×

Phóng Viên Là Gì? Câu Chuyện Làm Nghề Phóng Viên Có Thể Bạn Chưa Biết

Ngày đăng: 08/09/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 22/09/2023

phóng viên là gì

Phóng viên là gì? Làm phóng viên có tương lai không? Để hiểu hơn về nghề nghiệp thú vị này, mời bạn cùng Glints khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây, cùng với các câu chuyện có thể bạn chưa biết về nghề phóng viên.

1. Phóng viên là gì?

Phóng viên là người thu thập, xử lý và đưa tin tức đến công chúng thông qua các phương tiện truyền thông như báo chí, truyền hình, v.v.

phóng viên thời sự
Phóng viên là nghề gì?

Công việc của phóng viên bao gồm: quan sát, ghi chép, phỏng vấn người đưa tin, viết bài hoặc sáng tạo nội dung về các sự kiện, tin tức quan trọng.

Đọc thêm: Phóng Viên Ảnh Làm Công Việc Gì? Cơ Hội Nghề Nghiệp Của Phóng Viên Ảnh

2. Phân loại phóng viên

Phóng viên có thể đảm nhận nhiều vị trí nghiệp vụ khác nhau, do đó, nếu bạn muốn trở thành một phóng viên trong tương lai bạn cần biết đến các chức vụ xoay quanh chức danh phóng viên.

2.1 Phóng viên chiến trường

 Có thể nói đây là một công việc nguy hiểm nhất trong nghề báo, nó xuất hiện trước khi ngành Báo chí ra đời. 

Theo đó, phóng viên chiến trường sẽ thực hiện đưa tin từ các cuộc xung đột, chiến tranh đến công chúng. Vị trí này bắt đầu xuất hiện từ cuộc chiến tranh giữa La Mã – Ba Tư, và trong cuộc Cách mạng Mỹ ở Thế kỷ XVIII.

2.2 Phóng viên không biên giới

Phóng viên không biên giới hay Ký giả không biên giới. Nhóm phóng viên không biên giới được thành lập từ năm 1985 bởi Robert Ménard – một nhà báo người Pháp. Văn phòng quốc tế của tổ chức được đặt Paris – Pháp; 9 văn phòng tại Châu Á, và Bắc Mỹ; 9 phân hội quốc gia tại Châu Âu.

Tố chủ được tạo ra nhằm bảo vệ quyền tự do về báo chí, chống lại việc kiểm duyệt, giúp đỡ các nhà báo bị bắt giam.

2.3 Phóng viên truyền hình

Họ làm việc tại các đài truyền hình. Phóng viên truyền hình thường đi lấy tin và tác nghiệp tại hiện thường để thu thập các thông tin mới nhất, hot nhất.

phóng viên truyền hình
Phân loại phóng viên

Phóng viên truyền hình có thể được chia ra phụ trách từng mảng nội dung khác nhau để phù hợp hơn với chuyên môn và sở trường của họ, chẳng hạn như: Thể thao, Ẩm thực, Văn hóa xã hội, v.v.

3. Điểm khác nhau giữa nhà báo và phóng viên là gì?

Phóng viên và nhà báo đều có nhiệm vụ sản xuất tin tức để cung cấp đến công chúng. Vậy giữa hai vị trí này có sự khác biệt như thế nào?

Theo Luật Báo chí 2016, nhà báo được hiểu là những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí và được Nhà nước cấp Thẻ Nhà báo. 

Đối với phóng viên, họ là người hoạt động trong mảng báo chí, làm công tác đưa tin, viết bài, chụp ảnh. Tuy vậy, với chức danh phóng viên họ chưa được cấp Thẻ Nhà báo. Khi được cử đi tác nghiệp họ sẽ được cấp thư giới thiệu từ Tòa soạn.

