×

Ngành Khí Tượng Học Ra Làm Gì? Cơ Hội Nghề Nghiệp Khi Học Khí Tượng

Ngày đăng: 04/10/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 24/11/2022

Ngành Khí Tượng Học Ra Làm Gì? Cơ Hội Nghề Nghiệp Khi Học Khí Tượng

Những năm xét tuyển gần đây, ngành Khí tượng và khí hậu học ngày càng  được nhiều thí sinh xét tuyển quan tâm và đón nhận. Đây là một ngành học thuộc nhóm ngành Khoa học trái đất, đang có nhu cầu nhân lực lớn hiện nay.

Vậy ngành khí tượng học ra làm gì? Glints sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất về ngành học này qua những nội dung dưới đây.

Ngành khí tượng học là gì? 

Khí tượng và khí hậu học là chuyên ngành thuộc khoa học nghiên cứu về khí hậu, thời tiết nhằm theo dõi và dự báo khí hậu, thời tiết; các biểu hiện thời tiết là những sự kiện quan sát và giải thích được bởi khí tượng học. 

Những người nghiên cứu về thủy văn học còn được gọi là nhà thủy văn học, họ làm việc trong lĩnh vực khoa học Trái Đất hay khoa học môi trường, địa lý tự nhiên hoặc kỹ thuật xây dựng và kỹ thuật môi trường.

Chương trình đào tạo ngành Khí tượng và khí hậu học sẽ trang bị cho các sinh viên những kiến thức cơ bản và hiện đại về lý luận, các kỹ năng và phương pháp nghiên cứu thuộc ngành Khí tượng và khí hậu học. 

Nhờ có kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp, sau khi tốt nghiệp sinh viên sẽ có đủ khả năng đảm nhận các công tác trong các lĩnh vực điều tra, quản lý mạng lưới, nghiên cứu và dự báo thời tiết, khí hậu, khí tượng nông nghiệp phục vụ cho việc phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường và bảo đảm an ninh, quốc phòng.

Khối kiến thức cơ bản của ngành bao gồm khí tượng ra đa và vệ tinh, Khí tượng động lực, khí hậu học, khí hậu Việt Nam, v.v.

Đồng thời, tuỳ từng chuyên ngành mà sinh viên lựa chọn, bạn sẽ được trang bị khối kiến thức chuyên sâu thuộc chuyên ngành như: 

  • Chuyên ngành dự báo (phân tích bản đồ và dự báo thời tiết)
  • Chuyên ngành khí tượng nông nghiệp (khí tượng nông nghiệp, dự báo khí tượng nông nghiệp)
  • Chuyên ngành khí hậu (khí hậu vật lý, mô hình hoá hệ thống khí hậu)
  • Chuyên ngành môi trường khí (cơ sở ô nhiễm khí quyển, mô hình hoá lan truyền chất ô nhiễm trong môi trường không khí), v.v.

Ngoài ra còn có những kiến thức bổ trợ chuyên ngành thông qua những môn học lựa chọn: khí tượng lớp biên, khí tượng nhiệt đới, khí hậu nông nghiệp, đối lưu  khí quyển, v.v.

Ngành Khí tượng học đang được rất nhiều bạn trẻ quan tâm hiện nay
Ngành Khí tượng học đang được rất nhiều bạn trẻ quan tâm hiện nay

Học ngành khí tượng học ra làm gì? 

