×

Tự Do Ngôn Luận Là Gì? Ý Nghĩa Của Tự Do Ngôn Luận

Ngày đăng: 03/01/2024 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 31/01/2024

tu-do-ngon-luan-la-gi 1

Tự do ngôn luận chính là nguyên tắc giúp cho cá nhân hoặc một cộng đồng có quyền tự do nói ra những quan điểm, ý kiến của bản thân. 

Tự do ngôn luận là quyền của mỗi cá nhân, mỗi tổ chức, đây cũng là quyền được pháp luật quy định rõ. Vậy tự do ngôn luận là gì? Nguồn gốc ra sao? Quyền tự do ngôn luận có quan hệ như thế nào với những quyền khác? Hạn chế quyền tự do ngôn luận được quy định như thế nào?

Tất cả những thắc mắc trên sẽ được Glints chia sẻ đến bạn đọc ngay trong bài viết sau đây. Cùng theo dõi để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

1. Tự do ngôn luận là gì? Quyền tự do ngôn luận là gì?

Tự do ngôn luận được hiểu là nguyên tắc đảm bảo cho một cá nhân, tổ chức hay một cộng đồng có quyền nói ra những quan điểm, ý kiến của bản thân mà không sợ người khác trả thù, kiểm duyệt hay trừng phạt bằng pháp luật. 

Quyền tự do ngôn luận là gì? Quyền tự do ngôn luận được quy định cụ thể tại Điều 25 Hiến pháp 2013 cụ thể: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”. 

Theo đó, quyền tự do ngôn luận được hiểu là quyền tự do trong giới hạn mà pháp luật quy định, phù hợp với các giá trị về mặt đạo đức, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. 

tu-do-ngon-luan
Tự do ngôn luận là gì

Đọc thêm: Critical Thinking Là Kỹ Năng Gì Mà Phổ Biến Và Quan Trọng Như Vậy?

2. Nguồn gốc quyền tự do ngôn luận

Quyền tự do ngôn luận có lịch sử lâu đời, trước cả những văn kiện quốc tế ngày nay. Theo đó, nhiều người cho rằng nguyên tắc dân chủ của người Athen cổ đạo về tự do ngôn luận đã xuất hiện vào cuối thế kỷ thứ 6 hoặc đầu thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. Các giá trị của nền Cộng hòa La Mã đã bao gồm quyền tương tự đối với tự do ngôn luận và tự do tôn giáo. 

Khái niệm về tự do ngôn luận cũng được tìm hấu trong những tài liệu nhân quyền trước đó. Tuyên ngôn về quyền của con người và công dân đã được thông qua trong Cuộc cách mạng Pháp năm 1789, khẳng định quyền tự do ngôn luận chính là đặc quyền khó có thể thay đổi. 

Tuyên ngôn quy định về quyền tự do ngôn luận trong Điều 11 như sau: “Quyền tự do trao đổi ý kiến và quan điểm là một trong những điều quý giá nhất về quyền của con người. Mọi công dân có thể, theo đó, có quyền tự do phát biểu, viết và in ấn, nhưng sẽ chịu trách nhiệm về việc lạm dụng quyền tự do này theo luật định.”

Ngoài ra, Điều 19 trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền được thông qua vào năm 1948 cũng đã nêu rõ: 

“Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia.”

Ngày nay, tự do ngôn luận được công nhận cụ thể trong luật nhân quyền của quốc tế và từng khu vực. Cụ thể quyền tự do ngôn luận được quy định như sau:

  • Tại Điều 19 của công ước quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị
  • Điều 10 của công ước Châu Âu về Nhân quyền
  • Điều 13 của Công ước châu Mỹ về Nhân quyền
  • Điều 9 của Hiến chương Châu Phi về Quyền con người và Quyền các Dân tộc

3. Quyền tự do ngôn luận với các quyền khác

Quyền tự do ngôn luận có quan hệ chặt chẽ với các quyền khác. Nó có thể bị hạn chế khi xảy ra xung đột với các quyền khác, quyền tự do biểu đạt có mối quan hệ chặt chẽ với các quyền được xét xử công bằng và quá trình tố tụng tại tòa án, quá trình thực hiện có thể hạn chế tiếp cận với việc tìm kiếm thông tin hay xác định cơ hội, phương tiện mà ở đó quyền tự do ngôn luận có thể phát huy tác dụng trong phạm vi tố tụng.

