×

Thought Leadership Là Gì? 6 Lưu Ý Khi Phát Triển Chương Trình Thought Leadership Marketing

Ngày đăng: 08/11/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 13/11/2023

Thought leadership là gì? Thought leadership có ý nghĩa gì với doanh nghiệp? Để hiểu hơn về chủ đề này, mời bạn cùng Glints khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

1. Thought leadership là gì?

Thought leadership liên quan đến khả năng một người/tổ chức có thể cung cấp những hiểu biết sâu sắc và giá trị cao về các chủ đề cụ thể. Qua đó, xây dựng lòng tin với khách hàng, đối tác và các bên liên quan trong tổ chức.

Thought leadership có thể được truyền tải qua nhiều định dạng truyền thông khác nhau, chẳng hạn như: Báo chí, Blog, Báo cáo, Sách điện tử, Video, Webinar, Sự kiện, v.v.

2. Lợi ích của thought leadership là gì?

Theo LinkedIn – Edelman B2B Thought Leadership Impact Report, thought leadership là một trong những cách chứng minh giá trị của doanh nghiệp hiệu quả nhất với khách hàng, đặc biệt trong giai đoạn kinh tế khó khăn.

Hơn một nửa số người đưa ra quyết định B2B cho biết họ sử dụng thought leadership để đánh giá tiềm năng của nhà cung cấp và các đối tác. Gần 90% người tham gia khảo sát cho biết, thought leadership làm tăng lòng tin và danh tiếng của thương hiệu.

Lợi ích của thought leadership
Lợi ích của thought leadership.

Để thought leadership mang lại giá trị cho thương hiệu, trước hết nó cần truyền tải giá trị cho khách hàng của mình. 

Thought leadership trở nên có ích với công chúng khi nó:

  • Xác định được vấn đề mà công chúng đang gặp phải và cách để vượt qua điều này
  • Chia sẻ kiến thức giá trị thông qua dữ liệu nghiên cứu, hoặc chia sẻ từ chuyên gia
  • Truyền tải một tầm nhìn rõ ràng về tương lai

Đối với nhà cung cấp hiệu quả từ thought leadership có thể:

  • Giúp họ xây dựng uy tín và sự tín nhiệm
  • Tạo ra sự khác biệt cho khách hàng và thương hiệu nhà tuyển dụng
  • Thu hút nhân tài
  • Tạo nền tảng để phát triển chiến lược marketing content hiệu quả

Đọc thêm: Leadership là gì? Làm thế nào để trở thành một Leader thành công

3. Làm thế nào để trở thành thought leader

Thought leader là gì? Thought leader có thể là một người hoặc tổ chức có chuyên môn trong một lĩnh vực cụ thể. Họ thường được người khác tìm đến để nhận được sự tư vấn, lắng nghe ý kiến. Thought leader có ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực hoạt động của họ.

Làm thế nào để trở thành thought leader? Dưới đây là một vài gợi ý dành cho bạn.

3.1. Xác định chuyên môn của mình

Trước hết, bạn cần xác định chuyên môn cụ thể của mình để xây dựng thương hiệu và tạo dựng uy tín trong lĩnh vực. Đừng cố gắng trở thành thought leader trong mọi lĩnh vực, mà hãy tập trung vào những gì bạn hiểu nhất và liên tục trau dồi về nó. 

3.2. Gác lại mục tiêu kinh doanh

Là một thought leader, bạn phải hiểu các vấn đề có thể tác động đến công chúng mục tiêu và cung cấp giá trị và lời khuyên hữu ích đến họ.

Điều này có thể không làm tăng doanh thu ngay lập tức nhưng về lâu dài có thể mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Bạn biết đấy, để xây dựng lòng tin và tín nhiệm với công chúng không thể diễn ra trong ngày một ngày hai mà là cả một quá trình dài gây dựng.

3.3. Liên tục trau dồi về lĩnh vực

Thought leader cần liên tục cập nhật những thông tin mới để có thể chia sẻ và nhận xét về các xu hướng. Tư duy cầu tiến và tinh thần ham học hỏi là những yêu cầu quan trọng đối với một thought leader. 

3.4. Lắng nghe người khác

Thought leader không phải lúc nào cũng có câu trả lời cho tất cả các câu hỏi và họ không bao giờ ngừng học hỏi, tìm tòi. Học hỏi, và lắng nghe người khác là một cách tuyệt vời để thought leader mở rộng kiến thức và gia tăng sự kết nối với mọi người.

Vậy cách xây dựng các nội dung thought leadership là gì?

4. 6 điều cần chú ý xây dựng một chương trình thought leadership marketing B2B

4.1. Xác định công chúng mục tiêu

Trước hết, doanh nghiệp cần xác định công chúng của mình là ai, họ đang gặp vấn đề gì, nhu cầu của họ như thế nào, v.v. Đây là cơ sở để doanh xác định thông điệp truyền thông phù hợp với công chúng. 

4.2. Tạo ra nội dung chất lượng và sáng tạo

Thông qua việc tìm hiểu và phân tích kỹ càng về thị trường, cũng như các tài liệu liên quan. Doanh nghiệp cần tạo ra những nội dung có giá trị cao, sáng tạo để chia sẻ đến công chúng mục tiêu.

4.3. Phát triển mạng lưới các chuyên gia trong lĩnh vực

Doanh nghiệp có thể tìm kiếm các KOL trong ngành, hoặc chuyên gia của doanh nghiệp, khuyến khích họ chia sẻ kinh nghiệm của bản thân trong các bài viết hay trở thành diễn giả trong các sự kiện của thương hiệu. Đây là một cách làm hiệu quả giúp doanh nghiệp nâng cao giá trị của nội dung, và uy tín của bài viết. 

4.4. Sử dụng kênh truyền thông phù hợp

Tùy vào đối tượng mục tiêu cụ thể  là ai, doanh nghiệp cần xác định đâu là kênh truyền thông hiệu quả nhất của mình. Đó có thể là các bài viết trên website, hoặc sự kiện online/offline, v.v.

4.5. Thiết lập các chỉ số đo lường rõ ràng

Để biết được chiến dịch có đạt hiệu quả hay không, doanh nghiệp cần thiết lập các chỉ số đo lường chiến dịch thought leadership marketing một cách cụ thể và rõ ràng. Đó có thể là lượt truy cập, tỷ lệ tương tác, doanh số bán hàng, v.v.

4.6. Tích hợp với các hoạt động marketing khác của doanh nghiệp

Thought leadership marketing không tồn tại một cách độc lập mà cần tích hợp với các hoạt động marketing khác của doanh nghiệp để tối ưu hiệu quả.

Đọc thêm: Chiến lược Marketing giúp thương hiệu thành công vượt trội

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về Thought leadership mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về thought leadership là gì, và biết cách triển khai một chiến dịch thought leadership marketing đạt hiệu quả.

Nếu bạn có thêm bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Có thể bạn cũng thích

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X