×

Nhân Viên Triển Khai Phần Mềm Là Gì? Cơ Hội Nghề Nghiệp Và Mức Lương

Ngày đăng: 23/06/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 29/05/2023

nhân viên triển khai phần mềm là gì

Với những người làm việc trực tiếp trong ngành công nghệ thông tin hẳn đã biết quá rõ nhân viên triển khai phần mềm là gì. 

Thế nhưng với những ai còn cảm thấy xa lạ về khái niệm này thì bài viết của Glints sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho bạn. Hãy cùng Glint tìm hiểu xem nhân viên triển khai phần mềm là gì nhé!

Nhân viên triển khai phần mềm là gì? 

Một cách tổng quát và dễ hình dung thì nhân viên triển khai phần mềm là người chịu trách nhiệm hoàn thiện phần mềm cuối cùng trong toàn bộ dự án.

Nếu như developer (lập trình viên) là người code phần mềm, tester kiểm tra và tìm ra các lỗi có thể gặp, thì nhân viên triển khai phần mềm sẽ là người cuối cùng rà soát lại mọi thứ trước khi chuyển giao phần mềm hoàn thiện cho khách hàng.

Hơn thế nữa, một nhân viên triển khai phần mềm còn là người hướng dẫn khách hàng sử dụng phần mềm và hỗ trợ họ khi phát sinh lỗi trong quá trình sử dụng.

nhân viên triển khai phần mềm
Nhân viên triển khai phần mềm

Mô tả công việc của nhân viên triển khai phần mềm 

Sau khi nắm rõ khái niệm nhân viên triển khai phần mềm là gì, Glints sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về những công việc cần làm của một nhân viên triển khai phần mềm là gì. 

Quy trình công việc của nhân viên triển khai phần mềm cơ bản được chia làm 2 phần chính. Giai đoạn đầu tiên bắt đầu khi đang trong quá trình hoàn thiện phần mềm và giai đoạn tiếp theo diễn ra khi đang triển khai phần mềm cho doanh nghiệp.

Công việc trong giai đoạn hoàn thiện phần mềm

Khi phần mềm đang trong giai đoạn hình thành và hoàn thiện, nhân viên triển khai phần mềm như một mối liên kết và là đầu tàu cho các đồng đội. 

Họ chịu trách nhiệm từ lên kế hoạch, trao đổi và truyền đạt thông tin đến kiểm tra chất lượng phần mềm và hỗ trợ tư vấn khách hàng.

Một số đầu việc cơ bản có thể liệt kê trong giai đoạn này:

  • Lên kế hoạch testing phần mềm để nắm được các đầu việc và quản lý hiệu suất công việc hiệu quả.
  • Tổng hợp và báo cáo những lỗi cần sửa (bugs) và những điểm đã hoàn thiện tốt của phần mềm cho nội bộ nắm rõ.
  • Thiết kế kịch bản testing cho khách hàng.
  • Hỗ trợ hướng dẫn khách hành sử dụng phần mềm.
  • Tổng hợp phản hồi của khách hàng để đưa về cho nội bộ cùng tìm cách cải thiện.
  • Tiếp tục làm việc cùng đội nhóm nội bộ để hoàn thiện sản phẩm đến khi đạt yêu cầu của khách hàng.

Đọc thêm: Chuyên ngành IT là gì?

Công việc triển khai phần mềm cho doanh nghiệp

Sau khi đã hoàn thiện và giao sản phẩm đến cho khách hàng, việc cần làm tiếp theo của nhân viên triển khai phần mềm là gì? 

Đó chính là tiếp tục giữ mối liên hệ với khách hàng, hỗ trợ các hoạt động từ cài đặt, hướng dẫn sử dụng, hỗ trợ sự cố, đào tạo sử dụng, v.v., từ đó mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Một số đầu việc cơ bản mà người làm nhân viên triển khai phần mềm thường gặp:

  • Trao đổi và tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng.
  • Thiết kế kịch bản triển khai phần mềm để theo sát và quản lý hiệu suất của cả nhóm.
  • Soạn tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm cho khách hàng.
  • Hỗ trợ cài đặt và đào tạo sử dụng phần mềm cho nhân viên của doanh nghiệp khách hàng khi có yêu cầu.
  • Xử lý các phát sinh và vấn đề có thể xảy ra trong quá trình khách hàng vận hành phần mềm.

