×

Phải Làm Gì Khi Bạn “Mắc Kẹt” Với Công Việc Mình Không Thích?

Ngày đăng: 28/09/2021 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 16/08/2023

Bạn luôn được nghe lời khuyên rằng “hãy theo đuổi đam mê của mình” và “tìm một công việc yêu thích để làm”. Mặc dù lời khuyên này là hoàn toàn hữu ích, nhưng có một thực tế phũ phàng là không phải ai cũng có thể đạt được mục tiêu này.

Ngay cả khi bạn đủ may mắn để tìm được việc làm trong mơ của mình, bạn cũng sẽ nhanh chóng nhận ra rằng không có công việc nào là hoàn hảo.

Nếu vì một lý do nào đó, bạn đã chấp nhận làm công việc mình không thích hoặc kém lý tưởng hơn so với mong đợi, nội dung dưới đây sẽ giúp bạn phần nào xua tan cảm giác sợ hãi hay chán chường.

Loading poll ...

Đi tìm nguyên nhân gốc rễ

Bước đầu tiên để cảm thấy tốt hơn trong vai trò mới là tìm ra nguyên nhân gốc rễ của cảm giác tiêu cực bên trong bạn và chủ động tìm giải pháp cho nó. 

nguyen nhan khong thich cong viec
Tìm ra nguyên nhân tại sao bạn không thích công việc hiện tại

Liệu có phải bạn cảm thấy công việc không phù hợp với bản thân; hoặc bạn có thể thấy khó khăn trong việc kết nối với các đồng nghiệp, hoặc không hòa hợp với sếp mới của mình? 

Hãy chủ động khắc phục dù đó là vấn đề gì. Đừng ngại tìm sự trợ giúp từ những người xung quanh, như mạng lưới chuyên nghiệp, bạn bè, người thân, và cả người quản lý của bạn. Họ sẽ có thể giúp bạn vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Luôn tìm cách tận dụng kỹ năng ưa thích

Điều quan trọng là phải tìm cách tận dụng những kỹ năng mà bạn yêu thích nhất và mong muốn sử dụng để theo đuổi sự nghiệp lâu dài, kể cả khi nếu chúng nằm ngoài mô tả công việc hiện tại của bạn. 

Hãy luôn chia sẻ kỹ năng thế mạnh hoặc công việc yêu thích của bạn với người quản lý, cũng như xung phong tham gia vào những công việc liên quan đến kỹ năng đó nếu được.

Bên cạnh đó, hãy tìm kiếm cơ hội để thực hành kỹ năng bạn cần bên ngoài công việc mới. Kể cả khi bạn làm công việc của một nhân viên hành chính, không điều gì có thể ngăn cản bạn trở thành một người sáng tạo nội dung trên chính trang blog hoặc website cá nhân của mình.

Hai trường hợp này đều là cơ hội tình nguyện dựa trên cơ sở cho phép để bạn tận dụng kỹ năng của mình cho một mục đích chính đáng. Tất cả những hoạt động này sẽ giúp bạn tiếp tục phát triển bản thân cho mục tiêu trong tương lai, dù bạn đang phải làm công việc mình không thích và không thấy phù hợp.

Xây dựng mạng lưới

Có thể bạn đang làm công việc mình không thích, nhưng những mối quan hệ đồng nghiệp nơi công sở thì vẫn luôn vô cùng quý giá.

Bạn không cần phải đi đâu xa hoặc lùng sục trên mạng xã hội để kết nối. Làm quen với các đồng nghiệp trong bộ phận của bạn, cũng như tận dụng các sự kiện toàn công ty để gặp gỡ những người thuộc phòng ban khác là cách mở rộng mạng lưới chuyên nghiệp nhanh nhất. 

nguyen nhan lam cong viec minh khong thich
Tìm ra nguyên nhân khiến mình không thích công việc

Kết nối với các đồng nghiệp hiện tại của bạn đặc biệt hữu ích nếu bạn muốn theo đuổi một vai trò khác trong cùng một công ty; hoặc dự định tiếp tục làm việc trong cùng một ngành. 

Nếu trong trường hợp bạn muốn đổi ngành để theo đuổi công việc yêu thích của mình, thì những lời nhận xét tốt đẹp về thái độ làm việc, ý chí cầu tiến của bạn sẽ là một điểm cộng lớn, bù trừ cho những thiếu hụt về kinh nghiệm làm việc thực tế.

Thêm vào đó, việc xây dựng kết nối vững chắc với những đồng nghiệp sẽ mang lại cho bạn những kiến thức và kinh nghiệm mới. Và biết đâu, những điều mới này lại có ích cho sự nghiệp của bạn sau này?

