×

Tháp Học Tập Là Gì? Cách Ứng Dụng Tháp Học Tập Hiệu Quả

Ngày đăng: 13/02/2024 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 21/02/2024

thap-hoc-tap-learning-pyramid 1

Mô hình tháp học tập còn được gọi là The Learning Pyramid lần đầu tiên được ra năm vào năm 1940 bởi nhà giáo dục người Mỹ Edgar Dale. Theo đánh giá của nhiều người đây chính là công cụ hiệu quả, đem lại khả năng ứng dụng cao trong quá trình học tập, giúp người học dễ dàng củng cố kiến thức và lưu trữ thông tin hiệu quả hơn. 

Để hiểu rõ hơn về tháp học tập là gì? Có vai trò như thế nào? Cách áp dụng ra sao? Glints xin đưa ra bài viết sau đây. Theo dõi ngay để có thêm những thông tin hữu ích trong quá trình tìm hiểu nhé!

1. Tháp học tập là gì?

Tháp học tập là gì? Mô hình Kim tự tháp học tập là một biểu đồ hình học mang tính chất minh họa, được sáng tạo để phản ánh sự đa dạng của các phương pháp học tập và mức độ ghi nhớ tương ứng. 

Mô hình tháp học tập, được sáng tạo bởi nhà giáo dục người Mỹ Edgar Dale vào những năm 1940, là một biểu đồ học tập nhằm minh họa các phương pháp tiếp thu kiến thức hiệu quả dựa trên khả năng ghi nhớ thông tin.

learning-pyramid
Tháp học tập (Learnng Pyramid)

Mô hình này không chỉ đơn thuần là một công cụ học tập, mà còn là một khám phá về cách tương tác và tham gia chủ động của học viên trong quá trình học.

Bằng cách tạo ra một môi trường học tập đa dạng và khuyến khích sự tham gia tích cực, mô hình Kim tự tháp không chỉ giúp người học ghi nhớ kiến thức một cách hiệu quả hơn, mà còn giúp họ hiểu biết sâu sắc hơn về nội dung học liệu.

Điều này nhấn mạnh rằng, việc tích hợp các hoạt động tương tác và thực hành trong quá trình giảng dạy có vai trò quan trọng trong việc kích thích sự tư duy và sự tương tác học thuật của học viên.

Mô hình này sắp xếp các phương pháp học tập theo mức độ tương tác và trải nghiệm trực tiếp của người học. Theo mô hình, việc ghi nhớ thông tin tốt nhất thường xảy ra khi người học tham gia tích cực thông qua các hoạt động như thảo luận, thực hành thực tế và việc giảng dạy cho người khác. Các phương pháp tiếp theo trong tháp là đọc, viết, xem, nghe và nghe giảng.

Đọc thêm: Blurting Method Là Gì? Phương Pháp Học Tập Hiệu Quả Không Nên Bỏ Qua

2. Vai trò kim tự tháp học tập Dale

Mô hình kim tự tháp học tập đóng vai trò đa dạng và quan trọng trong lĩnh vực giáo dục và phát triển bản thân. Dưới đây là một số vai trò quan trọng của tháp học tập Dale mà không phải ai cũng biết:

  • Tăng khả năng nhớ và hiểu: Mô hình tháp học tập khuyến khích sử dụng phương pháp học tập tương tác và thực hành. Điều này giúp bạn củng cố khả năng ghi nhớ thông tin lâu dài hơn và nâng cao sự hiểu biết sâu sắc về kiến thức đã được học.
  • Tăng cường kỹ năng giao tiếp và giảng dạy: Tham gia vào việc giảng dạy hoặc thảo luận, người học sẽ phát triển kỹ năng giao tiếp và kỹ năng thuyết phục, từ đó tạo ra một cơ sở vững chắc cho việc truyền đạt thông điệp.
  • Đem đến môi trường học tập tích cực và chủ động: Tháp học tập khuyến khích tham gia tích cực các hoạt động như thảo luận và thực hành. Sự tham gia tích cực của mỗi thành viên sẽ tạo ra một môi trường học tập sôi động và khuyến khích sự tham gia chủ động của tất cả mọi người.
  • Lan tỏa và phổ biến thông tin: Mô hình tháp học tập khuyến khích việc chia sẻ kiến thức và trải nghiệm. Khi khách hàng hoặc thành viên trong nhóm hài lòng với sản phẩm/dịch vụ, họ thường sẽ chia sẻ trải nghiệm tích cực này với người khác, từ đó lan tỏa thông điệp và gia tăng sự phổ biến của thông tin.

