×

Top 8 Kỹ Năng Làm Việc Quan Trọng Của Kỹ Sư Phần Mềm

Ngày đăng: 11/04/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 10/02/2023

Công nghệ đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống hiện đại. Đặc biệt, các ứng dụng trực tuyến như Google Meet, Zoom, hoặc phần mềm tin học Powerpoint, Excel, Word đã trở thành không thể thiếu khi đợt dịch vẫn đang hoành hành.

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, ngành kỹ sư phần mềm cũng theo đó trở nên rất “hot” và chưa hề có dấu hiệu hạ nhiệt.

Và với một ngành nghề có tính thực tế cao như vậy, những kỹ năng làm việc của các kĩ sư phần mềm đôi khi còn quan trọng hơn cả những bằng cấp hay chứng chỉ.

Hãy cùng điểm qua những kỹ năng làm việc cần thiết mà các nhà tuyển dụng mong đợi ở một kỹ sư phần mềm, và xem bạn đã sở hữu cho mình được bao nhiêu trong số đó nhé!

Kỹ sư phần mềm là gì?

Kỹ sư phần mềm (software engineer) là những người viết code, lập trình, và tạo ra các sản phẩm phần mềm trên máy tính.

Ngoài ra, họ còn là đội ngũ giúp bảo trì, phát triển, đánh giá, kiểm thử hệ thống máy tính hoặc bất cứ thứ gì có chứa phần mềm.

ky su phan mem
Kỹ sư phần mềm là gì?

Để làm được những đầu việc này, một kĩ sư phần mềm không chỉ cần nền tảng kiến thức chắc chắn về công nghệ mà cả các kỹ năng như làm việc nhóm và quản lý thời gian…

Kỹ năng cứng của một kỹ sư phần mềm

1. Ngôn ngữ lập trình

Không có gì đáng ngạc nhiên khi các lập trình viên cần phải biết về các ngôn ngữ lập trình và framework. Đó là điều kiện tiên quyết của công việc. 

Mặc dù điều cần thiết là bạn có thể thích nghi dễ dàng với các ngôn ngữ lập trình và hệ điều hành khác nhau, nhưng để trở thành một lập trình viên giỏi, điều quan trọng là phải biết chuyên sâu ít nhất một ngôn ngữ lập trình. 

kỹ năng lập trình
© Freepik.com

Sau đó, sẽ rất tốt cho sự phát triển của bản thân nếu bạn cố gắng học thêm 2-3 một ngôn ngữ lập trình khác để có một nhận thức chung về những điểm khác biệt trong cách vận hành và giải quyết vấn đề.

Bạn chọn ngôn ngữ lập trình nào để làm ngôn ngữ chính của mình tùy thuộc vào bạn và vấn đề bạn muốn giải quyết. Bạn có thể lựa chọn những ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi, hoặc một ngôn ngữ lập trình mà bạn yêu thích để phát triển.

Đọc thêm: Có Mấy Loại Ngôn Ngữ Lập Trình?

2. Xử lý cơ sở dữ liệu

Trong công việc của ngành kỹ sư phần mềm, điều rất quan trọng là phải hiểu cách hoạt động của cơ sở dữ liệu. Đây là phần chính của ứng dụng, nơi dữ liệu đã thu thập được lưu giữ.

Là một kỹ sư phần mềm, bạn nên có kiến thức cơ bản như cách tạo, xóa, cập nhật, chèn bản ghi. Và thậm chí tốt hơn nếu bạn biết cách tổ chức cơ sở dữ liệu, hiểu cơ sở dữ liệu nào sẽ tốt hơn để sử dụng trong một dự án cụ thể và tại sao.

Ngoài ra, bạn cũng cần quan tâm đến tính bảo mật của những dữ liệu được lưu trong cơ sở dữ liệu của sản phẩm.

3. Kiểm thử

Lỗi lớn nhất trong quá trình sản xuất chính là ngay lập tức triển khai và sử dụng những đoạn mã chưa được kiểm tra hoặc bị hỏng. Do đó, dù bạn không phải là một QA, QC hay Tester, một trong những kỹ năng làm việc tuyệt vời nhất mà bạn có thể muốn sở hữu là khả năng kiểm tra và gỡ lỗi mã của chính bạn.

kỹ năng cứng software engineer
© Freepik.com

Việc kiểm tra phần mềm của bạn thường đòi hỏi phải suy nghĩ một cách logic. Bởi vì những lỗi nhỏ nhất cũng có thể dẫn đến những vấn đề lớn nhất. Bằng cách xây dựng cấu trúc tư duy rõ ràng ngay từ đầu, bạn có thể dễ dàng rà soát lại từng bước trong quy trình bạn đã làm nhằm tìm ra vấn đề.

Đây cũng là lúc bạn kết hợp với một trong những kỹ năng mềm quan trọng nhất, chính là sự tò mò. Bằng cách đặt câu hỏi, thử nghiệm và kiểm tra ý tưởng của mình nhiều lần, bạn sẽ xây dựng được phiên bản tốt nhất cho sản phẩm của mình.

4. Cấu trúc dữ liệu và thuật toán

Các thuật toán là tập hợp các lệnh cần được thực hiện theo một thứ tự thích hợp để có được kết quả đầu ra tốt nhất cho sản phẩm. 

Chúng chính là các phương pháp giải quyết các vấn đề nhất định. Việc sử dụng  cấu trúc dữ liệu và thuật toán như thế nào là thứ quan trọng nhất và được kiểm tra nhiều nhất trong kiến thức của các kỹ sư phần mềm. Vì vậy, đây có thể coi là một trong những kỹ năng làm việc mà mọi kỹ sư phần mềm nên thành thạo. 