Tiếp tục trau dồi các kỹ năng

Bạn có thể thấy rằng công việc mới không cung cấp cho bạn cơ hội để xây dựng một số kỹ năng quan trọng cho sự thăng tiến nghề nghiệp của bạn. Nếu đúng như vậy, hãy tự giải quyết vấn đề và tìm kiếm cơ hội để lấp đầy khoảng trống này. 

Bạn có thể đăng ký một số khóa học trực tuyến thông qua các trang web như Coursera, hay Linkedin Learning, v.v. 

Bạn cũng có thể tìm hiểu và học hỏi kiến thức mới từ những hội thảo có liên quan, cũng như cơ hội phát triển nghề nghiệp khác thông qua đó.

Tiếp tục tìm kiếm và chuẩn bị cho các cơ hội phù hợp hơn

Nếu phải làm công việc mình không thích khiến bạn cảm thấy không hạnh phúc, hãy tiếp tục để mắt tới các cơ hội phù hợp hơn và có sự chuẩn bị trước để luôn sẵn sàng khi những cơ hội đó đến.

tim co hoi moi
Tìm cơ hội mới

Bạn có thể làm được điều này bằng cách thường xuyên cập nhật sơ yếu lý lịch, bổ sung hồ sơ xin việc trên các mạng xã hội về tuyển dụng, nghe ngóng và cập nhật từ mạng lưới chuyên nghiệp, cũng như tạo lập portfolio để ghi lại những thành tích nghề nghiệp của bạn.

Luôn tích cực và thực tế

Dù bạn phải làm công việc mình không thích, hãy xua tan cảm giác thất vọng của bản thân bằng cách đặt lại kỳ vọng và mục tiêu cho công việc mới. Đó có thể không phải là công việc yêu thích của bạn, nhưng không có nghĩa là công việc này sẽ lãng phí thời gian của bạn.

Hãy hiểu rằng, đôi khi, bạn cần có những bước tiến chậm rãi, thậm chí là những bước lùi tạm thời trong sự nghiệp của mình, để có được các kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để tiến lên phía trước. Hãy coi công việc mới như một bước đệm để hướng tới mục tiêu dài hạn của bạn.

tich cuc va thuc te
Luôn tích cực và thực tế

Điều này đặc biệt đúng nếu bạn đang thay đổi nghề nghiệp hoặc là một sinh viên mới tốt nghiệp đại học bắt đầu công việc đầu tiên của mình. Hãy viết ra tất cả những gì bạn thích về công việc mới của bạn. Chắc chắn sẽ luôn có gì đó khiến bạn thích thú, dù đó không phải là công việc ưa thích của bạn

Hãy nhớ lại lý do tại sao bạn lại đảm nhận vai trò này dù phải làm công việc mình không thích. Bạn muốn một thử thách mới thay vì thất nghiệp ở nhà, bạn cần một nguồn thu nhập, bạn muốn tích lũy thêm những kinh nghiệm, v.v. Định hình lại quan điểm của bạn để một lần nữa cảm nhận được tầm quan trọng của công việc đó.

Tuy nhiên, đừng bỏ qua nếu các khía cạnh tiêu cực của công việc không được cải thiện theo thời gian, như văn hóa công ty độc hại, hay công sức của bạn không được coi trọng.

Đọc thêm: 6 Cách Thức Tỉnh Động Lực Làm Việc Trong Bạn

Biết khi nào nên thay đổi công việc

Mặc dù bạn không được khuyến khích để nhảy việc thường xuyên, đôi khi có những điều không đáng để chờ đợi. 

Nếu làm công việc mình không thích đang mang lại quá nhiều cảm xúc tiêu cực cho bạn, gây ảnh hưởng tới đời sống cá nhân, cũng như không giúp ích nhiều cho sự phát triển bản thân, thì đã đến lúc bạn phải thay đổi.

khi nao nen tim viec moi
Lực chọn thời điểm nghỉ việc thích hợp

Đừng mãi trông chờ một lúc nào đó mọi thứ sẽ trở nên tốt hơn. Hãy đặt khung thời gian cụ thể để đưa ra quyết định “đi hay ở”. Trong thời gian đó, hãy làm việc chăm chỉ và cống hiến hết khả năng để hiểu thêm về đồng nghiệp, môi trường, và vai trò của bạn. 

Đọc thêm: Dấu Hiệu Cho Thấy Bạn Cần Thay Đổi Công Việc

Chỉ khi thời gian đã định của bạn trôi qua, tình hình không khả quan hơn và không có khả năng cải thiện, bạn nên cân nhắc đưa ra quyết định nghỉ việc và tìm kiếm một công việc yêu thích hơn.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 4.5 / 5. Lượt đánh giá: 11

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X