạn sẽ có động lực để mỗi ngày hoàn thành một đầu việc trong kế hoạch. Thời gian chạm tới bức tranh kết quả sẽ được rút ngắn nhờ động lực làm việc của bạn.

Uống nước và nghỉ ngơi

Nghe có vẻ đơn giản nhưng nếu bạn cho phép bản thân được thảnh thơi đôi phút, một cơ thể tràn đầy năng lượng sẽ giúp bạn làm việc tốt hơn gấp bội phần. 

uong nuoc nghi ngoi
Uống nước và nghỉ ngơi

Sẽ rất ngán ngẩm và mệt mỏi nếu bạn cứ chăm chăm làm việc. Biểu hiện của chán việc không phải chỉ xuất hiện khi bạn gặp chuyện không suôn sẻ, mà kể cả khi bạn làm việc quá sức.  

Điều này dẫn đến việc chán làm mỗi ngày ở những khoảnh khắc mệt mỏi. Vậy làm gì khi chán việc? Câu trả lời đơn giản nhất chính là uống nước và nghỉ ngơi đôi chút. Nếu như cơ thể đang cảnh báo, bạn hãy đáp lời và cho phép nó được nghỉ ngơi.

Nước uống sẽ giúp bạn tỉnh táo, chợp mắt 5 phút sẽ giúp bạn xóa tan cơn uể oải, mỏi nhoài. Áp dụng một phương pháp làm việc khoa học có thể giúp ích bạn trong việc dần dần tìm lại động lực làm việc đấy.

Học gì đó mới mẻ

Nếu bạn đang quá chán nản mới những gì mình đang làm, hãy thử một thứ gì đó mới mẻ hơn. Nhiều trường hợp, công việc quá tẻ nhạt và không có thử thách khiến người ta dễ mất động lực. 

Lúc này, bạn có thể đề xuất với cấp trên để có cơ hội được thử thách với mội nhiệm vụ mới. Hoặc đơn giản, hãy tạo động lực làm việc bằng cách gián tiếp hơn. Hãy học một kỹ năng hay môn nghệ thuật mới để “refresh” đầu óc khỏi mớ công việc ngổn ngang. Một khoá học vẽ tranh, chụp ảnh hay panio có thể giúp bạn thay đổi suy nghĩ và lấy lại nguồn năng lược đã mất.

Đọc thêm: Những Bài TED Talk Hay Khơi Gợi Cảm Hứng Làm Việc Cho Bạn

Tìm hiểu và phân tích nguyên nhân

Có rất nhiều yếu tố khác nhau khiến bạn không còn động lực làm việc. Những lúc như thế hãy tỉnh táo và cẩn thận xem xét tình hình.

tim hieu phan tich nguyen nhan
© Pexels.com

Tự hỏi bản thân xem mình chán công việc hiện tại, đánh mất động lực làm việc từ đâu và cố gắng tìm ra giải pháp cho nó. Có 5 yếu tố chính tác động đến động lực làm việc của một người: 

  • Kiến thức được học
  • Lương
  • Độ phù hợp của công việc với năng lực bản thân 
  • Môi trường làm việc
  • Quan hệ đồng nghiệp / cấp trên

Chỉ cần một (hoặc một vài) trong số 5 yếu tố trên trở nên tệ đi, động lực làm việc của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực rất nhiều.

Thường thì người trẻ sẽ đòi hỏi sự hoàn mỹ về một công ty trong mơ. Thế nhưng khó có một công việc nào có thể đáp ứng hoàn hảo tất cả những tiêu chí trên cho bạn. Vì vậy, hãy biết cân đo thứ bậc quan trọng của 5 yếu tố, xem điều gì là quan trọng nhất với bạn ở thời điểm đó.

Nếu động lực lớn nhất của bạn là tiền lương và bạn cho rằng mức lương hiện tại là chưa hợp lý, hãy ngỏ một lời đề nghị tăng lương với cấp trên (tất nhiên bạn cũng sẽ cần chứng minh bạn xứng đáng với điều đó). 

Nếu động lực lớn nhất của bạn là đồng nghiệp nhưng lại có mâu thuẫn, hãy tìm cách giải quyết. Một buổi cafe sau giờ làm việc, hoặc cùng chia sẻ đồ ăn vặt trong giờ làm cũng sẽ khiến mối quan hệ giữa mọi người trở nên tốt hơn rất nhiều.

Trang trí và dọn dẹp lại góc làm việc

Nếu bạn đang tự hỏi làm gì khi chán việc, thì việc trang hoàng lại không gian làm việc ở nhà giúp bạn mang lại một sự khởi đầu mới tại nơi làm việc.

trang trí tạo động lực làm việc
Tạo động lực làm việc bằng cách trang trí lại góc làm việc

Điều đầu tiên bạn cần làm chính là thu dọn gọn gàng ngăn nắp lại các giấy tờ và văn phòng phẩm trong phạm vi làm việc của mình. Hãy sắp xếp lại không gian sao cho phù hợp với nhu cầu của bản thân.

Một không gian gọn gàng tô điểm một chút dấu ấn cá nhân có tác động không nhỏ trong việc giúp bạn loại bỏ căng thẳng, và biết đâu có thể tìm lại động lực làm việc một ngày không xa.

Tự thưởng cho mình một kì nghỉ ngắn

Làm gì khi chán việc? Hãy đi du lịch. Việc thường xuyên làm việc quá sức và không dành đủ thời gian cho bản thân để nghỉ ngơi và phục hồi có thể dẫn đến cảm giác bực bội và ghét bỏ công việc của mình.

