×

PTSD Là Gì? Rối Loạn Căng Thẳng Sau Sang Chấn Thương 

Ngày đăng: 02/11/2023 | No Comments

Ngày cập nhật: 04/11/2023

ptsd-la-gi

PTSD được hiểu là rối loạn căng thẳng sau chấn thương, đây là tình trạng sức khỏe tâm thần của người bệnh không được ổn định, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là người bệnh đã trực tiếp chứng kiến, trải qua một sự việc kinh hoàng trước đó. Vậy PTSD là gì? Trong phạm vi bài viết hôm nay Glints sẽ chia sẻ đến bạn chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương.

1. PTSD là gì? 

PTSD là viết tắt của từ gì? PTSD là viết tắt của cụm từ Post-traumatic stress disorder, dịch ra tiếng Việt là rối loạn căng thẳng sau chấn thương. 

Hội chứng PTSD được hiểu là những hồi tưởng, tái hiện lại một hoặc nhiều sự kiện sang chấn đã xảy ra trong quá khứ. Thông thường, sự hồi tưởng này thường bắt đầu sau 6 tháng kể từ lúc xảy ra chấn thương và thời gian kéo dài hơn 1 tháng. Triệu chứng thường gặp của hội chứng này là biểu hiện né tránh các kích thích liên quan đến sự kiện sang chấn, hay các cơn ác mộng.

hoi-chung-ptsd-la-gi
Hội chứng PTSD là gì?

Đọc thêm: Trauma Là Gì? Các Biểu Hiện Của Trauma Cần Phải Biết

2. Triệu chứng của PTSD là gì? 

Vậy triệu chứng của PTSD là gì? Dưới đây là những triệu chứng chính của hội chứng này, cụ thể:

  • Triệu chứng ký ức xâm nhập
    • Các hồi ức về sự đau buồn thường xảy ra theo kiểu xâm nhập, tái diễn ngoài mong muốn. 
    • Người bệnh hồi tưởng lại sự kiện đau thương đã xảy ra trong quá khứ như đang xảy ra thêm một lần nữa.
    • Gặp những giấc mơ khó chịu hay các cơn ác mộng về một ký ức đau buồn.
    • Tâm trạng đau khổ hoặc phản ứng với điều gì đó gợi nhớ đến sự đau thương trước đó. 
  • Né tránh thực tại
    • Người bệnh thường có biểu hiện né tránh suy nghĩ hay nói về sự việc đau buồn trong quá khứ.
    • Tránh không đến những địa điểm, hoạt động về những người khiến họ nhớ đến sự kiện đau lòng đã xảy ra. 
  • Suy nghĩ và tâm trạng trở nên tiêu cực
    • Có những suy nghĩ tiêu cực về bản thân và mọi người.
    • Tâm trạng thường xuyên chán nản, thay đổi thất thường.
    • Trốn tránh các mối quan hệ thân thiết, dần làm rạn nứt.
    • Cảm thấy có khoảng cách với bạn bè và gia đình. 
    • Không còn cảm thấy hứng thú với các hoạt động yêu thích trước đây.
    • Khó có thể suy nghĩ vấn đề theo chiều hướng tích cực.
  • Có sự thay đổi về sự thức tỉnh và tính phản ứng
    • Hãy giật mình, sợ hãi và luôn có cảm giác đề phòng. 
    • Làm ra những hành vi hủy hoại bản thân như lạm dụng bia rượu hoặc lái xe quá nhanh.
    • Khó ngủ, không tập trung, luôn cảm thấy khó chịu, giận dữ hoặc có hành vi hung hăng.
    • Bản thân có cảm giác tội lỗi, xấu hổ.

3. Nguyên nhân dẫn đến hội chứng PTSD là gì? 

Nguyên nhân nào dẫn đến hội chứng PTSD? Sau đây là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến chứng bệnh này.