Dựa theo nguyên tắc chung, quyền tự do biểu đạt không được xâm phạm quyền riêng tư, cũng như danh dự và uy tín của những người khác. 

Quyền tự do ngôn luận có ý nghĩa đặc biệt trong truyền thông báo chí. Tuy nhiên, tự do báo chí không nhất thiết hỗ trợ tự do ngôn luận. Thông thường  quyền tự do ngôn luận được nhìn nhận như một quyền thụ động, có nghĩa về mặt pháp lý chính phủ yêu cầu không được đưa ra hành động chống đối lại người nào đó mà chỉ căn cứ dựa trên quan điểm của chính người nói. 

Đọc thêm: Văn Hoá Ứng Xử Là Gì? Thế Nào Là Văn Hoá Ứng Xử Nơi Công Sở Phù Hợp

4. Hạn chế tự do ngôn luận là gì

Một số người cho rằng, quyền tự do ngôn luận không phải là quyền tuyệt đối. Hầu hết hệ thống luật pháp của các nước hiện nay đã đặt ra giới hạn cụ thể về quyền tự do ngôn luận, đặc biệt khi quyền này xung đột với các quyền và sự bảo vệ khác. Cụ thể đối với trường hợp phỉ báng, vu khống, khiêu khích, tục tĩu, phát ngôn gây thù hằn và sở hữu trí tuệ.

quyen-tu-do-ngon-luan
Hạn chế tự do ngôn luận là gì

Tại các nước Châu Âu, báng bổ sẽ bị giới hạn khỏi tự do ngôn luận. Theo đó, một số tổ chức công cộng có thể ban hành các chính sách hạn chế quyền tự do ngôn luận như: quy định về ngôn từ và các trường công lập, hạn chế quyền tự do ngôn luận có thể đặt thông qua sự trừng phạt pháp lý hay lên án của xã hội hoặc cả hai. 

Một số quan điểm cung không được phép phát ngôn, bởi nó gây hại cho những người khác. Điều này bao gồm các phát ngôn sai, gây nguy hiểm làm ảnh hưởng đến những người xung quanh. 

5. Một số câu hỏi về tự do ngôn luận

Sau đây là một số câu hỏi thường gặp về tự do ngôn luận, bạn có thể tìm hiểu để hiểu rõ hơn về quyền này, cụ thể:

5.1 Tự do báo chí là gì?

Quyền tự do báo chí được hiểu là quyền công dân được quyền sáng tạo các tác phẩm báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, cung cấp thông tin báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí, liên kết với cơ quan báo chí để in và phát hành báo in, các sản phẩm báo chí. Báo chí có vai trò quan trọng giúp công dân được tự do thực hiện quyền tự do ngôn luận của bản thân. 

5.2 Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí theo Hiến pháp năm 2013?

Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí được quy định cụ thể theo Hiến pháp năm 2013 cụ thể: 

“Công dân có quyền tự do ngôn luận tự do báo chí tiếp cận thông tin hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”

Ngoài ra, được quy định trong nhiều đạo luật quan trọng như luật an ninh mạng hay luật báo chí. Tuy nhiên cũng như các quyền khác, công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận tự do báo chí phải nằm trong khuôn khổ mà pháp luật đã quy định. 

Theo đó khi thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí công dân phải tuân thủ các quy định của Pháp luật để bảo vệ chế độ xã hội, bảo vệ nhà nước và không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của những người xung quanh.

6. Lợi dụng quyền tự do ngôn luận để xâm phạm đến lợi ích của người khác bị xử lý như thế nào?

Theo Điều 331 Bộ luật Hình sự 2015, việc lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức sẽ bị xử phạt như sau:

“Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.”

Lời kết

Trên đây là toàn bộ những thông tin về tự do ngôn luận là gì. Hy vọng những chia sẻ trên của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, từ đó nắm được những quyền lợi, hạn chế trong quá trình sử dụng quyền tự do ngôn luận của bản thân. 

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X