×

Specialist Là Gì? Phân Biệt Executive Và Specialist

Ngày đăng: 01/01/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 29/12/2022

Bạn đã từng tìm hiểu về cụm từ Specialist chưa? Đây là vị trí công việc rất được coi trọng ở những công ty hiện nay và có mức lương rất cao. Vậy, Specialist là gì? Sự khác nhau giữa Executive và Specialist là gì? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết sau nhé!

Specialist là gì?

Specialist ở một số quốc gia như Mỹ là cấp bậc nằm trong lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, cụm từ Specialist còn được sử dụng trong các lĩnh vực chuyên ngành mang nghĩa chuyên gia. Vậy Specialist là chức vụ gì? Specialist chính là một chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể.

Một Specialist sẽ đảm nhận công việc bằng kinh nghiệm và kỹ năng của mình. Đây cũng là thuật ngữ để mô tả những tiêu chuẩn, nguyên tắc đào tạo về kiến thức, kỹ năng cần thiết của mỗi cá nhân khi đảm nhận công việc của mình. 

Điều kiện bắt buộc để trở thành một Specialist đó là luôn tuân thủ mọi nguyên tắc, kỹ năng nghề nghiệp bao gồm phẩm chất đạo đức cũng như kỹ năng chuyên môn được toàn xã hội công nhận.

Ngoài ra, cụm từ Specialist còn được dùng để chỉ những người có học vị cao, thường làm các công việc liên quan đến tư duy, trí tuệ. 

Đọc thêm: Marketing Specialist Là Gì? Top Kiến Thức Cần Có Của Marketing Specialist

Phân biệt Specialist với Generalist và Executive

khác nhau giữa Executive và Specialist, generalist và specialist
Specialist vs. Generalist khác nhau thế nào?

Sự khác biệt giữa Specialist và Generalist 

SpecialistGeneralist
Khái niệmSpecialist là những chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thểGeneralist là người làm việc ở vị trí bao quát, tổng thể với phạm vi hoạt động ở những lĩnh vực khác nhau
Đặc điểm nghề nghiệp– Được đào tạo chuyên sâu với vốn kiến thức sâu rộng về một lĩnh vực cụ thể.
– Sở hữu kỹ năng nghề nghiệp vượt trội, có khả năng hoàn thành xuất sắc mọi công việc đòi hỏi độ chuyên môn cao.
– Chủ yếu thực hiện các việc về chuyên môn, có liên quan đến phát huy sức mạnh trí óc. Vì vậy, chuyên gia thường được công nhận là người rất giỏi trong công việc đang làm.
– Có nhiều năm kinh nghiệm làm việc
– Sở hữu kỹ năng thực hiện & xử lý tốt nhiều mảng công việc họ đang đảm nhiệm.
– Có kiến thức về nhiều lĩnh vực, vị trí công việc nhưng không chuyên sâu như Specialist.
– Có kinh nghiệm làm việc đa dạng, có nhiều ý tưởng phù hợp với những giai đoạn biến động trong công việc.
– Có phương pháp làm việc khoa học, khả năng dự đoán và xử lý tình huống, kinh nghiệm làm việc chuyên nghiệp
Hướng phát triểnPhát triển theo chiều dọc:
Một chuyên gia cần liên tục đào sâu, nghiên cứu, tích lũy cho mình kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thuộc về lĩnh vực chuyên môn cụ thể. 
Khi đã có đủ kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng, bạn sẽ luôn được săn đón ở những doanh nghiệp và tổ chức tốt nhất với mức lương đáng mơ ước.
Phát triển theo chiều ngang: 
Generalist thường có định hướng phát triển sự nghiệp của mình theo chiều ngang với cái nhìn mang tính toàn diện, rộng lớn.
Do tính chất linh hoạt liên tục thay đổi theo tính chất công việc, bạn sẽ có kiến thức, kinh nghiệm đa dạng về nhiều lĩnh vực.
Từ đó, bạn hãy xây dựng định hướng công việc khoa học để có lộ trình phát triển sự nghiệp hợp lý cũng như mức thu nhập và cơ hội thăng tiến.

