×

Giữ Chữ Tín – Bí Quyết Ứng Xử Nơi Công Sở

Ngày đăng: 16/11/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 24/11/2023

giữ chữ tín

Giữ chữ tín là gì? Người giữ chữ tín là người như thế nào? Làm thế nào để trở thành một người có chữ tín? Để hiểu hơn về chủ đề này, mời bạn cùng Glints khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây. Bên cạnh đó, Glints cũng sẽ gợi ý cho một vài tip ứng xử với đồng nghiệp thiếu chữ tín tại chốn công sở.

1. Người giữ chữ tín là gì?

Giữ chữ tín đề cập đến khả năng giữ bí mật, cam kết và lời lứa. Người biết giữ chữ tín là một người đáng tin cậy, luôn nỗ lực để hiện thực lời hứa của mình một cách trung thực và có đạo đức.

người giữ chữ tín là gì
Người giữ chữ tín là gì?

2. Biểu hiện của người giữ chữ tín

Biểu hiện nào thể hiện giữ chữ tín? Dưới đây là một vài biểu hiện của người biết giữ chữ tín:

  • Luôn giữ lời hứa, tuân thủ cam kết mà mình đã đề ra
  • Trung thực, minh bạch
  • Đúng giờ
  • Sống có trách nhiệm
  • Là người có đạo đức
  • Không ngại khi nhận góp ý và sẵn sàng sửa chữa điểm yếu, sai lầm của bản thân
  • Giữ bí mật, không tò mò, và soi mói chuyện riêng tư của người khác

Đọc thêm: Công Tư Phân Minh Là Gì? Làm Sao Để Rạch Ròi Công Tư Chốn Công Sở

3. Vì sao phải giữ chữ tín?

Giữ chữ tín là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ các mối quan hệ trong cuộc sống và công việc.

Một người biết giữ chữ tín thường được mọi người tin tưởng, tôn trọng và đánh giá cao từ mọi người. Bạn thấy đấy, chúng ta thường có xu hướng chia sẻ câu chuyện cá nhân với người mà bạn cảm thấy tin tưởng, kín đáo, và biết “giữ mồm giữ miệng”.

Biểu hiện của giữ chữ tín và không giữ chữ tín
Ý nghĩa của việc giữ chữ tín trong cuộc sống

Trong hoạt động kinh doanh, chữ tín có ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp và tạo được lòng tin với khách hàng, đối tác. Đây là cơ sở để mở rộng cơ hội phát triển kinh doanh.

4. Cách rèn luyện để giữ uy tín

Làm thế nào để rèn luyện giữ chữ tín? Dưới đây là một vài gợi ý dành cho bạn:

  • Lời nói luôn đi kèm với hành động: Khi bạn đã hứa hay cam kết thực hiện một điều gì đó, hãy cố gắng hết sức để thực hiện nó. Điều này thể hiện sự tôn trọng với cam kết/lời hứa của bạn, vừa thể hiện chữ tín của bạn với đối phương.
  • Không gian lận, lừa dối người khác: Việc lừa dối người khác sẽ khiến bạn đánh mất lòng tin của người khác rất nhanh. Việc xây dựng lòng tin rất khó, nhưng để đánh mất nó thì rất dễ. Một khi lòng tin đã mất thì khó có thể tìm lại được như ban đầu. Bởi vậy, một trong những yếu tố bạn cần có để trở thành một người biết giữ chữ tín là hành động trung thực, không gian lận và lừa dối người khác. 
  • Tuân thủ đạo đức cá nhân: Luôn làm những điều đúng với đạo đức, lương tâm. Điều này giúp bạn tạo được lòng tin, và sự tôn trọng từ mọi người xung quanh.
  • Biết giữ mồm giữ miệng, không tọc mạch hay soi mói chuyện của người khác: Không một ai lại muốn chia sẻ câu chuyện của mình với một người hay soi mói và tọc mạch chuyện của người khác cả, bởi biết đâu một ngày nào đó, bạn lại chính là nhân vật chính trong một câu chuyện của họ với một ai đó. Bởi vậy, nếu bạn được người khác chia sẻ bí mật nào đó hãy giữ chữ tín của mình nhé. 

Đọc thêm: 10 Cách Ứng Xử Khéo Léo Nơi Công Sở Bạn Không Thể Bỏ Qua

5. Làm gì khi đồng nghiệp không giữ chữ tín?

Nếu bạn có đồng nghiệp không biết giữ chữ tín, một vài điều bạn cần lưu ý có thể kể đến:

  • Không nên giao cho họ những nhiệm vụ, trách nhiệm quan trọng để tránh rơi vào trường hợp bị động khi họ đồng ý làm giúp bạn nhưng sau đó lại không thực hiện. 
  • Không nên tin vào những lời hứa viển vông mà họ đề ra. 
  • Không nên chia sẻ những câu chuyện cá nhân, hay bí mật của bản thân với họ, vì câu chuyện của bạn khó có thể được giữ bí mật bởi một người thiếu chữ tín.
biểu hiện của người giữ chữ tín
Cách cư xử khi đồng nghiệp là người thiếu chữ tín

Đọc thêm: Tình Bạn Nơi Công Sở: Như Thế Nào Là Hợp Lý?

Tạm kết

Trên đây là một vài chia sẻ về chủ đề “Giữ chữ tín là gì?” mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp đến bạn nhiều thông tin hữu ích về chủ đề thú vị này.

Nếu bạn có thêm bất kỳ câu hỏi hay đóng góp nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để Glints và mọi người cùng biết nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 3 / 5. Lượt đánh giá: 9

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X