×

Tín Chỉ Là Gì? 5 Điều Sinh Viên Đại Học Cần Nắm Rõ Khi Học Theo Tín Chỉ

Ngày đăng: 22/09/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 20/02/2024

Theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT,  tại nước ta đang tổ chức đào tạo theo hai phương thức, bao gồm đào tạo theo niên chế và đào tạo theo tín chỉ. Trong bài viết này, Glints sẽ chia sẻ đến bạn chủ đề “Tín chỉ là gì?”, cũng như các thông tin mà sinh viên đại học cần biết khi học tập theo phương pháp này.

1. Tín chỉ là gì?

Tín chỉ đại học là gì? Tín chỉ là một đơn vị dùng để đo lường mức độ học tập của một hệ thống ECTS. Một tín chỉ tương đương đương với 15 tiết học lý thuyết, 30 tiết học thực hành và thí nghiệm hoặc thảo luận; 60 giờ thực tập tại cơ sở hoặc 45 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn, đồ án hoặc khóa luận tốt nghiệp.

Khi đó, để tiếp thu một tín chỉ, sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị ngoài giờ lên lớp. 

tín chỉ là gì
Tín chỉ là đơn vị tính mức độ học tập của các trường đại học, cao đẳng.

2. Ưu điểm khi học theo hình thức đào tạo tín chỉ là gì?

2.1. Sinh viên chủ động thời gian tốt nghiệp

Khi học tập theo hình thức đào tạo theo tín chỉ, sinh viên có thể chủ động thời gian tốt nghiệp của mình. Theo đó, sinh viên hoàn thành tổng số tín chỉ trong chương trình học càng sớm thì thời gian tốt nghiệp càng ngắn. Điều này phụ thuộc vào định hướng học tập và nghề nghiệp của mỗi bạn. 

2.2. Thời gian học tập linh hoạt

Đối với các đơn vị cho phép sinh viên tự đăng ký tín chỉ, các bạn sinh viên có thể linh hoạt chọn thời gian học, giảng viên phù hợp với bản thân. Tuy vậy, các bạn sắp xếp khéo léo để không bị chồng chéo các học phần và đảm bảo hiệu quả học tập. 

2.3. Tiết kiệm chi phí đào tạo

Sinh viên học tập theo hình thức đào tạo theo tín chỉ, học phí mỗi kỳ được tính dựa trên số tín chỉ mà các bạn đăng ký. Điều này khác với hình thức đào tạo truyền thống, sinh viên cần phải đóng tiền cho cả năm học. Nhờ đó, giúp sinh viên cân đối vấn đề tài chính một cách phù hợp. 

Trong các trường hợp bỏ sót học phần, sinh viên có thể tiếp tục đăng ký học mà không cần đăng ký lại từ đầu. 

2.4. Có sự linh hoạt giữa các học phần và ngành học

Chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ bao gồm khối kiến thức chung và kiến thức chuyên môn. 

Trong đó, kiến thức chung được hiểu là các học phần nền tảng, áp dụng bắt buộc cho tất cả sinh viên và có sự giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Phần kiến thức chuyên môn bao gồm các học phần chuyên sâu của từng ngành học, sinh viên có thể tham khảo ý kiến của giảng viên để lựa chọn học phần phù hợp.

2.5. Mở rộng mối quan hệ bạn bè

Khi học tập theo tín chỉ, sinh viên có thể đăng ký học ở các lớp học phần khác nhau, chứ không bắt buộc phải học theo lớp. Điều này mở ra cơ hội kết bạn tại các lớp học phần này.

Đọc thêm: Điểm Danh Các App Học Tập Hữu Ích Cho Mọi Sinh Viên

3. Nhược điểm của hình thức đào tạo theo tín chỉ là gì?

3.1. Khó tạo sự kết nối giữa các sinh viên

Mặc dù việc học tập tại các lớp học phần khác nhau giúp sinh viên mở rộng mối quan hệ với nhiều bạn bè và giảng viên khác nhau, tuy nhiên điều này cũng dẫn đến sự thiếu kết nối với các bạn trong lớp. 