Đọc thêm: Nghề nghiệp chuyên môn là gì? Quan trọng ra sao?

Sự khác nhau giữa Specialist và Executive 

Sự khác biệt chính giữa hai vị trí Specialist và Executive là về tính chất chuyên môn của công việc. Một chuyên viên sẽ phải chịu trách nhiệm cho các đầu việc mang tính chuyên môn cao với kinh nghiệm sâu rộng hơn. Ngoài ra, các chuyên viên còn là những người đưa ra các định hướng chuyên môn cho một dự án.

Đối với vị trí nhân viên, nhiệm vụ của họ là thực hiện các công việc theo chỉ đạo của quản lý và chuyên viên. Ngoài ra, họ có thể đóng góp ý kiến để dự án thêm hoàn chỉnh.

Vị trí nhân viên không có yêu cầu quá cao về kiến thức và kinh nghiệm, và một nhân viên hoàn toàn có thể tích luỹ cho bản thân để có thể leo lên vị trí chuyên viên trong tương lai. 

Đọc thêm: Bạn đã biết chuyên viên khác nhân viên như thế nào chưa?

Bạn có thể làm Specialist trong các ngành nào? 

Để có thể trở thành một chuyên gia, bạn cần phải thực sự giỏi trong một lĩnh vực cụ thể. Bạn luôn luôn phải tập trung vào lĩnh vực của mình và không ngừng học hỏi, hoàn thiện bản thân. Điều này có nghĩa là bạn cần đạt được kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực bạn muốn làm việc. 

bạn cần đạt được kiến thức chuyên sâu để làm specialist
Bạn cần có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực bạn muốn làm việc để làm specialist.

Nếu bạn đam mê tìm hiểu sâu về một chủ đề, yêu thích việc tư vấn cũng như giúp đỡ các tổ chức trong lĩnh vực đó, thì việc trở thành một specialist có thể là một lựa chọn tuyệt vời.

Ngoài ra, hãy xem xét một số con đường sự nghiệp sau đây nếu bạn muốn trở thành một chuyên gia:

  • Kinh doanh: Chuyên gia thông tin kinh doanh, chuyên gia networking, chuyên gia vận hành, chuyên gia sản phẩm và chuyên gia quản lý
  • Nhân sự: Chuyên gia đào tạo và phát triển, chuyên gia quan hệ lao động, chuyên gia nhân sự và chuyên gia an toàn
  • Bán hàng: Chuyên gia quan hệ khách hàng, chuyên gia sản phẩm, chuyên gia dịch vụ khách hàng, chuyên gia hỗ trợ và chuyên gia chiến lược
  • Marketing: Chuyên gia quan hệ công chúng, chuyên gia truyền thông tiếp thị, chuyên gia truyền thông xã hội, chuyên gia SEO và chuyên gia quảng cáo
  • Công nghệ thông tin: Chuyên gia CNTT, chuyên gia phần mềm, chuyên gia cơ sở dữ liệu, chuyên gia mạng, chuyên gia an ninh mạng và chuyên gia hệ thống thông tin
  • Chăm sóc sức khỏe: Chăm sóc sức khỏe là một lĩnh vực đặt biệt vì hầu hết các bác sĩ thường là chuyên gia trong các lĩnh vực y tế cụ thể của họ, chẳng hạn như bác sĩ tim mạch hoặc bác sĩ ung thư.

Đọc thêm: Cách Xác Định Nghề Nghiệp Phù Hợp Với Tính Cách

Lời kết

Trên đây, chúng ta đã cùng tìm hiểu về Specialist là gì, và phân biệt giữa hai vị trí công việc, Specialist và Executive. Hi vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn sẽ tìm ra hướng đi đúng đắn cho mình và phát triển hơn nữa trong tương lai. 

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 2.4 / 5. Lượt đánh giá: 9

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X