3. Chi tiết các tầng của tháp học tập của Edgar Dale

Để hiểu rõ hơn về tháp học tập của Edgar Dale hãy cùng Glints tìm hiểu chi tiết các tầng, cụ thể:

3.1 Lecture (Tỷ lệ ghi nhớ: 5%) 

Tầng đầu tiên của mô hình kim tự tháp học tập được gọi là “Bài giảng” (Lecture). Ở tầng này, quá trình học tập tập trung vào việc truyền đạt kiến thức thông qua lời giảng của giáo viên hoặc tài liệu văn bản. 

Trong các buổi giảng, giáo viên sẽ giải thích và trình bày các khái niệm cũng như thông tin quan trọng liên quan đến chủ đề học.

So với các phương khác khác khả năng ghi nhớ của Lecture chỉ chiếm 5%, tuy nhiên đây là tầng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp kiến thức nền tảng.

Tuy nhiên, để tối ưu hóa hiệu quả của tầng bài giảng, giáo viên cần tạo ra sự tương tác trong lớp học, chẳng hạn đặt câu hỏi hoặc thúc đẩy hoạt động thảo luận.

3.2 Reading (Tỷ lệ ghi nhớ: 10%)

Tầng thứ hai trong mô hình tháp học tập Dale là “Đọc” (Reading). Tại đây, quá trình học tập tập trung vào việc tiếp cận kiến thức thông qua việc tài liệu, sách hoặc các bài viết liên quan đến chủ đề học. 

Mục tiêu chính của tầng này là giúp học viên làm quen với các khái niệm cơ bản và xây dựng nền tảng kiến thức ban đầu về chủ đề. Để tối ưu hóa hiệu quả, học viên cần tạo ra sự tương tác với nội dung, chẳng hạn như việc tạo ghi chú, tóm tắt, và thảo luận về các điểm quan trọng.

3.3 Audio Visual (Tỷ lệ ghi nhớ: 20%) 

Tầng “Học tập bằng âm thanh và hình ảnh” (Audio Visual) là tầng thứ ba trong mô hình kim tự tháp học tập. Ở đây, quá trình học tập sử dụng các phương tiện như video, podcast và hình ảnh để truyền đạt kiến thức. 

Phương pháp này tận dụng cả yếu tố thị giác và thính giác, tạo ra một sự tương tác mạnh mẽ và trải nghiệm học tập đa chiều. Sử dụng âm thanh và hình ảnh giúp kích thích não bộ thông qua các ảnh hưởng trực quan và âm thanh sinh động, tạo ra một môi trường học tập phong phú và thú vị.

3.4 Demonstration(Tỷ lệ ghi nhớ: 30%)

Tầng “Thuyết trình” (Demonstration) là tầng thứ tư trong mô hình kim tự tháp học tập. Ở đây, quá trình học tập tập trung vào việc thuyết trình và thể hiện kiến thức thông qua các bài diễn thuyết hoặc bài thuyết trình. Thuyết trình giúp học viên kết hợp giữa lý thuyết và thực tế, tạo ra một trải nghiệm học tập sâu sắc và sinh động.

3.5 Group Discussion (Tỷ lệ ghi nhớ: 50%)

Tầng “Thảo luận nhóm” (Group Discussion) đóng vai trò quan trọng trong mô hình và là tầng thứ năm. Tại đây, học viên tham gia vào các cuộc trao đổi ý kiến và thảo luận với nhau về một chủ đề cụ thể. Thảo luận nhóm mở ra nhiều góc nhìn khác nhau, tạo ra sự tương tác và khám phá sâu hơn về kiến thức.

3.6 Practiced By Doing (Tỷ lệ ghi nhớ: 75%)

Tầng “Thực hành” (Practiced By Doing) là tầng thứ sáu trong mô hình tháp học tập của Edgar Dale. Tại đây, học viên thực hiện các hoạt động và bài tập thực tế, giúp họ áp dụng kiến thức vào các tình huống thực tế và ghi nhớ lâu dài.

