×

Hoạt Ngôn Là Gì? Nghề Nghiệp Phù Hợp Với Người Hoạt Ngôn

Ngày đăng: 20/02/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 21/02/2023

Một tố chất được mọi nhà tuyển dụng đòi hỏi ở ứng viên là sự hoạt ngôn, kỹ năng giao tiếp khéo léo. Vậy người hoạt ngôn là gì? Hoạt ngôn có phải là giỏi giao tiếp không? Nghề nghiệp nào phù hợp với người hoạt ngôn?

Trong bài viết dưới đây, Glints sẽ chia sẻ đến bạn tất tần tật về người có kỹ năng giao tiếp khéo léo, ngôn từ phong phú.

Người hoạt ngôn là gì?

Hoạt ngôn là thuật ngữ dùng để chỉ những người có khả năng giao tiếp tự tin, sử dụng ngôn từ đa dạng, linh hoạt. Đây có thể là tố chất bẩm sinh hoặc cũng có thể được rèn qua môi trường bên ngoài của con người.

Nhờ việc khả năng giao tiếp khéo léo, bạn có thể dễ dàng làm chủ cuộc hội thoại với người khác, giúp cuộc sống của bạn trở nên thú vị và thành công hơn.

Khi trở thành một người hoạt ngôn, bạn có thể dễ dàng truyền tải thông điệp của mình đến người khác. Bên cạnh đó, trong mọi cuộc giao tiếp bạn luôn tự tin, biết được mình cần nói và cách để thể hiện nó.

Đặc biệt, trong những tình huống khó khăn, nhờ việc sử dụng ngôn từ khéo léo bạn có thể giải quyết vấn đề một cách đơn giản hơn.

Hoạt ngôn là thuật ngữ chỉ những người có khả năng giao tiếp tự tin, sử dụng ngôn từ đa dạng, linh hoạt
Hoạt ngôn là thuật ngữ chỉ những người có khả năng giao tiếp tự tin, sử dụng ngôn từ đa dạng, linh hoạt.

Trong một tình huống giao tiếp, việc duy trì tần số cuộc hội thoại và hạn chế để nó rơi vào khoảng lặng là điều cực kỳ quan trọng. Với những người không hoạt ngôn thì chắc chắn cuộc hội thoại sẽ chấm dứt ngay lập tức.

Tuy nhiên, đối với người hoạt ngôn trong giao tiếp, nhiệm vụ này được thực hiện một cách nhanh chóng, và vô cùng đơn giản.

Nhờ khả năng nói chuyện với mọi người, người hoạt ngôn trong giao tiếp thường dễ lấy được thiện cảm từ mọi người xung quanh. Qua đó xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè, đồng nghiệp, quản lý.

Làm thế nào để rèn luyện kỹ hoạt ngôn?

Cách để trở nên hoạt ngôn là gì? Như Glints vừa đề cập trong phần trước đó, hoạt ngôn có thể là tố chất tự nhiên hoặc được trau dồi qua quá trình luyện tập đều đặn. Rất khó để có thể biến một người vốn ít nói, không hoạt ngôn trở nên thành thạo mọi thứ ngay lập tức, mà đó là cả một quá trình dài rèn luyện. 

Bản thân chúng ta cần nhận thức được tầm quan trọng và những lợi ích mà hoạt ngôn mang lại. Từ đó, mạnh dạn thử thách bản thân bằng cách tham gia vào những cuộc hội thoại để bắt đầu luyện tập kỹ năng giao tiếp.

Làm thế nào để rèn luyện kỹ hoạt ngôn?

Nhiều bạn cảm thấy tự ti với khả năng nói chuyện của bản thân nên không dám bắt chuyện với mọi người xung quanh.

Do vậy, điều quan trọng hơn cả để bạn trở nên hoạt ngôn hơn là việc bạn tự tin, mạnh mẽ vượt qua giới hạn của chính mình. Bạn hãy nói những điều muốn nói, thể hiện quan điểm của bản thân.

Tiếp theo, lắng nghe kỹ càngđưa ra lời phản hồi hợp lý sẽ giúp bạn nhận được thiện cảm từ mọi người xung quanh. 

Sau cùng, bạn trở nên hoạt ngôn và thú vị hơn khi biết cách pha trò hoặc biến câu chuyện trở nên gần gũi hơn với người tham gia.

Đó là một vài gợi ý giúp bạn trở nên hoạt ngôn hơn mà Glints muốn chia sẻ đến bạn.

