×

Công Việc Của QA Manager Là Gì? QA Manager Giỏi Cần Kỹ Năng Gì?

Ngày đăng: 15/06/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 29/05/2023

Nếu bạn từng làm việc tại các công ty, chắc chắn bạn đã từng nghe đến chức danh QA Manager trong bộ máy doanh nghiệp. Vậy vị trí này có vai trò như thế nào trong mắt xích vận hành của một doanh nghiệp?

Vậy công việc cụ thể của vị trí QA Manager là gì và các kỹ năng cần có để ứng tuyển vào vị trí này ra sao? Chúng mình sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết hôm nay nhé!

QA Manager là gì?

QA Manager là từ viết tắt của cụm từ “Quality Assurance Manager” – người làm công việc quản lý chất lượng. Thông thường, QA Manager sẽ có nhiệm vụ giám sát, quản lý và đảm bảo chất lượng công việc, đo lường kết quả công việc với các tiêu chuẩn chất lượng đã đề ra. Nếu đã quen thuộc với các vị trí nhân viên QA, QC, bạn sẽ dễ hình dung hơn về công việc của QA Manager.

qa manager là gì
QA Manager được hiểu như thế nào?

Hiện nay khi chất lượng cuộc sống càng ngày đi trên thì vị trí QA Manager càng trở nên quan trọng trong bộ máy doanh nghiệp.

Vì công việc chính của họ sẽ giúp:

  • Đảm bảo chất lượng từ các sản phẩm trong quá trình sản xuất đến đến tay người tiêu dùng.
  • Đáp ứng được các mong muốn và nhu cầu của khách hàng
  • Mang lợi nhuận về cho doanh nghiệp.

Để có thể làm tốt được công việc này thì người giữ vai trò QA cần phải luôn học tập, trao đổi các kỹ năng và kiến thức để có thể phát triển.

Cụ thể hơn, hiện nay một số lĩnh vực trang rất cần vị trí QA Manager là:

  • Sản xuất dệt may
  • Ngành chế biến
  • Công nghệ kỹ thuật
  • Sản xuất các phần mềm, linh kiện điện tử
  • Dược phẩm
  • Ngân hàng
  • Các cơ quan của chính phủ, nhà nước

QA Manager làm những công việc gì? 

Theo bạn, công việc của QA manager là gì? Hiện nay, công việc của một QA Manager khá đặc thù, bao gồm:

Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng

Đầu tiên, QA Manager sẽ cùng với Ban giám đốc công ty xác định về mục tiêu đạt được và chất lượng sản phẩm hàng năm.

Từ những thông tin đã đề ra, doanh nghiệp sẽ tiến hành xây dựng chiến lược quản lý chất lượng sao cho phù hợp với mục tiêu chung đã được đề ra trước đó.

Thông thường, mỗi QA Manager sẽ xây dựng lại toàn bộ tài liệu về các tiêu chí như tiêu chuẩn chất lượng, quy trình sản xuất để cho việc quản lý được thực hiện đồng bộ và suôn sẻ.

Bên cạnh đó, Ban giám đốc sẽ cung cấp thông số kỹ thuật, công năng, chuẩn hóa lại các quy trình làm việc của từng phòng ban.

Truyền đạt thông tin cần cho bộ phận liên quan

QA Manager cần truyền đạt lại các thông số, tiêu chuẩn chất lượng và quy trình cho các bộ phận liên quan, đặc biệt là đối với nhóm phụ trách phát triển sản phẩm.

  • Làm việc với nhân viên mua hàng để thiết lập các yêu cầu về chất lượng đối với nhà cung ứng.
  • Xác định các thủ tục liên quan đến quy trình giám sát và tiêu chuẩn chất lượng đối với nhân viên sản xuất.

Quản lý và kiểm soát chất lượng sản phẩm

công việc của qa manager
Công việc QA Manager là gì? QA Manager tham gia vào quá trình quản lý và kiểm soát chất lượng sản phẩm

QA Manager sẽ thực hiện các phương pháp để quản lý và kiểm soát chất lượng sản phẩm, đảm bảo các tiêu chí: chất lượng, thông số kỹ thuật, và công năng.

Và xét về tổng thể, QA Manager sẽ cần kịp thời phát hiện các lỗi sản phẩm, xác định nguyên nhân và tìm ra giải pháp hiệu quả.

Họ không chỉ tham gia vào công việc trực tiếp chỉ đạo, điều phối mà còn tham gia vào việc thử nghiệm sản phẩm. Bước này nhằm đảm bảo quy trình sản xuất luôn đạt được hiệu quả tốt nhất.

Theo dõi và đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng

Có thể hiểu rằng, mục tiêu chính của việc quản lý chất lượng chính là khiến khách hàng hài lòng về sản phẩm của doanh nghiệp.

Để có thể làm được điều đó, QA Manager sẽ chủ động trong việc theo dõi các ý kiến, feedback, review để làm rõ hơn về nhu cầu của khách.

