×

Phát Thanh Viên Là Gì? Tại Sao Phát Thanh Viên Đa Số Là Nữ?

Ngày đăng: 15/11/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 14/11/2022

Như chúng ta thường thấy, phát thanh viên là những người có giọng nói hay, lưu loát và rõ ràng, họ làm việc tại các đài phát thanh, truyền hình. Ngày nay, nhu cầu tìm kiếm và tuyển dụng công việc phát thanh viên đang tăng cao, dần trở thành một xu hướng trong ngành báo chí truyền thông.

Vậy cụ thể phát thanh viên là gì? Công việc của phát thanh viên là gì? Làm sao để theo đuổi công việc này? Tất cả sẽ được giải đáp thông qua những thông tin dưới đây.

Phát thanh viên là gì? 

Phát thanh viên là những người công tác tại các đài phát thanh và truyền tải thông tin đến với công chúng từ ngôn ngữ viết sang ngôn ngữ nói. Cụ thể, họ sẽ sử dụng giọng nói của mình để truyền đạt những thông tin, tin tức mới nhất tới người dân.

Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin, con người ngày càng được nắm bắt thông tin nhanh chóng và dễ dàng hơn. Chúng ta hoàn toàn có thể đón nghe tin tức của phát thanh viên hàng ngày, ngoài việc đọc hoặc xem tin tức.

Thông thường, các phát thanh viên làm việc tại Đài tiếng nói Việt Nam. Nhưng bên cạnh đó, bạn cũng có thể làm việc ở đài radio, kênh truyền hình VOV hay các kênh truyền hình lớn khác nếu đang theo học ngành này.

Bạn cũng có thể công tác tại kênh truyền hình địa phương, hoặc làm việc tại các công ty truyền thông đại chúng, nếu có khả năng ngoại ngữ tốt bạn cũng có thể làm việc tại các công ty truyền thông nước ngoài.

Do vậy, bạn không cần quá lo lắng về công việc sau khi tốt nghiệp bởi cơ hội việc làm vị trí này là vô cùng cao.

Chi tiết các công việc của phát thanh viên  

Ngoài việc hiểu rõ phát thanh viên là gì, việc nắm bắt đầy đủ các quy trình làm việc của phát thanh viên cũng rất quan trọng nếu bạn đang có mong muốn theo đuổi ngành nghề này. Tại đây, Glints sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết nhất.

1. Lên kịch bản

Trước đây, kịch bản thường được chuẩn bị sẵn bởi các biên tập viên. Phát thanh viên sẽ chịu trách nhiệm truyền đạt lại kịch bản đó bằng giọng nói của mình khi lên sóng truyền hình. Nhưng giờ đây, việc lên kịch bản cũng sẽ do phát thanh viên đảm nhận.

2. Chuẩn bị trước buổi lên sóng 

Nhiều người cho rằng đây vừa là một việc khá khó khăn nhưng cũng dễ dàng cho phát thanh viên. Dễ là vì họ có thể chủ động khai thác cụ thể thông tin và truyền đạt các vấn đề theo quan điểm cá nhân họ.

Điểm khó khăn chính là khối lượng công việc mà phát thanh viên đảm nhiệm sẽ nhiều hơn. Họ phải tra cứu thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để cho ra một kịch bản hoàn hảo, đầy đủ và chính xác nhất trước khi gửi tới các khán thính giả.

Phát thanh viên cần chuẩn bị kỹ càng các khâu để buổi phát sóng hiệu quả.

3. Trong khi lên sóng

Để có thể thu hút khán thính giả nghe tin tức bằng giọng nói của mình, các phát thanh viên cần có sự chuẩn bị cẩn thận, kỹ càng trước khi lên sóng, những việc cần làm bao gồm:

  • Nắm bắt nội dung chính, các thông tin cần được chuẩn bị đề cập trong khi đang phát sóng.
  • Các thiết bị ánh sáng, âm thanh phải được kiểm tra đầy đủ.
  • Thống nhất những công việc chung với các nhân viên hoặc với các khách mời.

Đọc thêm: Biên Tập Viên Là Gì? Giải Mã Nghề Biên Tập & Những Yêu Cầu Cần Có

Làm phát thanh viên học ngành gì, ở đâu?

Muốn trở thành một phát thanh viên giỏi, trước tiên các bạn đưa ra sự lựa chọn cho việc học của mình. Đối với ngành nghề này bạn có thể chọn theo học cả trong nước lẫn nước ngoài. Tại Việt Nam, có các cơ sở đào tạo chính như sau:

  • Phía Bắc: Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, Cao đẳng Phát thanh truyền hình Hà Nam, Cao đẳng Truyền hình, v.v.
  • Phía Nam: Đại học Huế, Đại học khoa học xã hội và nhân thành phố Hồ Chí Minh, Cao đẳng Phát thanh truyền hình II, v.v.

Còn tại nước ngoài, ngành này đã phát triển từ lâu đời nên nền giáo dục tại những nước này cũng sẽ tiên tiến và hiện đại hơn Việt Nam rất nhiều.

Top những quốc gia giảng dạy ngành phát thanh tốt nhất là:

  • Anh Quốc
  • Canada
  • Úc
  • Mỹ
  • Hàn Quốc

Một số khóa học tiêu biểu để trở thành một phát thanh viên là đạo đức truyền thông, lịch sử báo chí, báo cáo cơ bản, quy trình tin tức, và biên tập tin tức. Nếu bạn có bằng Thạc sĩ hoặc  Tiến sĩ trong ngành báo chí truyền thông, chắc chắn sẽ dễ dàng xin được việc và có nhiều cơ hội thăng tiến hơn.