Đọc thêm: Public Speaking Là Gì? Hoàn Thiện Nghệ Thuật Public Speaking Qua 6 Bước

Nghề nghiệp phù hợp với người hoạt ngôn

Công việc phù hợp với người hoạt ngôn là gì? Người hoạt ngôn có lợi thế rất lớn trong bất kỳ công việc nào, bởi kỹ năng giao tiếp là điều mà mọi nhà tuyển dụng tìm kiếm ở ứng viên. Dưới đây là 5 công việc phù hợp cho những người hoạt ngôn:

Nghề nào phù hợp với người hoạt ngôn trong giao tiếp?

MC, VJ

Chắc chắn rồi, nghề MC và VJ nằm trong những nghề nghiệp dành cho người hoạt ngôn đầu tiên mà Glints muốn chia sẻ đến bạn. Bạn biết đấy, công việc của một MC và VJ là chia sẻ thông tin đến mọi người. 

Để đảm nhận công việc này, đòi hỏi người thực hiện phải tự tin về giọng nói, khả năng dẫn dắt câu chuyện tuyệt vời. 

Là một người hoạt ngôn, MC sẽ dễ dàng truyền tải thông tin đến người nghe, dẫn dắt cảm xúc của họ, qua đó giúp cho chương trình/sự kiện trở nên hấp dẫn và thú vị hơn.

Trong quá trình dẫn chương trình, đôi khi các VJ hoặc MC có thể bị quên kịch bản hoặc lời dẫn nhưng bạn chắc chắn không thể nhận ra, vì với một người hoạt ngôn họ có thể khéo léo ứng biến làm cho câu chuyện trở nên tự nhiên và mượt mà.

Hướng dẫn viên du lịch

Hướng dẫn viên du lịch cũng là một nghề nghiệp dành cho những người hướng ngoại, khả năng giao tiếp khéo léo.

Công việc của hướng dẫn viên thường phải tiếp xúc với nhiều người. Do đó, khả năng giao tiếp và tạo sự gắn kết trong đoàn cực kỳ quan trọng. 

Hướng dẫn viên du lịch cũng là nghề nghiệp với người nói tốt
Hướng dẫn viên du lịch cũng là nghề nghiệp với người nói tốt.

Cũng giống như một người dẫn chương trình, hướng dẫn viên cũng có nhiều hoạt động giới thiệu về các địa danh, khu di tích, v.v đến du khách.

Do đó, cách kể chuyện và dẫn dắt cảm xúc mọi người là điều rất quan trọng mà một hướng dẫn viên du lịch cần có.

Nhân viên kinh doanh

Nhân viên kinh doanh cũng là một vị trí công việc phù hợp dành cho người hoạt ngôn đấy. Sở hữu lợi thế về cách giao tiếp, nhân viên kinh doanh dễ dàng xây dựng được mối quan hệ và lòng tin với khách hàng. Bạn biết đấy, đây là hai yếu then chốt quyết định đến việc có bán được sản phẩm hay không.

Ở vị trí nhân viên bán hàng hay nhân viên kinh doanh, nhà tuyển dụng luôn đòi hỏi ứng viên có kỹ năng giao tiếp, đàm phán tốt.

Có thể thấy, đây đều là những điểm mạnh mà người hoạt ngôn sở hữu.

Quan hệ đối ngoại

Công việc chính của một chuyên viên quan hệ đối ngoại là giao tiếp với khách hàng và đối tác.

Kỹ năng sử dụng ngôn từ khéo và giao tiếp thành thạo giúp họ hiện thực các mục tiêu liên quan đến ngoại giao, đối ngoại.

hoạt ngôn có phải là giỏi giao tiếp không
Hoạt ngôn có phải là giỏi giao tiếp không?

Nhân viên tổ chức sự kiện

Nhân viên tổ chức sự kiện cũng là một vị trí đòi hỏi người đảm nhận có khả năng hoạt ngôn tốt. Bạn có thể đảm nhận vai trò là planner, event executive, account, v.v trong các sự kiện của khách hàng.

Công việc của một nhân viên tổ chức sự kiện đòi hỏi họ phải trao đổi và giao tiếp thường xuyên với khách hàng hay các đối tác về ý tưởng, cách thức triển khai, thuyết phục khách hàng lựa chọn phương án đề ra, v.v.

Do đó, với người có khả năng hoạt ngôn sẽ dễ dàng truyền đạt thông tin và tạo dựng lòng tin với khách hàng và đối tác.

Đọc thêm: Wedding Planner Là Gì? Mô Tả Công Việc Của Wedding Planner

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề hoạt ngôn là gì cùng các nghề nghiệp phù hợp với người hoạt ngôn mà Glints muốn chia sẻ với bạn. Hoạt ngôn là một khả năng tuyệt vời mà ai cũng nên rèn luyện và đây cũng là một yếu tố quan trọng mà mọi nhà tuyển dụng điều kiếm ở các ứng viên.

Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints giải đáp nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 4

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X