×

Phụ Lục Hợp Đồng Là Gì? 4 Điểm Quan Trọng Trước Khi Ký Phụ Lục Hợp Đồng

Ngày đăng: 22/11/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 02/01/2024

Phụ lục hợp đồng là gì? Cần lưu ý gì khi ký phụ lục hợp đồng? Để hiểu hơn về kiểu văn bản này, mời bạn cùng Glints khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

1. Phụ lục hợp đồng là gì?

Theo Điều 22 Bộ Luật Lao động, phụ lục hợp đồng là một bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực tương tự như hợp đồng lao động.

Bên cạnh đó, Điều 403 Bộ Luật Dân sự 2015, hợp đồng dân sự có thể có phụ lục kèm theo với mục đích quy định một số nội dung chi tiết cho các điều khoản cụ thể của hợp đồng.

Dựa trên những quy định trên, phụ lục hợp đồng có thể được hiểu là văn bản đi kèm theo hợp đồng và không thể tách rời, dùng để quy định, sửa đổi, hoặc bổ sung một số điều khoản cụ thể trong hợp đồng.

Phụ lục hợp đồng trong tiếng Anh là gì? Khái niệm này trong tiếng Anh được gọi là “contract appendix”, “contract annex”.

Phụ lục hợp đồng là gì
Phụ lục hợp đồng là gì?

Nếu bạn đang tìm hiểu về phụ lục hợp đồng kinh tế, phụ lục hợp đồng dịch vụ và phụ lục hợp đồng thuê nhà thì các thông tin sau sẽ rất bổ ích cho bạn.

2. Phụ lục hợp đồng và hợp đồng phụ có giống nhau không? 

Đây cũng là một câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc. Theo đó, hai kiểu văn bản này có bản chất hoàn toàn khác nhau. Trong khi hợp đồng phụ dùng để gọi một kiểu hợp đồng cụ thể, trong khi đó, phụ lục hợp đồng là một bộ phận của hợp đồng.

Phụ lục hợp đồng chỉ phát huy giá trị khi đi kèm với hợp đồng. Trong khi đó, hợp đồng phụ có giá trị khi sử dụng riêng lẻ,  bởi bản chất là thỏa thuận nên có thể làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các nghĩa vụ của chủ thể. 

Hợp đồng phụ được xây dựng dựa trên bản gốc của hợp đồng và phụ thuộc về hiệu lực vào hợp đồng gốc. Trong khi, phụ lục hợp đồng được phát triển dựa trên một hoặc một số điều khoản cụ thể từ hợp đồng chính.

Về mặt nội dung, phụ lục hợp đồng có ý nghĩa làm cho các điều khoản trong hợp đồng trở nên rõ ràng hơn, nội dung của phụ lục không được trái với nội dung của hợp đồng chính. Nội dung của hợp đồng phụ là nội dung của hợp đồng được quy định tại Điều 398 Bộ Luật Dân sự 2015, có thể bao gồm: Đối tượng của hợp đồng; Số lượng, chất lượng; Giá, phương thức thanh toán; Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; Quyền, nghĩa vụ của các bên; v.v.

Phụ lục hợp đồng có hiệu lực tương đương với hợp đồng gốc, khi hợp đồng chấm dứt thì phụ lục đi kèm cũng bị vô hiệu hóa hiệu lực. Bên cạnh đó, hiệu lực của hợp đồng phụ phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng chính. Khoản 2 Điều 407 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ”.

Đọc thêm: Giam Lương Là Gì? Người Sử Dụng Lao Động Giam Lương Nhân Viên Đúng Luật Không?

3. Có những loại phụ lục hợp đồng nào?

Phụ lục hợp đồng bao gồm những loại nào? Phụ lục hợp đồng có thể chia thành hai trường hợp ký phụ lục hợp đồng bao gồm:

  • Phụ lục hợp đồng quy định chi tiết: Các hợp đồng chỉ đề cập ngắn gọn tới các điều khoản cần thêm phụ lục đính kèm để làm rõ các điều khoản này. Do đó, nội dung của phụ lục không được trái với nội dung của hợp đồng gốc.
  • Phụ lục hợp đồng sửa đổi, bổ sung: Đây là trường hợp, hai bên đã ký kết hợp đồng nhưng muốn sửa hoặc thay đổi một (hoặc một số) điều khoản cụ thể thì có thể ký phụ lục hợp đồng.
Những điều bạn cần biết về phụ lục hợp đồng.

4. Quy định cần nắm rõ về phụ lục hợp đồng là gì? 

4.1. Hiệu lực phụ lục

Hiệu lực của hợp đồng tương đương với hợp đồng gốc, căn cứ Điều 403 Bộ Luật Dân sự 2015. Bởi phụ lục hợp đồng thường được đính kèm với hợp đồng chính.

4.2. Nội dung của phụ lục

Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung chính của hợp đồng gốc. Trường hợp, phụ lục hợp đồng có nội dung sai lệch với nội dung hợp đồng thì hiệu lực của phụ lục sẽ bị vô hiệu hóa, trừ một số các trường hợp có thỏa thuận.

Lưu ý: Phụ lục hợp đồng bị vô hiệu hóa hiệu lực nhưng hợp đồng vẫn có hiệu lực. Trường hợp, hợp đồng bị vô hiệu hóa hoàn toàn hoặc một phần thì hiệu lực của phụ lục hợp đồng cũng sẽ bị mất hoàn toàn hoặc tương ứng với nội dung bị vô hiệu của hợp đồng.

4.3. Số lần ký tối đa với phụ lục hợp đồng

Hiện tại, pháp luật chưa quy định cụ thể về số lần ký phụ lục hợp đồng tối đa. Do vậy, khi các bên đạt thỏa thuận về việc sửa đổi, bổ sung hoặc xóa bỏ các điều khoản trong hợp đồng thì có thể ký phụ lục hợp đồng.

4.4. Có cần báo trước khi ký phụ lục hợp đồng

Theo quy định tại Điều 33 Bộ Luật Lao động 2019, “Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung”.

Tạm kết

Trên đây là một số chia sẻ về chủ đề “Phụ lục hợp đồng là gì?” mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp đến bạn nhiều thông tin giá trị và bổ ích. 

Nếu bạn có thêm bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.

Đọc thêm: Chữ Ký Điện Tử Là Gì? Chữ Ký Điện Tử khác Chữ Ký Số Như Thế Nào?

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 3 / 5. Lượt đánh giá: 1

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X