Kỹ năng phẩm chất nào hợp làm phát thanh viên?

Các phát thanh viên phải trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết bao gồm khả năng xử lý văn bản, kiến thức về phần mềm xuất bản trên máy vi tính, khả năng phỏng vấn và chắt lọc thông tin từ các nguồn khác nhau, nắm bắt cơ bản về ngữ pháp, có kiến thức về nhiếp ảnh và khả năng thu thập, trình bày khách quan, chính xác.

Giọng nói hay, rõ nghe

Tuyển dụng phát thanh viên ắt hẳn điều quan trọng nhất chính là giọng nói. Bạn có thể hiểu rằng nếu truyền hình có yêu cầu cao nhất chính là hình ảnh, thì đối với phát thanh sẽ là giọng nói. Nếu không có giọng nói hay và rõ nghe thì chắc chắn là bạn khó có thể dấn thân vào ngành này.

Một phát thanh viên chuyên nghiệp là người biết cách tạo ra ngữ điệu khi nói. Bởi giọng đọc của bạn cần được thính giả quan tâm, chú ý đến bởi vậy bạn phải phát âm chuẩn, to và rõ ràng. Ngôn ngữ nói phải theo tiếng phổ thông bởi có rất nhiều thính giả ở khắp vùng miền đất nước quan tâm.

Ngoài ra, khi đọc bạn tuyệt đối không được nói lắp, nói ngọng, những việc này sẽ gây khó chịu cho khán thính giả.

kỹ năng phát thanh viên là gì
Yếu tố cần có đầu tiên là giọng nói hay, truyền cảm.

Kỹ năng giao tiếp

Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà bất cứ ngành nghề nào cũng phải trau dồi. Một giọng nói hay còn phải đi kèm với khả năng thuyết phục, sự ứng xử khéo léo trong từng lời nói.

Trong quá trình làm việc phát thanh viên cũng cần sử dụng kỹ năng này khi trao đổi thông tin với đồng nghiệp, nếu biết trình bày dễ hiểu thì công việc sẽ được thông suốt hơn.

Đọc tiếp: Cách Giao Tiếp Hiện Tại Của Bạn Đã Hiệu Quả Chưa?

Kiến thức về chính trị, văn hoá

Với nghề phát thanh viên không chỉ dừng lại ở các chủ đề văn hóa – xã hội mà còn tọa đàm các chủ đề có liên quan đến chính trị. Vậy nên công việc này còn đòi hỏi một người phát thanh viên phải có sự am hiểu về chính trị. Nắm rõ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà Nước thì mới có thể dẫn dắt bản tin.

Nếu bạn muốn trở thành một phát thanh viên chuyên nghiệp ngoài đáp ứng khả năng chuyên môn ra, bạn còn phải hết sức chú ý đến việc học tập, trau dồi những kiến thức về chính trị. Nhờ đó mà các buổi giao lưu, tọa đàm được diễn ra thành công, tránh những sai sót không đáng có.

Sự kiên trì

Công việc nào cũng đều đề cao tinh thần kiên nhẫn, chịu khó. Mặc dù đã được nhận vào vị trí mà bạn mong muốn nhưng mọi chuyện vẫn sẽ không dừng tại đó.

Đây là một công việc có cơ hội tuyển dụng cao nhưng không đồng nghĩa với việc nếu bạn mắc sai sót hoặc không cố gắng trong công việc thì vẫn không bị đào thải.

Có thể ai cũng mong muốn được làm việc trong một môi trường thoải mái nhưng đây sẽ là nơi kìm hãm sự phát triển trong bạn. Đối với phát thanh viên, giọng nói là ưu tiên hàng đầu, bạn sẽ phải dành ra hàng giờ để luyện tập sao cho diễn đạt trôi chảy, mạch lạc và từ ngữ bạn dùng cần phải phong phú, đa dạng.

Mức lương của phát thanh viên

Mức lương khởi điểm của hầu hết nhân lực trong nghề Phát thanh viên trên các đài, sóng radio, truyền hình và ở những môi trường làm việc khác rơi vào khoảng 6 – 15 triệu đồng mỗi tháng.

Sau 5 năm công tác trở lên, con số này có thể lên tới 8 – 21 triệu đồng mỗi tháng (đối với chế độ tuần làm việc 48 tiếng).

Tại sao phát thanh viên đa số là nữ?

Có ý kiến cho rằng, tiêu chuẩn quan trọng nhất của một phát thanh viên là giọng đọc phải dễ nghe. Theo vật lý, giọng nữ thường có phát âm với tần số (f) cao, chính vì vậy sẽ bắt tai hơn. Ngoài ra còn có các yếu tố khác chẳng hạn như ngoại hình, sự tinh tế trong ứng xử, v.v.

Lời kết

Ngoài những thông tin mà Glints đã đề cập ở bài viết này, hy vọng rằng những ai đang quan tâm đến ngành nghề này có thể có cái nhìn khách quan hơn, nắm rõ hơn công việc của một phát thanh viên là gì cũng như đưa ra những lựa chọn phù hợp cho bản thân.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 4.8 / 5. Lượt đánh giá: 4

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X