Ngày đăng: 14/05/2022 | No Comments
Ngày cập nhật: 21/04/2023
Nhân viên hành chính nhân sự nhân tố cốt cán của mỗi doanh nghiệp. Họ không trực tiếp tham gia vào sáng tạo sản phẩm hay chăm sóc khách hàng. Tuy nhiên, họ nắm giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong vận hành của công ty. Nếu bạn đang cần mẫu câu hỏi phỏng vấn hành chính nhân sự, bài viết này là dành cho bạn.
Glints tổng hợp bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên nhân sự/hành chính nhân sự thông dụng nhất.
Trước hết hãy cùng tìm hiểu cụ thể nhân viên hành chính nhân sự là gì và vai trò của họ trong công ty.
Nhân viên hành chính nhân sự trong tiếng Anh là Human Resources (HR). Đây là vị trí đảm nhiệm toàn bộ các lĩnh vực liên quan đến nhân sự của công ty, bao gồm:
Nhân viên hành chính nhân sự đảm nhận vai trò đảm bảo các hoạt động liên quan đến nhân sự của công ty diễn ra trôi chảy. Ngoài ra, họ cũng góp phần xây dựng và duy trì văn hoá doanh nghiệp.
Môi trường làm việc có lý tưởng với nhân viên hay không cũng một phần nhờ vào sự chăm chút của đội ngũ nhân viên nhân sự.
Sau đây là một số câu hỏi phỏng vấn cơ bản mà bất cứ cuộc phỏng vấn nào cũng có như giới thiệu bản thân, năng lực, kinh nghiệm, điểm manh/điểm yếu, v.v.
Câu hỏi này nhằm mục đích đánh giá mức độ quan tâm của ứng viên đối với vị trí công việc. Nhà tuyển dụng muốn chắc chắn rằng bạn thực sự muốn có công việc này hay chỉ ứng tuyển hàng loạt.
Đây là một câu hỏi chung mà hầu hết người phỏng vấn sẽ đặt ra.
Câu trả lời mẫu: Tôi đã theo dõi công ty một thời gian và thực sự ấn tượng với sản phẩm, văn hoá của công ty cũng như đội ngũ nhân sự trẻ trung và năng động. Tôi thấy mình phù hợp với vị trí này do đã có hơn 2 năm kinh nghiệm. Tôi thực sự muốn cùng đội ngũ nhân viên của công ty đóng góp và giúp công ty ngày càng phát triển.
Đây là một câu hỏi giúp nhà tuyển dụng nắm bắt được phần nào con người và cách làm việc của bạn. Điểm mạnh điểm yếu sẽ phản ánh rất nhiều đến cách bạn giải quyết công việc. Vì vậy hãy làm nổi bật những điểm mạnh giúp ích cho công việc và điểm yếu không làm nhà tuyển dụng có ấn tượng không tốt về bạn.
Tuy nhiên hãy trung thực hết sức có thể khi trả lời. Những mẫu câu như “điểm yếu của tôi là quá cầu toàn” đôi khi không mấy thuyết phục vì bởi lẽ nó quá đại trà. Hãy là chính bạn.
Câu trả lời mẫu: Điểm mạnh của tôi là kiên trì và ham học hỏi cái mới. Tôi thường cố gắng tìm ra hướng giải quyết gốc rễ vấn đề. Trong quá trình làm việc, tôi không ngừng trau dồi kiến thức và tiếp thu những phương pháp mới để nâng cao hiệu quả công việc.
Điểm yếu của tôi là không biết cách chăm sóc bản thân. Tôi thường vì chú tâm vào công việc mà quên ăn uống và tập thể dục.
Đọc thêm: Nói Về Điểm Mạnh Và Điểm Yếu Khi Phỏng Vấn Sao Cho Chuẩn?
Đây là một câu hỏi quen thuộc đối với bất cứ ứng viên nào. Nghỉ việc tìm cơ hội mới là chuyện bình thường. Nhà tuyển dụng chỉ muốn tìm hiểu nguyên nhân khiến bạn nghỉ việc. Điều giúp họ đánh giá sự nghiêm túc của bạn với công việc. Ngoài ra một số lý do đặc biệt như nghỉ việc do xảy ra mâu thuẫn, hay có “phốt” cũng gây trở ngại cho bạn.
Câu trả lời an toàn nhất cho bạn là:
Câu trả lời mẫu: Vị trí công việc cũ không giúp tôi học hỏi đươc gì thêm. Tôi muốn thay đổi công việc để thử thách bản thân, mở rộng kiến thức và kinh nghiệm.
Ở câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết xem liệu bạn có phù hợp với môi trường làm việc tại công ty họ không. Ngoài ra, vì phỏng vấn vị trí nhân sự nên họ cũng muốn thấy được xu hướng bạn sẽ xây dựng môi trường làm việc cho họ. Đơn giản là vì nhân sự góp phần không nhỏ vào tạo nên môi trường làm việc.
Câu trả lời mẫu: Môi trường làm việc lý tưởng đối với tôi là nơi mọi người được tự do và bình đẳng phát triển. Đó là nơi mọi người hoà đồng và hợp tác với nhau.
Sau đây là các câu hỏi phỏng vấn hành chính nhân sự theo 3 mục đích của nhà tuyển dụng:
Cùng tìm hiểu từng loại câu hỏi và cách trả lời phù hợp.