Hãy dành thời gian cho một chuyến du lịch ngắn ngày, chọn những nơi bạn có thể hoàn toàn thư giãn và tạm quên đi văn phòng một vài ngày sẽ mang lại những lợi ích to lớn trong việc tìm lại động lực làm việc và giúp bạn thoải mái tinh thần.

Xem lại cách sinh hoạt của bạn

Nếu những yếu tố đến từ bên trong công ty không tác động đến động lực làm việc của bạn nhưng bạn vẫn cảm thấy chán nản. Hãy xem lại thói quen sinh hoạt của bản thân.

Bạn có đang quá sức làm việc hay không? Bạn có thức khuya nhiều hay không? Hãy bạn có đang có tâm sự gì trong đời sống cá nhân mà không biết giãi bày cùng ai? 

Những tác động đến từ thói quen sinh hoạt cũng khiến cơ thể bạn mất đi sinh lực, cảm thấy uể oải chẳng muốn làm gì đấy.

tạo động lực làm việc
Chú ý đến cách sinh hoạt của bạn

Giải pháp cho vấn đề này chính là bạn chỉ cần ăn uống đúng giờ, ngủ đúng giấc, nạp nước cho cơ thể đầy đủ. Nếu có nhiều thời gian, hãy xây dựng một chế độ ăn uống thật thanh đạm, cộng với áp dụng những cơ chế hoạt động thể dục thể thao mỗi ngày.. Chỉ những điều đơn giản thế thôi cũng đủ để bạn hồi phục lại sức khỏe của bản thân.

Xác định lại mục tiêu công việc 

Nếu bạn đang làm việc theo cảm tính và không có một mục tiêu cụ thể, hãy suy nghĩ nghiêm túc về nó. Bạn có thể nhìn lại công việc hiện tại của mình và xem xét liệu mình có đang đi đúng hướng không. Cần nhắc chuyển đổi công việc cũng có thể xảy ra.

Nếu đang tham gia một dự án, hãy nhìn lại mục tiêu bạn đã đề ra và gắn chặt với những hành động bạn có thể làm để đạt được nó. Một mục tiêu rõ ràng sẽ giúp bạn tập trung đi đúng hướng. 

Đọc thêm: Làm Thế Nào Để Khám Phá Đam Mê Công Việc?

Phát tín hiệu trợ giúp tới cấp trên

Nếu nguyên nhân khiến bạn mất hết động lực làm việc bắt nguồn từ tính chất công việc, vấn đề về môi trường, văn hoá công ty, hay lương, hãy giãi bày với cấp trên. 

Hãy nói cho họ biết bạn đang gặp phải vấn đề gì và mong muốn cách giải quyết ra sao. Một người sếp biết lắng nghe và thấu hiểu sẽ giúp bạn tạo ra những thay đổi tích cực. 

Và khi đó tạo động lực làm việc không chỉ là vấn đề của cá nhân bạn nữa. Sếp bạn có thể sẽ quan tâm đến khía cạnh này hơn và bắt đầu xây dựng một nơi làm việc tràn ngập nhiệt huyết cho nhân viên.

Tính đến phương án nghỉ việc nếu cần thiết

Điều này không có nghĩa bạn được khuyến khích nghỉ việc khi gặp chút khó khăn. Tuy nhiên, bạn cũng có thể chủ động lập kế hoạch cho tương lai của mình.

cách tạo động lực làm việc
Thay đổi công việc khi hết động lực làm việc

Điều này có thể bao gồm việc nghiên cứu các vị trí khác trong hoặc ngoài công ty của bạn, xây dựng và kết nối mạng lưới chuyên nghiệp của mình, cập nhật CV và nâng cao kỹ năng với một vài khóa học. 

Đọc thêm: Những Thời Điểm Thích Hợp Để Bạn Nghỉ Việc

Tất cả sẽ giúp bạn giải tỏa rất nhiều áp lực ở công việc hiện tại. Vì bạn biết rằng nếu bạn không thể tìm lại động lực làm việc, bạn vẫn có những kế hoạch tiếp theo cho tương lai.

Các câu nói giúp bạn tạo động lực làm việc

  1. “When we strive to become better than we are, everything around us becomes better too.” (Paulo Coelho)            

Tạm dịch: “Khi chúng ta cố gắng trở nên tốt hơn chính mình, mọi thứ xung quanh ta trở nên tốt đẹp hơn.”

  1. “You’ve got to get up every morning with determination if you’re going to go to bed with satisfaction.” (George Lorimer)

Tạm dịch: “Bạn sẽ phải thức dậy mỗi sáng với sự quyết tâm nếu muốn đi ngủ trong sự hài lòng.”

  1. “Just one small positive thought in the morning can change your whole day.” (Dalai Lama)

Tạm dich: “Chỉ một suy nghĩ tích cực vào buổi sáng có thể thay đổi cả một ngày của bạn.”

  1. “The future depends on what you do today.” (Mahatma Gandhi)

Tạm dịch: “Tương lai phụ thuộc vào những gì bạn làm ngày hôm nay.”

  1. “Don’t be afraid to give your best to what seemingly are small jobs. Every time you conquer one it makes you that much stronger. If you do the little jobs well, the big ones will tend to take care of themselves.” (William Patten)

Tạm dịch: “Đừng ngại cố gắng hết sức làm những công việc nhỏ bé. Mỗi lần bạn vượt qua một thứ, nó sẽ khiến bạn mạnh mẽ hơn. Nếu bạn hoàn thành các công việc nhỏ bé một cách hoàn hảo, những công việc to lớn sẽ tự chúng đâu vào đấy.”

Nguồn tham khảo

  1. Motivation related to work
  2. 87 Inspirational Quotes for Work

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 4.9 / 5. Lượt đánh giá: 15

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X