3.2. Kiến thức của môn học bị cắt nhỏ

Các môn học được chia nhỏ thành các tín chỉ và học trong một khoảng thời gian ngắn có thể khiến cho việc tiếp thu kiến thức của sinh viên bị dán đoạn, thiếu sự nhất quán. Đặc biệt với các sinh viên đăng ký học chuyên ngành hoặc nghiên cứu.

đăng ký tín chỉ
Mỗi trường có hệ thống đăng ký tín chỉ khác nhau.

4. Những điều sinh viên đại học cần biết khi học theo hình thức đào tạo theo tín chỉ

Để hoàn thành chương trình học một cách hiệu quả nhất, các bạn sinh viên cần lưu ý một số điểm sau:

4.1. Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo

Sinh viên cần biết tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo. Điều này sẽ giúp bạn lên một kế hoạch học tập tổng quan cho 4 năm học. Chẳng hạn, bạn muốn tốt nghiệp sớm trong 3.5 năm, bạn sẽ cần phải đẩy nhanh tiến độ học tập và số tín của mỗi kỳ.

4.2. Số tín đăng ký tối đa và tối thiểu mỗi kỳ

Tiếp theo, các bạn cần biết được một học kỳ có bao nhiêu tín chỉ, số tín đăng ký tối thiểu và tối đa mỗi kỳ để có kế hoạch học tập phù hợp. Chẳng hạn, bạn muốn đi thực tập vào kỳ 1 năm 3, bạn cần đăng ký số tín chỉ phù hợp để đảm bảo thời gian đi học tập, mà không ít hơn số tín chỉ quy định. 

4.3. Số tín chỉ trên một học phần

Học phần được hiểu là khối lượng kiến thức chọn vẹn và hoàn chỉnh cho sinh viên tích lũy trong quá trình học tập. Số lượng tín chỉ của mỗi học phần thường từ 2 – 4 tín.

Có hai loại học phần mà sinh viên cần nắm rõ là học phần bắt buộc và học phần tự chọn. Đối với học phần bắt buộc, sinh viên bắt buộc phải đăng ký và hoàn thành. Đối với các học phần tự chọn, sinh viên được phép lựa chọn các học phần phù hợp nhất với định hướng học tập của mình.

4.4. Ai là người đăng ký tín chỉ?

Tại một số trường đại học, sinh viên là người tự đăng ký tín chỉ nhưng cũng có trường tự đăng ký tín chỉ cho sinh viên. Do đó, các bạn sinh viên cũng cần nắm được thông tin này ngay từ đầu để chủ động trong học tập và sắp xếp công việc cá nhân.

4.5. Trượt tín chỉ có bị hạ bằng không?

Mặc dù trượt môn sinh viên có thể học lại, tuy nhiên số lượng tín chỉ bị trượt vượt quá phần trăm quy định sẽ bị hạ bậc bằng. Theo quy định hiện tại, sinh viên bị trượt quá 5% tổng số tín chỉ sẽ bị hạ bậc bằng tốt nghiệp. 

Đây cũng là một thông tin cực kỳ quan trọng mà các bạn sinh cần phải nắm rõ khi bắt đầu theo học. Điều này sẽ giúp bạn cân đối số tín học mỗi kỳ, thay vì học quá nhiều tín dẫn đến không đáp ứng yêu cầu cầu của môn học, sinh viên nên đăng ký số tín chỉ vừa phải để đảm bảo kết quả học tập được tốt nhất.

Đọc thêm: Mẫu kế hoạch học tập của sinh viên cực hữu ích

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề “Tín chỉ là gì?” Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp đến bạn các thông tin hữu ích về chủ đề này, và biết cách lập kế hoạch học tập đạt hiệu quả cao.

Nếu bạn có thêm bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X