Để được cấp Thẻ Nhà báo, phóng viên cần đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Là công dân Việt Nam
  • Đang thường trú tại Việt Nam
  • Có bằng đại học trở lên
  • Thời gian làm việc tại một cơ quan báo chí từ 2 năm trở lên tính đến thời điểm xét duyệt

4. Chân dung một phóng viên tiềm năng

Để trở thành một phóng viên thực thụ, bạn cần đáp ứng một số yêu cầu cơ bản như sau:

  • Nhạy bén với tin tức, nắm bắt và xử lý thông tin một cách nhanh chóng 
  • Kỹ năng viết bài rõ ràng, xúc tích và mang tính thuyết phục 
  • Kỹ năng giao tiếp, phỏng vấn để thu thập và lấy thông tin từ các đối tượng liên quan
  • Khả năng nghiên cứu và phân tích thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, đảm bảo tính chính xác của thông tin
  • Làm việc dưới áp lực công việc tốt, bởi phóng viên thường phải làm việc dưới áp lực thời gian và khối lượng khá lớn
  • Trung thực, đưa tin đúng nội dung, không xào nấu làm sai sự thật
  • Có khả năng làm việc và phối hợp đội nhóm tốt
  • Cẩn thận, tỉ mỉ, đảm bảo tính chính xác của nội dung cung cấp đến công chúng
  • Không ngại học tập và tiếp thu thêm kiến thức mới

5. Học gì ra làm phóng viên?

Làm gì ra làm phóng viên? Theo đó, bạn có thể theo đuổi các ngành học liên quan như:

Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể trở thành phóng viên tại các tòa soạn, đài truyền hình, đài phát thanh.

Học làm phóng viên ở đâu? Dưới đây là gợi ý một số cơ sở đào tạo các ngành/chuyên ngành học liên quan:

  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền
  • Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội
  • Trường Đại học Văn hoá Hà Nội
  • Học viện Ngoại giao
  • Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
  • Đại học Huế
  • Trường Đại học Ngoại Ngữ – Đại học Đà Nẵng
  • Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh

Đọc thêm: Ngành Truyền Thông Báo Chí Là Gì Và Những Cơ Hội Rộng Mở Trong Tương Lai

6. Mức lương của phóng viên bao nhiêu tiền?

Mức lương trong nghề phóng viên có thể khá hấp dẫn, đặc biệt với những người có đam mê và trình độ chuyên môn cao. Theo đó, ở vị trí này, mức lương trung bình dao động từ  6 – 15 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên, mức lương này cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, nơi làm việc, và khối lượng công việc.

7. Câu chuyện làm nghề phóng viên có thể bạn chưa biết

Làm phóng viên có gì thú vị? Cùng Glints tìm hiểu về các câu chuyện của phóng viên thường trú trong phần dưới đây nhé.

7.1 Phóng viên Đinh Quốc Hùng chia sẻ về hành trình làm nghề tại nơi địa đầu biên giới

Nhà báo Đinh Quốc Hùng – Phóng viên thường trú Báo Nhân Dân tại Lào Cai chia sẻ về hành trình làm phóng viên thường trú tại nơi địa đầu biên giới. Ông cho biết bản thân rất tự hào, vinh dự khi được công tác tại đây. 

phóng viên thường trú
Câu chuyện làm nghề phóng viên thú vị

Phóng viên Đinh Quốc Hùng cho biết, “Tôi luôn suy nghĩ, thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ “Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết như thế nào?”  Luôn tự dặn mình phải không ngừng học tập, luôn học tập và noi theo gương Bác Hồ về phong cách và đạo đức làm báo. Làm một phóng viên thường trú tại địa phương, một mình một địa bàn, mỗi nhà báo phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, thái độ bình tĩnh trước mọi vấn đề; phải có tấm lòng trong sáng, không để tiêu cực chi phối, không bị tình cảm cá nhân lấn át công việc chung…

7.2 Câu chuyện tác nghiệp của các phóng viên trong đại dịch

Nhớ về những giai đoạn chống dịch căng thẳng, bên cạnh đội ngũ y bác sĩ chống dịch tuyến đầu, chúng ta không thể không nhắc đến lực lượng phóng viên có nhiệm vụ đưa tin về tình hình dịch bệnh, và công tác chống dịch. Có thể thấy, phóng viên là một nghề nghiệp khá vất vả. 

Phóng viên Minh Thùy chia sẻ, “nghề viết” đang là một trong những nghề nguy hiểm, nhưng việc đưa thông tin kịp thời và chân thực đến bạn đọc, người nghe, người xem đài rất quan trọng và cần thiết, vừa định hướng dư luận, vừa tạo hiệu ứng tích cực trong công tác phòng chống dịch bệnh. 

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về nghề phóng viên mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về công việc phóng viên là gì, và có thêm nhiều góc nhìn thú vị về nghề nghiệp này.

Nếu bạn có thêm bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 3

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X