Từ đó, họ sẽ phân tích, đánh giá và đề xuất các chiến lược kinh doanh, sự cải tiến trong quy trình sản xuất để đáp ứng được nhu cầu khách hàng.

Quản lý hoạt động và điều hành bộ phận QA

QA Manager sẽ tham gia vào quy trình đánh giá năng lực của từng nhân viên để đưa ra các kế hoạch phát triển phù hợp.

Ở vị trí này, QA Manager sẽ là người:

  • Xây dựng các quy tắc, quy trình riêng, hỗ trợ các nhân viên cùng bộ phận để hạn chế tối đa mâu thuẫn trong quá trình làm việc. Đối với những nhân viên không thực hiện đúng yêu cầu đã giao, hoặc có cách hành xử chống đối thì cần phải có biện pháp kỷ luật nghiêm ngặt.
  • Tham gia vào quá trình tuyển dụng và đào tạo nhân viên đáp ứng đúng với các tiêu chuẩn đã được đề ra từ trước.
  • Làm rõ cho các nhân viên khác hiểu hơn về mục tiêu kinh doanh của công ty. Và đội ngũ sẽ cùng nhau giúp công ty luôn hoạt động tối đa công sức trong thị trường đầy cạnh tranh.

Cải tiến quá trình quản lý chất lượng

Dựa trên các số liệu thống kê thu được và những phản hồi của khách hàng, QA Manager sẽ đề xuất các biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả sản xuất hay năng suất của công việc.

Các biện pháp này sẽ giúp quá trình sản xuất đáp ứng được tiêu chuẩn của quốc tế và trong nước, phù hợp với tình hình kinh doanh hiện tại.

Trở thành QA Manager giỏi cần kỹ năng gì?

Dù trong bất kỳ lĩnh vực nào, khi bạn đã đạt vị trí quản lý thì bạn cần phải trang bị các kỹ năng mềm cần thiết như:

Đối với vị trí quản lý đảm bảo chất lượng, bên cạnh những kỹ năng trên bạn cần trang bị thêm 5 kỹ năng dưới đây:

  • Kỹ năng truyền đạt tốt, độ kiên nhẫn cao để đảm bảo mọi người đều có thể hiểu và theo kịp kiến thức.
  • Luôn học hỏi, trau dồi kiến thức và nghiệp vụ liên quan trong lĩnh vực đang phát triển.
  • Tư duy sáng tạo đi kèm với suy nghĩ logic
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả 
  • Cân bằng được giữa đội ngũ phát triển sản phẩm và khách hàng

Bên cạnh các kinh nghiệm tích lũy trong môi trường làm việc, để trở thành QA Manager chuyên nghiệp, bạn cần chủ động trong việc cập nhật kiến thức chuyên ngành.

Đây là công việc không thể hoàn thành trong một vài hôm. Nó đòi hỏi bạn phải có sự kiên trì, không ngừng nâng cao, cải thiện bản thân và có được nhiều kỹ năng mềm khéo léo trong công việc.

Đọc thêm: 7 Kỹ Năng Lãnh Đạo Nhóm Không Thể Thiếu Của Một Nhóm Trưởng

QA Manager thu nhập bao nhiêu và thăng tiến thế nào?

Hiện nay mức lương trung bình của vị trí QA Manager sẽ dao động trong khoảng 700$ ~ 1,000$/ tháng, tương đương 16-23 triệu VNĐ/tháng.

Tuy nhiên, đây chỉ là mức lương cơ bản. Thu nhập của QA Manager còn bao gồm mức thưởng hiệu quả, thưởng sáng kiến, v.v. và phụ thuộc vào năng lực của ứng viên, cũng như quy mô của doanh nghiệp.

Để có thể trở thành QA Manager, bạn sẽ phải bắt đầu từ những vị trí cơ bản như nhân viên để có thể tạo nền tảng vững chắc và thăng tiến hơn trong sự nghiệp.

Mỗi doanh nghiệp sẽ có một lộ trình thăng tiến khác nhau.

Ví dụ như nếu bạn làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, khi chưa có kinh nghiệm thì việc đầu tiên bạn làm chính là vị trí Tester. Sau một thời gian làm việc, bạn đã vững về chuyên môn, bạn có thể lên vị trí Test Leader, QA Lead, hoặc QA Manager.

Kết luận

Chắc hẳn bài viết đã giúp bạn có câu trả lời cho câu hỏi “QA Manager là gì?” rồi đúng không nào? Mong rằng qua những thông tin hữu ích này, bạn sẽ có được cái nhìn tổng quát hơn về vị trí QA Manager trong doanh nghiệp.

Nếu như bạn có nhu cầu kết nối với các doanh nghiệp lớn với lộ trình thăng tiến rõ ràng, hãy tham gia ngay Glints Việt Nam. Chúng mình mong muốn trở thành một nơi được các bạn ứng viên ưu ái lựa chọn để kết nối và xây dựng nghề nghiệp tương lai!

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 1

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X