Ngày đăng: 23/01/2023 | No Comments
Ngày cập nhật: 19/01/2023
Bạn đã nghe về thậm chí có thể đã trải qua quiet quitting, quiet firing – những cụm từ cực hot trong năm 2022 vừa qua. Bây giờ, hãy chuẩn bị cho một xu hướng mới nhưng cũng đã tồn tại ở không ít nơi làm việc, đó là quiet hiring.
Quiet hiring là gì và nó có mối liên hệ nào với các thuật ngữ trên không? Nếu gần đây bạn được sếp gọi vào nói chuyện và chuyển giao sang một bộ phận khác thì chính bạn đang là người bị ảnh hưởng bởi quiet hiring.
Để tìm hiểu rõ hơn về định nghĩa này, hãy đọc tiếp nội dung bên dưới nhé.
Quiet hiring hay tuyển dụng thầm lặng là một chiến lược nhân sự được các công ty sử dụng để “điền vào chỗ trống” mà không cần phải thực sự tuyển mới một nhân viên làm việc full-time.
Thông thường, các công ty sẽ tận dụng nhân sự có sẵn, nâng cao kỹ năng của họ hay còn gọi là upskilling sau đó chuyển họ sang một vị trí mới hoặc lĩnh vực tập trung mới. Sự luân chuyển này có thể là tạm thời hoặc dài hạn để đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty.
Bà Jennifer Kraszewski, phó chủ tịch nhân sự của Paycom nói rằng quiet hiring đã xuất hiện nhiều năm nay và được các doanh nghiệp thông minh áp dụng thường xuyên, nhưng bây giờ mới được gọi tên.
Cũng giống như quiet quitting hay quiet firing, có rất nhiều lý do dẫn đến quiet hiring. Ở đây, hãy nói về lý do đến từ phía các doanh nghiệp – người thực hiện chiến lược tuyển dụng thầm lặng này nhiều hơn.
Theo đó, từ lợi ích mà quiet hiring mang lại cho doanh nghiệp, chúng ta có thể thấy vì sao họ lại chọn phương án này.
Tiết kiệm chi phí lại hiệu quả, quiet hiring là vũ khí mà doanh nghiệp nào cũng muốn sử dụng. Họ có thể tận dụng tài năng nội tại thay vì trải qua một quá trình tuyển dụng dài lê thê để đáp ứng nhu cầu cấp thiết ngay lập tức.
Trong thế giới của tuyển dụng thầm lặng, những nhân viên có năng lực vượt trội chính là át chủ bài.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người đạt thành tích cao có thể làm việc hiệu quả hơn 400% so với trung bình những nhân viên khác. Nhìn từ góc độ kinh doanh, đây là một điều mà các nhà lãnh đạo không thể bỏ qua. Họ luôn dành sự quan tâm và khen thưởng cho nhóm nhân viên này.
Điều này giải thích tại sao doanh nghiệp tập trung tận dụng nhân tài hiện tại thay vì tuyển mới.
Quiet hiring cũng được định hình là một con đường để nhân viên tiến xa trong sự nghiệp và chứng minh rằng họ có năng lực để được thăng tiến hoặc tưởng thưởng. Tuy nhiên, không phải nhân viên nào cũng đồng thuận với suy nghĩ này.
Một phần nguyên nhân dẫn đến quiet quitting là do nhân viên không còn gắn bó với công việc, cảm thấy không có sự phát triển và không được công nhận. Vì lẽ đó, quiet hiring có thể được xem là một cách để mang lại làn gió mới cho nhân viên trong công ty khi họ đang trên đà quiet quitting.
Quiet hiring sẽ trở thành một giải pháp hữu ích cho doanh nghiệp nếu họ thực sự tạo ra cơ hội mới cho nhân viên phát triển cả về kỹ năng và chuyên môn. Cơ hội được làm điều mới mẻ và được upskill sẽ khiến nhân viên cảm thấy gắn bó hơn với công việc.
Một điều hiển nhiên là nếu công ty xem trọng việc đào tạo và phát triển nhân viên, luôn tạo cơ hội để họ được thử thách, tỷ lệ nhân viên hài lòng cũng tăng lên.
Tuy nhiên, quiet hiring cũng là một rủi ro nếu doanh nghiệp không phân chia cơ hội đồng đều cho những ai xứng đáng mà chỉ tập trung vào một bộ phận nhóm người nổi trội hơn hẳn.
Điều tệ nhất có thể xảy ra là doanh nghiệp lợi dụng quiet hiring nhằm mục đích giao nhiều việc cho nhân viên hơn là thay thế những vị trí thiếu nhân sự. Việc này chỉ càng khiến nhân viên thêm căng thẳng, bức xúc dẫn đến burnout và lại quay trở lại với quiet quitting.
Có ý kiến cho rằng, đào tạo hay khối lượng công việc tăng lên đều phải đi kèm với tăng lương. Các công ty tiến hành quiet hiring cũng cần có chính sách nội bộ rõ ràng về vấn đề này.
Tuyển dụng thầm lặng không có nghĩa là tất cả đều diễn ra trong im lặng mà không có bất cứ sự thảo luận, thống nhất nào giữa doanh nghiệp và nhân viên.
Đọc thêm: Quiet Quitting Là Gì? Sự Thật Phía Sau Thuật Ngữ Đang Gây Tranh Cãi
Nhìn qua thì quiet hiring có vẻ gây bất lợi cho những ai đang tìm công việc mới vì nếu các công ty cùng nhau giữ lại nhân viên hiện tại và luân chuyển họ sang vị trí mới, sẽ không còn cơ hội nào cho người ngoài.
Tuy nhiên, người tìm việc cũng có thể xem quiet hiring là một “green flag” trong quá trình nghiên cứu công ty để ứng tuyển.
Một công ty áp dụng quiet hiring chưa chắc đã làm tốt trong việc tận dụng nhân tài và tạo cơ hội cho nhân tài. Tuy nhiên nếu một công ty cho phép nhân viên được phát triển bằng cách thử thách mình ở những bộ phận, lĩnh vực mới thì quiet hiring chắc chắn sẽ đem lại kết quả tốt đẹp cho cả đôi bên.
Vì vậy, trong quá trình tìm việc hãy cố gắng tìm hiểu về chính sách này của công ty. Ở một vài khía cạnh, quiet hiring sẽ giúp bạn phần nào bảo toàn công việc của mình. Có nhiều cơ hội, ông chủ của bạn muốn giữ chân nhân viên thay vì tuyển mới khi công ty có nhu cầu.
Quiet hiring là gì đến đây đã rõ nhưng quiet hiring có phải là biện pháp tối ưu cho doanh nghiệp và cả nhân viên hay không vẫn cần nhiều lý giải và thực tế chứng minh.
Cùng với quiet quitting, quiet firing, quiet hiring rõ ràng là một xu hướng mới mà người đi làm không nên bỏ qua vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến họ.
Hãy cùng chờ những diễn biến tiếp theo trên thị trường việc làm về xu hướng tuyển dụng thầm lặng này và đón đọc các cập nhất mới nhất từ Glints nhé.
Tham khảo:
Leave a Reply