Các nhà khí tượng học và khí hậu học sau khi tốt nghiệp có thể xem xét một số đơn vị công tác dưới  đây:

  • Các Viện hoặc Trung tâm: Viện địa chất, Viện Hải dương học, Viện khí tượng Thủy văn, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, v.v.
  • Tổng cục khoa học kỹ thuật và Công nghệ thuộc Bộ công an, Tổng cục khí tượng thủy văn.
  • Các phòng ban: Quản lý môi trường, quản lý đo đạc bản đồ, quản lý tài nguyên nước, v.v. tại các Sở tài nguyên môi trường tỉnh và thành phố.
  • Công ty thuộc lĩnh vực hàng hải, hàng không, đường thủy như: Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty hàng hải Việt Nam, công ty vận tải Biển Đông, v.v.
  • Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủy văn và môi trường.
  • Giảng viên – chịu trách nhiệm giảng dạy tại các trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có liên quan.
  • Ngoài ra, sinh viên có thể tham khảo các công việc tại một số đơn vị liên quan như Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn (thuộc các đài tỉnh), các trạm Khí tượng thuộc đài khí tượng thủy văn, Thủy văn và Hải văn thuộc Bộ Tài nguyên Môi trường,Trung tâm quản lý biển và hải đảo hay các Trạm Khí tượng, v.v.
Sau khi ra trường sinh viên có thể làm ở viện khí tượng Thủy văn
Sau khi ra trường sinh viên có thể làm ở viện khí tượng Thủy văn

Đọc thêm: Xin Việc Ngành Môi Trường Có Khó Không? Một Số Kinh Nghiệm Xin Việc

Chương trình học ngành khí tượng gồm môn gì? 

– Thời gian đào tạo: 4 năm

– Môn học đại cương

  • Triết học Mác-Lênin
  • Kinh tế chính trị Mác-Lênin
  • Chủ nghĩa xã hội khoa học
  • Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Ngoại ngữ
  • Giáo dục Thể chất
  • Giáo dục Quốc phòng
  • Tin học cơ sở
  • Đại số 1
  • Đại số 2
  • Giải tích 1
  • Giải tích 2
  • Giải tích 3
  • Giải tích 4
  • Vật lý đại cương 1
  • Vật lý đại cương 2
  • Vật lý đại cương 3
  • Vật lý đại cương 4
  • Thực tập vật lý đại cương
  • Hóa đại cương

– Môn học chuyên ngành

  • Phương trình toán lý: Các phương trình thuộc các loại khác nhau.
  • Phương pháp tính: Lý thuyết về sai số. Các phương pháp nội suy. Tính gần đúng đạo hàm và tích phân. Sử dụng đa thức nội suy Largrange. Các công thức tích phân gần  đúng. Phương pháp Monte – Carlo tính tích phân nhiều lớp, v.v.
  • Lý thuyết xác suất và thống kê toán học: Phép thử và sự kiện. Định nghĩa xác suất. Quan hệ giữa các sự kiện. Xác suất của tổng và tích các sự kiện. Công thức cộng và nhân xác suất. Công thức xác suất toàn phần và công thức Bayes. Dãy phép thử độc lập, v.v.
  • Cơ học chất lỏng: Chất lỏng. Các tính chất chất lỏng. Phương trình trạng thái. Tĩnh học chất lỏng. Áp suất. Các phương trình tĩnh học và cân bằng chất lỏng. Động học các chất lỏng. Các hệ toạ độ. Trường vận tốc. Phương trình liên tục. Động lực học các chất lỏng lý tưởng. Phương trình biến đổi động lượng. Phương trình Bernoulli. Phương trình năng lượng. Định lý về động lượng, v.v.
  • Nhiệt động lực học khí quyển: Thành phần không khí gần mặt đất. Các khí đoàn và front. Các dòng chảy của không khí và hoàn lưu chung của khí quyển. Sự hình thành của khí quyển trái đất, v.v.
  • Khí tượng vật lý: Sự phát xạ của mặt trời và các dòng bức xạ trong khí quyển. Các đặc trưng bức xạ cơ bản. Các định luật bức xạ cơ bản. Sự phân bố của bức xạ mặt trời theo vĩ độ khi không có khí quyển. Sự suy yếu, hấp thụ, tán xạ và phản xạ trong khí quyển. Cách tính bức xạ sóng ngắn và sóng dài trong khí quyển, v.v.
  • Khí tượng động lực 1: Môi trường liên tục. Hệ phương trình thủy nhiệt động lực học cho môi trường liên tục. Sự xuất hiện rối. Quan hệ giữa các thông lượng rối với trường trung bình, v.v.
  • Khí tượng động lực 2: Chuyển động sóng trong khí quyển. Các tham số sóng. Sóng trọng lực, sóng âm, sóng Rossby. Sóng trong khí quyển chuyển động, v.v.