Câu hỏi tình huống này giúp nhà tuyển dụng kiểm tra kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn. Là một nhân viên hành chính nhân sự, bạn sẽ rất dễ gặp phải các tình huống như này. Cách xử lý thông minh nhất là làm đúng theo quy định.
Câu trả lời mẫu: Trước tiên tôi sẽ tìm hiểu rõ tình hình, những người liên quan, nguyên nhân, và thiệt hại như thế nào. Sau đó sẽ báo cáo lên cấp trên để xin ý kiến nếu sự việc quá phức tạp. Tôi sẽ xử lý minh bạch theo quy định của công ty.
HR cũng là bộ phân tiếp nhận ý kiến đóng góp và phản ánh của nhân viên. Tình huống này rất phổ biến trong môi trường làm việc bình đẳng. Nhà tuyển dụng muốn xem cách bạn xử lý tình huống như thế nào.
Câu trả lời mẫu: Tôi sẽ thảo luận với các thành viên trong bộ phận như đồng nghiệp và trưởng phòng chẳng hạn. Chúng tôi cùng nhau xem xét và xác minh lời phàn nàn của nhân viên đó có hợp lý hay không. Nếu đúng sự thật, bước tiếp theo là tìm hiểu nguyên nhân và cách giải quyết hợp lý.
Đây sẽ là các câu hỏi cụ thể về từng mảng trong hành chính nhân sự như tuyển dụng, các chế độ lương thưởng, bảo hiểm, v.v.
Nếu ứng tuyển vào vị trí tuyển dụng, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp câu hỏi này. Phúc lợi là một trong những yếu tố mà nhân viên quan tâm nhất khi lựa chọn một công ty. Câu hỏi này nhằm kiểm tra kiến thức cũng như kinh nghiệm của bạn trong mảng tuyển dụng.
Hãy dựa vào kinh nghiệm của bản thân để trả lời câu hỏi này. Hoặc bạn có thể làm một nghiên cứu nhỏ trước khi đi phỏng vấn. Theo một số khảo sát, bảo hiểm sức khoẻ và ngày nghỉ phép là hai phúc lợi “được lòng” nhân viên nhất.
Câu trả lời mẫu: Theo tôi bảo hiểm sức khoẻ là một trong những phúc lợi làm tăng mức độ hài lòng của nhân viên đối với công ty. Cuộc sống ngày càng phát triển, người ta cũng quan tâm nhiều hơn đến sức khoẻ của bản thân. Việc doanh nghiệp quan tâm đến sức khoẻ của nhân viên là niềm an ủi cũng như động lực to lớn đối với họ.
Onboard hay onboarding là quy trình chào đón và đào tạo cho nhân viên mới. Đây là qúa trình giúp nhân viên mới hoà nhập với môi trường làm việc và làm quen với công việc.
Quy mô tuyển dụng và cách vận hành của mỗi doanh nghiệp sẽ quyết định quy trình onboard diễn ra như thế nào. Nhiều công ty lớn sẽ có riêng đội ngũ đào tạo nhân viên mới. Bạn nên tìm hiểu kỹ về một quy trình onboard tiêu chuẩn.
Câu trả lời mẫu: Tôi sẽ tuân thủ theo quy trình onboard của công ty. Từ việc gửi email thông báo đến ứng viên kèm các tài liệu cần chuẩn bị, đến chào đón giới thiệu họ với công ty, chuyên giao cho người chịu trách nhiệm đào tạo và giúp đỡ nhân viên mới.
Một câu hỏi tình huống cũng rất phổ biến. Một nhân viên hành chính nhân sự sẽ thường xuyên tương tác và giao tiếp với mọi người trong công ty. Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng đánh giá kỹ năng giải quyết vấn đề và cả cách bạn tương tác với người khác.
Câu trả lời mẫu: Nếu xảy ra xung đột với đội nhóm trong công ty, tôi sẽ bình tĩnh lắng nghe ý kiến của mọi người. Điều quan trọng khi làm việc nhóm là mọi ý kiến đều được nói ra và lắng nghe. Vì thế tôi cùng thành viên khác trong nhóm sẽ xem xét, đánh giá để tìm ra hướng giải quyết phù hợp nhất.
Đọc thêm: Cách Giải Quyết Xung Đột Trong Nhóm Khéo Léo Bạn Cần Biết
Câu hỏi này dành cho những vị trí đảm nhận các công việc liên quan đến chính sách và hợp đồng lao động. Nhà tuyển dụng muốn biết cách bạn cập nhật kiến thức thường xuyên để tránh ảnh hưởng đến quyền lợi của nhân viên.
Câu trả lời mẫu: Tôi thường xuyên đọc các tài liệu liên quan đến luật lao động. Ngoài ra tôi cũng theo dõi những thay đổi thường xuyên của nhà nước về luật lao động để kịp thời cập nhật. Việc này giúp đảm bảo quyền lợi của các nhân viên và tránh những rắc rối về sau.
Trên đây là bộ câu hỏi phỏng vấn hành chính nhân sự phổ biến. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho buổi phỏng vấn sắp tới của bạn. Đừng quyên theo dõi Glints Blog để nhận được nhiều thông tin có ích khác.
Nguồn tham khảo
Leave a Reply