3.7 Teaching Others(Tỷ lệ ghi nhớ: 90%) 

Tầng “Dạy người khác” (Teaching Others) là bước cuối cùng và quan trọng nhất trong mô hình kim tự tháp học tập. Ở tầng này, bạn được thúc đẩy để tổ chức và truyền đạt kiến thức cho người khác. Việc giảng dạy không chỉ giúp bạn củng cố kiến thức mà còn mở ra cơ hội hiểu biết sâu sắc hơn về nội dung.

Khi bạn làm giáo viên, bạn phải diễn đạt kiến thức một cách rõ ràng và logic để người nghe có thể hiểu. Điều này đòi hỏi bạn phải tổ chức lại thông tin trong đầu, cung cấp ví dụ và giải thích chi tiết. Quá trình này giúp bạn thấu hiểu sâu sắc hơn về cách các khái niệm liên kết với nhau và cách chúng có thể được hiểu thông qua quan điểm của người khác.

Đọc thêm: Cải Thiện “Não Cá Vàng” Với 9 Phương Pháp Ghi Nhớ Đỉnh Cao

4. Làm thế nào để áp dụng kim tự tháp học tập Dale hiệu quả?

Để áp dụng kim tự tháp học tập Dale hiệu quả trong quá trình xây dựng đội nhóm và marketing bạn có thể tham khảo các cách làm sau đây:

4.1 Trong xây dựng đội nhóm

Tháp học tập góp phần quan trọng trong việc xây dựng và quản lý đội nhóm hiệu quả. Bằng cách áp dụng các nguyên tắc của mô hình này, các nhóm làm việc có thể tạo ra một môi trường tương tác, liên tục học hỏi để củng cố kiến thức, phát triển kỹ năng và tạo sự gắn kết.

Trong xây dựng đội nhóm, bạn có thể áp dụng tháp học tập thông qua các bước sau:

  • Tạo môi trường tích cực: Đem đến một môi trường tích cực, khuyến khích mọi người tương tác và chia sẻ ý kiến với nhau là điều cực kỳ quan trọng. Hơn nữa, việc khuyến khích mọi người tham gia vào các hoạt động học tập, giao lưu nhằm tạo ra sự phát triển chung.
  • Áp dụng phương pháp thực hành, tranh luận: Thực hiện các hoạt động thực tế và thảo luận giữa các thành viên trong đội nhóm. Thảo luận này tạo cơ hội cho họ trao đổi ý kiến, học hỏi lẫn nhau và định hình cách tiếp cận công việc.
  • Giải thích và phân tích kiến thức: Là một quá trình quan trọng trong việc xác định và áp dụng các khái niệm cốt lõi vào công việc hàng ngày của đội nhóm. Bằng cách sử dụng tầng giải thích, chúng ta có thể cung cấp thông tin chi tiết cũng như lý thuyết liên quan đến nhiệm vụ và mục tiêu của đội nhóm. Điều này giúp các thành viên hiểu rõ hơn về ý nghĩa và cách thức áp dụng các khái niệm đó trong bối cảnh công việc cụ thể.
  • Chia sẻ kiến thức qua giảng dạy: Là một phương pháp hiệu quả để củng cố và lan tỏa thông tin. Thông qua việc sử dụng tầng giảng dạy, các thành viên trong đội nhóm có cơ hội truyền đạt lại kiến thức và kinh nghiệm của mình cho những người khác trong đội. Việc này không chỉ giúp củng cố và làm giàu kiến thức cá nhân mà còn tạo ra một sự lan tỏa thông tin hiệu quả trong cả tổ chức.

4.2 Trong marketing

Mô hình tháp học tập cũng có thể được áp dụng một cách sáng tạo để tăng cường hiệu quả trong chiến dịch marketing. Bằng cách tận dụng cơ chế tương tác và tiếp thu thông tin từ các tầng của kim tự tháp học tập, các hoạt động marketing nhờ đó được thiết kế phù hợp nhằm đem lại kết quả cao, tạo được sự kết nối với khách hàng.