Các khối, tổ hợp xét tuyển và trường đào tạo ngành khí tượng học

– Ngành Khí tượng và khí hậu học được chia thành các chuyên ngành như:

  • Chuyên ngành dự báo
  • Chuyên ngành khí hậu 
  • Chuyên ngành khí tượng nông nghiệp
  • Chuyên ngành môi trường khí 

– Mã ngành Khí tượng và khí hậu học: 7440221

– Ngành Khí tượng và khí hậu học xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00: Toán – Lý – Hóa học
  • A01: Toán – Lý – Tiếng anh
  • B00: Toán – Hóa – Sinh học
  • D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh

Để theo ngành Khí tượng học bạn cần lựa chọn học tập và ôn luyện mộ trong các khối này.

– Các đơn vị đào tạo khu vực miền Bắc:

  • Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
  • Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội

– Các đơn vị đào tạo khu vực miền Nam:

  • Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. HCM
Sinh viên cũng có thể làm việc ở các trạm Khí tượng thuộc đài khí tượng thủy văn
Sinh viên cũng có thể làm việc ở các trạm Khí tượng thuộc đài khí tượng thủy văn.

Tố chất cần thiết để học ngành khí tượng

Có thể sẽ phải làm việc trong môi trường khắc nghiệt nên những ai theo học ngành Khí tượng học cần phải có những tố chất sau đây:

  • Thích khám phá và tìm tòi những quy luật của tự nhiên
  • Suy nghĩ sâu sắc, sáng tạo, độc lập
  • Yêu thích khoa học
  • Có khả năng tư duy logic và khả năng phân tích
  • Có khả năng tự tổ chức công việc, tự học và tự nghiên cứu
  • Kiên trì, chịu khó, chăm chỉ, ngăn nắp, tỉ mỉ
  • Thích đọc sách và tìm hiểu các kiến thức mới
  • Thích chơi giải đố, ô chữ và các trò chơi trí tuệ
  • Học tốt các môn học tự nhiên

Đọc thêm: Kỹ Sư Môi Trường Là Gì Và Làm Gì? Tương Lai Và Mức Lương 2022

Mức lương ngành Khí tượng học là bao nhiêu?

Mức lương ngành Khí tượng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như quy định của Nhà nước, vị trí làm việc và số năm kinh nghiệm. Trung bình, mức lương ngành này rơi vào khoảng 7 triệu đồng đến 15 triệu đồng/tháng.

Một mức lương không quá cao nhưng giữ mức ổn định kèm theo các phúc lợi cho người lao động theo quy định của Nhà nước.

Thêm vào đó, khi trở thành nhà khí tượng học, mức lương đối với một người mới vào nghề thường dao động từ 7 triệu – 11 triệu đồng/tháng. Với 5 năm kinh nghiệm, mức lương có thể đạt 18 triệu/tháng.

Ngành khi tượng học là ngành có nhiều đặc thù và khá khó khăn nếu không có đam mê để theo đuổi. Tuy nhiên, nếu có năng lực và biết được vị trí của mình, việc nâng cao thu nhập trong ngành này là trong tầm tay bạn.

Lời kết

Bài viết đã đem đến những thông tin cơ bản nhất của ngành nghề Khi tượng học, nhằm giải đáp những thắc mắc liên quan đến ngành nghề này, ngành khí tượng học ra làm gì và những cơ hội nào cho các sinh viên theo đuổi ngành học này. 

Đừng quên truy cập vào Glints để đón đọc các bài viết hữu ích khác nhé!

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 4.8 / 5. Lượt đánh giá: 4

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X