Kỹ năng mềm của kỹ sư phần mềm

1. Giao tiếp

Có lẽ bạn sẽ nghĩ rằng, các kỹ sư phần mềm chỉ chuyên làm việc trên máy tính, vì vậy kỹ năng giao tiếp có thể không cần thiết. Tuy nhiên, quan điểm này không thực sự chính xác. 

Cũng như với bất kỳ công việc nào, giao tiếp là chìa khóa thành công với tất cả các kỹ sư phần mềm. Các nhà quản lý tuyển dụng luôn muốn tìm kiếm những ứng viên có thể truyền đạt ý tưởng của họ một cách rõ ràng và ngắn gọn.

© Freepik.com

Kỹ năng làm việc này với các kỹ sư phần mềm càng trở nên quan trọng hơn khi họ cần phải làm việc với những người không chuyên về kỹ thuật. 

Chắc chắn sẽ có lúc bạn phải cộng tác với những người ở các bộ phận khác. Cho dù bạn đang cố gắng hiểu các yêu cầu của dự án, hay bạn cần giải thích cho một bên liên quan những yêu cầu có thể và không thể làm, bạn cần sở hữu kỹ năng giao tiếp có thể giúp truyền đạt mọi thứ đơn giản nhất có thể.

Bên cạnh đó, việc giải thích cho những bộ phận phi kỹ thuật khác hay khách hàng về những thuật ngữ chuyên ngành, để họ có thể hiểu được về dự án cặn kẽ như bạn, là tối quan trọng. Sự khác biệt trong việc hiểu về các chi tiết trong dự án sẽ rất dễ dẫn đến những xung đột không đáng có và tốn thêm nhiều thời gian để xử lý.

Đọc thêm: Xin Việc Không Cần Bằng Đại Học Trong Ngành Kỹ Thuật Phần Mềm

2. Tò mò và ham học hỏi

Công nghệ luôn thay đổi. Bất cứ điều gì bạn đã học, ngay cả từ sáu tháng trước, có thể dễ dàng trở nên lỗi thời và không còn áp dụng được ở thời điểm hiện tại. Vì vậy, mong muốn tự học là một kỹ năng làm việc cần thiết vì đó là một quá trình liên tục. 

Các nhà tuyển dụng cũng luôn lưu ý giá trị của việc đặt câu hỏi, cho dù đó là về các dự án hoặc nhiệm vụ bạn đang thực hiện, hay mục tiêu bạn muốn hoàn thành. Việc thường xuyên đặt ra những câu hỏi, dù là với đồng nghiệp hay với chính bản thân mình, cũng là cần thiết để đưa đến những cải tiến trong sản phẩm và quy trình kỹ thuật.

Mã hóa là một quá trình sáng tạo nhưng cũng mang tính phân tích cao. Ngay cả khi đó là vấn đề bạn đã gặp trước đây, bạn luôn cần phải dành thời gian để xem có giải pháp nhanh hơn hoặc hiệu quả hơn không. Thường xuyên nhìn vào các quy trình cũ với một góc nhìn và tư duy mới là cách bạn giúp sản phẩm của mình cải tiến không ngừng.

3. Giải quyết các vấn đề và tình huống phát sinh

Công việc của lập trình viên chủ yếu là giải quyết một vấn đề nào đó thông qua việc xây dựng các phần mềm và ứng dụng. Nếu bạn muốn bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là kỹ sư phần mềm, bạn sẽ nhanh chóng nhận ra khả năng giải quyết vấn đề quan trọng như thế nào.

software engineer
© Freepik.com

Bằng cách xác định những vấn đề mà phần mềm của bạn có thể giải quyết, bạn sẽ nhanh chóng vạch ra được những ý tưởng xây dựng, các chức năng cần có, cũng như phương pháp thiết kế các đoạn mã code phù hợp.

Bên cạnh đó sự nhanh nhạy trong việc giải quyết vấn đề sẽ giúp bạn xử lý được những tình huống phát sinh trong thời gian nhanh nhất. Kỹ năng làm việc này rất quan trọng để đảm bảo cho tính ổn định của sản phẩm khi được tung ra thị trường.

Đọc thêm: Xung đột trong làm việc nhóm – Xử lý như thế nào?

4. Cởi mở với những phản hồi

Điều quan trọng là không chỉ chấp nhận phản hồi, cả tích cực và tiêu cực, mà còn phải áp dụng nó cho phù hợp. Cởi mở với các phản hồi là phẩm chất và kỹ năng làm việc cần thiết nhà tuyển dụng thường xuyên tìm kiếm trong các cuộc phỏng vấn với các kỹ sư phần mềm.

Nếu quá trình phỏng vấn có bao gồm cả những bài test kỹ thuật trực tiếp trên bảng trắng hay máy tính, người phỏng vấn chắc chắn sẽ lưu ý cách bạn phản ứng với bất kỳ phản hồi nào ngay tại đó. 

Hãy xử lý khôn ngoan bằng cách xác nhận rằng bạn đã hiểu những gì nhà tuyển dụng đang nói với bạn và đặt những câu hỏi để họ thấy được khả năng tư duy và phân tích vấn đề của bạn.

Nếu những thông tin trên hữu ích với bạn, hãy click ngay vào hashtag Software engineer bên dưới để cập nhật những bài viết mới nhất về ngành kỹ sư phần mềm nhé!

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 4.6 / 5. Lượt đánh giá: 5

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Có thể bạn cũng thích

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X