  • Trải qua sự kiện đau buồn trong quá khứ
    • Bị tai nạn nghiêm trọng, suýt chết đuối.
    • Bị bạo lực gia đình hoặc bị tấn công thể chất trong một thời gian dài.
    • Bị lạm dụng tình dục, cưỡng hiếp. 
    • Bị tấn công, đe dọa, bắt cóc.
    • Bị nhốt ở không gian kín trong thời gian dài.
    • Trải qua thảm họa như hỏa hoạn, sóng thần, dịch bệnh, lốc xoáy, động đất, lũ lụt, v.v.
    • Người thân mất đột ngột. 
  • Chứng kiến sự đau buồn của người khác: Một số sự kiện đau buồn xảy ra với người khác cũng là một trong những nguyên nhân tác động đến tâm lý của bạn. Chẳng hạn các tình huống như tai nạn giao thông, động đất, dịch bệnh, hỏa hoạn, chiến tranh, lũ lụt, v.v.
  • Người thân trong gia đình trải qua sự kiện đau buồn: Tiền sử trong gia đình mắc bệnh stress, trầm cảm, PTSD hoặc rối loạn lo âu có nguy cơ mắc các thành viên khác trong gia đình cũng mắc chứng rối loạn sau chấn thương. 
  • Tiếp xúc thường xuyên với các sự kiện đau thương: Làm việc trong các ngành thường xuyên phải chứng kiến sự chia ly, mất mát như bác sĩ, lính cứu hỏa, quân nhân tham gia chiến tranh, v.v cũng là nguyên nhân mắc chứng PTSD.

Đọc thêm: Sang Chấn Tâm Lý Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Sang Chấn Tâm Lý

4. Phương pháp điều trị rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) 

Hiện tại, để điều trị chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương bác sĩ sẽ áp dụng theo các phương pháp sau:

4.1 Điều trị tâm lý

  • Điều trị nhận thức: Đây là phương pháp điều trị thông qua các cuộc trò chuyện giữa bác sĩ tâm lý và bệnh nhân, thông qua đó giúp bệnh nhân nhận ra điều khiến họ bị mắc kẹt trong ký ức. Chẳng hạn sự tiêu cực về bản thân và nguy cơ những điều đau thương này sẽ xảy ra thêm một lần nữa. Do đó, khi điều trị hội chứng PTSD, liệu pháp nhận thức thường được kết hợp song song với liệu pháp tiếp xúc. 
  • Điều trị nhận thức hành vi (CBT): Đây là phương pháp điều trị giúp người bệnh đối diện một cách an toàn với ký ức sợ hãi để học cách đối phó. Liệu pháp hành vi nhận thức có tác dụng tích cực với những người bệnh thường xuyên gặp ác mộng, hồi tưởng về quá khứ.
  • Gây tê hoặc phục hồi bằng chuyển động mắt (EMDR): Đây là phương pháp điều trị phổ biến, thông qua đó người bệnh được hồi tưởng lại ngắn gọn về trải nghiệm đau thương của bản thân, đồng thời bác sĩ sẽ hướng dẫn chuyển động mắt để thay đổi cách nhìn tích cực về sự kiện đó. Mục đích của EMDR là giúp người bệnh PTSD thay đổi cách phản ứng về ký ức đau thương. 

4.2 Sử dụng thuốc

  • Thuốc chống trầm cảm: Giúp người bệnh giảm các triệu chứng trầm cảm, lo lắng, cải thiện giấc ngủ và khả năng tập trung của bản thân. Loại thuốc này có khả năng ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) sertraline (Zoloft) và paroxetin (Paxil).
  • Thuốc chống lo âu: Giảm nhanh các triệu chứng lo lắng nghiêm trọng và các vấn đề liên quan đến hội chứng PTSD
  • Prazosin: giúp giảm hoặc ngăn cơn ác mộng ở người mắc PTSD. 

Lời kết

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến hối chứng PTSD là gì? Mong rằng những chia sẻ trên của Glints sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích khi tìm hiểu chứng bệnh này.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Có thể bạn cũng thích

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X