Quá trình áp dụng tháp học tập vào marketing được thực hiện qua các bước sau:

  • Thiết kế trải nghiệm trực quan: Là việc sử dụng các phương tiện như video, hình ảnh hoặc biểu đồ để mang lại sự hứng thú và giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ một cách sống động.
  • Cung cấp trải nghiệm thực hành: Là việc đưa ra các hoạt động thực tế hoặc trải nghiệm sản phẩm giúp khách hàng có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm của doanh nghiệp. Nhờ trải nghiệm này, khách hàng có thể cảm nhận được giá trị và ứng dụng thực tiễn của sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Giải thích chi tiết và phân tích là việc cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm/ dịch vụ thông qua tài liệu, hướng dẫn và nội dung. Thông qua việc này, khách hàng có thể hiểu rõ hơn về tính năng, lợi ích và ứng dụng của sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Khuyến khích thảo luận và chia sẻ: Là việc tạo cơ hội cho khách hàng trao đổi ý kiến và chia sẻ thông tin với nhau về sản phẩm/dịch vụ. Các cuộc thảo luận sẽ tạo ra một môi trường trao đổi thông tin đa chiều và tương tác hiệu quả.
  • Tận dụng sự lan tỏa thông tin tích cực: Là việc khi khách hàng hài lòng với sản phẩm/dịch vụ, họ có thể chia sẻ kinh nghiệm tích cực này với người khác. Điều này giúp tạo ra sự lan tỏa thông tin đáng tin cậy và nâng cao uy tín của sản phẩm/dịch vụ trong cộng đồng.

5. Nguyên tắc áp dụng kim tự tháp học tập là gì?

Vậy nguyên tắc áp dụng kim tự tháp học tập là gì? Dưới đây là những chia sẻ của Glints về vấn đề này, cụ thể:

5.1 Đa dạng cách học

Một nguyên tắc quan trọng khi thực hiện mô hình kim tự tháp trong quá trình học là đa dạng hóa các phương pháp học. Bạn nên khám phá kiến thức qua nhiều cách tiếp cận khác nhau như bài giảng, sách, thực hành, thảo luận nhóm, sử dụng âm thanh và hình ảnh, v.v.

Đa dạng hóa cách học không chỉ tạo ra sự mới mẻ và thú vị trong quá trình học mà còn giúp xây dựng nhiều kết nối khác nhau trong não bộ. Điều này tăng cường khả năng ghi nhớ và hiểu biết sâu sắc về kiến thức.

da-dang-cach-hoc
Đa dạng cách học khi sử dụng Tháp học tập

Đọc thêm: Tháp Nhu Cầu Maslow là gì? Ứng dụng trong cuộc sống ra sao?

5.2 Tăng khả năng tương tác

Thay vì chỉ đơn thuần ngồi nghe hoặc đọc thông tin, hãy tham gia vào các cuộc thảo luận, trao đổi ý kiến, và thậm chí là chia sẻ kiến thức với người khác. Sự tương tác này giúp tạo ra một môi trường học tập sống động, thú vị, và khuyến khích bạn phát triển tư duy sâu hơn cùng hiểu biết chặt chẽ về kiến thức.

5.3 Kết hợp các tầng trong kim tự tháp học tập

Đừng giới hạn bản thân chỉ trong một phương thức học duy nhất. Thay vào đó, hãy kết hợp và chuyển đổi giữa các phương tiện khác nhau. Bắt đầu bằng việc tiếp nhận thông tin từ bài giảng và đọc sách, sau đó thực hành quác bài tập thực tế, thảo luận với mọi người và cuối cùng là chia sẻ kiến thức bằng cách giảng dạy cho người khác. Sự kết hợp giữa các phương thức này tạo ra một trải nghiệm học tập đa dạng và sâu sắc.

5.4 Tăng khả năng học và ghi nhớ

Mục tiêu cuối cùng khi áp dụng tháp học tập là nâng cao khả năng học và cải thiện hiệu suất ghi nhớ. Bằng việc tích cực tham gia, tạo ra một môi trường học tích cực, kết hợp các tầng học, giúp bạn có được một quá trình học hiệu quả và hấp dẫn. Việc tăng khả năng học và ghi nhớ không chỉ giúp bạn nắm vững kiến thức mà còn phát triển các kỹ năng quan trọng như giao tiếp, tư duy sáng tạo và làm việc nhóm.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ thông tin về tháp học tập mà Glints đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên bạn sẽ biết cách áp dụng kim tự tháp học tập của Edgar Dale một cách hiệu quả trong quá trình làm việc nhóm và marketing của doanh nghiệp. 

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 1

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X