Yêu cầu cơ bản đối với nhân viên triển khai phần mềm 

Những yêu cầu cơ bản đối với nhân viên triển khai phần mềm là gì? Và những ứng viên đam mê công việc này cần chuẩn bị những gì để có thể thăng tiến trên con đường sự nghiệp?

Yêu cầu về chuyên môn

Tương tự như những ngành nghề khác, có được bằng cấp chuyên môn là một điểm cộng lớn cho ứng viên. Vậy một số bằng cấp cần có của nhân viên triển khai phần mềm là gì?

  • Bằng cử nhân trở lên chuyên ngành Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính hoặc những ngành có liên quan.
  • Một số doanh nghiệp vẫn chấp nhận ứng viên có bằng Trung cấp hoặc Cao đẳng nếu ứng viên thể hiện được khả năng và tinh thần làm việc tốt.
  • Có kinh nghiệm làm nhân viên triển khai phần mềm trước đây hoặc các công việc liên quan như quản trị hệ thống, quản trị mạng, v.v., là một điểm cộng lớn trong mắt nhà tuyển dụng.

Yêu cầu về kỹ năng mềm

Bên cạnh kiến thức có được qua đào tạo, những yêu cầu về kỹ năng mềm đôi khi được các nhà tuyển dụng quan tâm nhiều hơn. 

Với sự khó tính và cẩn trọng trong công việc này, việc sở hữu cho mình một bộ kỹ năng mềm sẽ là một điểm cộng lớn trong mắt nhà tuyển dụng.

kỹ năng của nhân viên triển khai phần mềm
Kỹ năng mềm mà nhân viên triển khai phần mềm cần có

Cụ thể, một nhân viên triển khai phần mềm cần có: 

  • Tinh thần cầu tiến, ham học hỏi và không ngừng trau dồi bản thân để cập nhật những xu hướng mới của ngành.
  • Cẩn thận, tỉ mỉ, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
  • Tư duy tốt, nắm bắt vấn đề và giải quyết nhanh nhạy.
  • Kỹ năng tính toán và làm việc với con số nhạy bén.
  • Khả năng làm việc nhómgiao tiếp tốt.
  • Chịu được áp lực trong công việc.

Tương lai nghề nghiệp và thu nhập của nhân viên triển khai phần mềm

Là một trong những nhóm ngành có tốc độ phát triển nhanh chóng mặt, vì thế lương thưởng và cơ hội nghề nghiệp của ngành này thuộc tầm cao so với mặt bằng chung.

Mức lương nhân viên triển khai phần mềm dao động từ 12 – 15 triệu đồng VNĐ/tháng. Tùy theo quy mô của dự án và doanh nghiệp, việc đạt đến 20 triệu NVĐ/tháng cũng là con số có thể chạm đến của một nhân viên triển khai phần mềm.

Tìm việc nhân viên triển khai phần mềm ở đâu? 

Với sức nóng và nhu cầu tuyển dụng rộng mở như thế, việc cần làm để mở rộng cơ hội nghề nghiệp trở thành nhân viên triển khai phần mềm là gì?

Bạn có thể tìm kiếm nhu cầu tuyển dụng tại các công ty công nghệ phần mềm, công ty gia công phần mềm, hoặc công ty thuê ngoài (outsource), v.v.

Một số cá nhân có thể thông qua các mối quan hệ để tìm kiếm cơ hội việc làm phù hợp và dễ dàng hơn cho mình. Hoặc đơn giản bạn cũng có thể tìm việc tại các nền tảng tuyển dụng lớn và uy tín như Glints

Kết luận

Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn có cái nhìn chi tiết hơn về nhân viên triển khai phần mềm là gì. Đồng thời giúp bạn đưa ra những quyết định tốt nhất trong trường hợp bạn đang có thắc mắc trước khi dấn thân vào ngành nghề hấp dẫn này.

Cùng theo dõi các bài viết tiếp theo của Glints để cập nhật những thông tin nghề nghiệp của các ngành nghề thú vị khác nhé!

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 1

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X