×

Survivor’s Guilty Là Gì? Cách Đối Phó Với Cảm Giác Tội Lỗi Vì Là Người Sống Sót

Ngày đăng: 06/11/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 09/11/2023

survivor-guity-la-gi

 Survivor’s guilty được hiểu là cảm giác hối hận của người còn lại sau khi trải qua một sự kiện thảm khốc, trong khi những người khác ra đi mãi mãi. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về survivor guilty là gì? Biểu hiện ra sao? Nguyên nhân là gì? Glints đã tìm hiểu và chia sẻ bài viết sau đây. Cùng tìm hiểu để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé. 

1. Survivor guilty là gì? 

Survivor guilty là gì? Survivor’s guilty là cảm giác tội lỗi xuất hiện ở người còn sống sau khi trải qua một sự kiện khốc liệt trong khi những người khác lại bỏ mạng và ra đi mãi mãi. Những người mắc phải triệu chứng survivor guilty cho rằng việc họ sống sót là sai trái và không công bằng với người đã mất. 

Họ cảm thấy bản thân phải có trách nhiệm với người đã mất dù chính họ cũng là nạn nhân của sự kiến đó. Theo nghiên cứu của Medical News nỗi hối hận sau sống sót cũng là một trong số những triệu chứng của chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD). 

Những người mắc phải triệu chứng survivor guilty thường trải qua cảm giác bất lực, ám ảnh, tâm trạng thất thường, không có động lực sống và thậm chí còn muốn tự tử đến kết thúc cuộc sống của mình. Đi kèm đó là một số triệu chứng vật lý như: mất ngủ, kén ăn, tim đập nhanh và nhức đầu. 

Đọc thêm: Trauma Là Gì? Các Biểu Hiện Của Trauma Cần Phải Biết

2. Biểu hiện/triệu chứng của survivor’s guilty 

Các triệu chứng survivor’s guilty bao gồm cả về tâm lý lẫn thể chất và thường giống với triệu chứng của PTSD.

Các triệu chứng tâm lý phổ biến bao gồm:

  • Cảm giác bất lực
  • Hồi tưởng về sự kiện đau thương
  • Cáu gắt
  • Thiếu động lực
  • Thay đổi tâm trạng và bộc phát giận dữ
  • Những suy nghĩ ám ảnh về sự kiện thảm khốc đã trải qua
  • Luôn có ý nghĩ tự tử

Các triệu chứng vật lý phổ biến bao gồm:

  • Thay đổi khẩu vị
  • Khó ngủ
  • Nhức đầu
  • Buồn nôn hoặc đau bụng
  • Trái tim đua nhau

Survivor guilty có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và hoạt động của một người, do đó cần phải nghiên cứu để khám phá cách điều trị hiệu quả nhằm giúp mọi người đối phó với cảm giác tội lỗi.

3. Nguyên nhân dẫn đến survivor’s guilty là gì? 

Không phải ai cũng mắc triệu chứng survivor’s guilty khi trải qua thảm kích. Theo các chuyên gia triệu chứng này có thể bị tác động bởi những nguyên nhân sau:

  • Điểm kiểm soát tâm lý: Chính là mức độ tự quyết mà bạn có được trong cuộc sống. Người có điểm kiểm soát ngoại tại nghĩ rằng những yếu tố về cơ may, môi trường và hành động của người khác làm ảnh hưởng lớn đến những sự kiện trong cuộc đời. Còn với người có điểm kiểm soát nội tại lại nghĩ rằng họ có thể kiểm soát những gì xảy ra với bản thân thông qua khả năng, suy nghĩ và hành động. Do đó, khi người có điểm kiểm soát nội tại gặp phải thảm họa thì khả năng họ mắc triệu chứng survivor guilty rất cao. Mặc dù đại đa số các sự cố này đều nằm ngoài khả năng kiểm soát, họ vẫn tìm đủ lý do để trách bản thân mình. 
  • Luôn có cảm giác xấu hổ: Trong một số trường hợp, người sống sót cảm thấy xấu hổ với hành động của mình. Họ nghĩ rằng mình không nên sống tiếp và không nên tận hưởng niềm vui, bởi nếu làm như thế sẽ thiếu sự tôn trọng với người đã mất. 
  • Đã từng trải qua chấn thương và bất ổn tinh thần: Theo nghiên cứu của Good Therapy, những người từng trải qua chấn thương về tâm lý như bạo hành, bỏ rơi hoặc có vấn đề về tinh thần, nguy cơ mắc phải survivor guilty rất cao. Tình trạng này đặc biệt phổ biến ở lứa tuổi vị thành niên, do các em chưa hoàn thiện về nhân sinh và các kỹ năng đối phó với biến cố. 
  • Không có hệ thống hỗ trợ: Theo APA, hệ thống hỗ trợ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Đó có thể là gia đình, bạn bè, câu lạc hoặc hội nhóm tôn giáo hay bất cứ một cộng đồng nào cho bạn cảm giác gắn bó. Nếu thiếu đi hệ thống hỗ trợ người bị survivor guilty có thể sẽ chìm sâu vào cảm giác tội lỗi mà không có cách nào thoát ra được. Điều này có thể khiến họ tìm đến chất kích thích để xoa dịu tinh thần, trầm trọng hơn là có những hành vi cực đoan ngược đãi bản thân, tự tử. 

4. Cách đương đầu với mặc cảm survivor’s guilty

Nếu bạn thấy mình có cảm giác tội lỗi sau một sự kiện gây khó chịu, bạn có thể làm những điều để quản lý những cảm xúc đó. Một số chiến lược tự lực mà bạn có thể thấy hiệu quả:

4.1. Cho phép bản thân đau buồn 

Điều quan trọng là phải thừa nhận những người đã mất và cho phép bản thân than khóc, đừng cố gắng kìm nén sự đau khổ của mình. Hãy cho bản thân thời gian và thực hiện mọi việc theo tốc độ của riêng bạn. Vì vậy không cần phải chối bỏ hay sợ hãi chúng. 

4.2. Làm những việc tích cực

Cho dù đó là cho chính bạn hay do người khác, hãy đón nhận những cảm xúc đó và hướng chúng đến việc tạo ra sự thay đổi. Đôi khi chỉ cần làm những việc đơn giản như giúp đỡ cho người khác cũng có thể giúp bản thân bạn giảm bớt cảm giác tội lỗi. 

4.3. Tập trung vào những yếu tố bên ngoài gây ra sự việc 

Chuyển sự tập trung của mình vào các biến số đã tạo ra tình huống này, cách làm này có thể giúp bạn thoát khỏi triệu chứng survivor guilty một cách hiệu quả.

4.4. Tập tha thứ cho chính mình 

Ngay cả khi hành động của bạn là nguyên nhân gây tổn hại cho người khác, việc học cách tha thứ cho bản thân có thể giúp bạn tiến về phía trước và lấy lại quan điểm sồng tích cực cho chính mình.

4.5. Hãy nhớ rằng những cảm giác này là bình thường

Trải qua cảm giác tội lỗi không có nghĩa là bạn có lỗi hay điều gì sai trái. Buồn bã, sợ hãi, lo lắng, đau buồn và cảm giác tội lỗi là những phản ứng hoàn toàn bình thường sau một thảm kịch. Bạn có thể cảm thấy vui mừng vì mình có thể trải qua cảm giác tội lỗi, đồng thời than khóc cho số phận của người khác khi họ không may rời xa thế giới này.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến “survivor’s guilty là gì?”. Hy vọng với những chia sẻ trên của Glints sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cảm giác tội lỗi, từ đó biết cách khắc phục hiệu quả. Giúp bản thân, gia đình và bạn bè vượt qua tình trạng này nhanh nhất.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 1

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Có thể bạn cũng thích

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X