×

Mô Tả Công Việc Nhân Viên Kỹ Thuật Điện Chi Tiết

Ngày đăng: 22/06/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 10/02/2023

nhân viên kỹ thuật điện

Nhân viên kỹ thuật điện có vai trò không thể thiếu tại các doanh nghiệp. Tuỳ theo lĩnh vực và mô hình mà mỗi công ty sẽ có những yêu cầu riêng trong mô tả công việc nhân viên kỹ thuật điện

Nếu bạn đang đắn đo lựa chọn nghề nghiệp này cho tương lai, bạn có thể sử dụng bản mô tả này để xem xét và từng bước trau dồi kỹ năng của mình.

Bài viết dưới đây sẽ khái quát cho bạn một số thông tin có liên quan về nghề kỹ thuật điện. Cùng theo dõi nhé!

Hiểu đúng về kỹ thuật điện

Sơ lược về ngành kỹ thuật điện

Kỹ thuật điện là nghiên cứu và ứng dụng điện, điện tử và điện từ. Cuối thế kỷ 19, khi điện được thương mại hoá, nguồn năng lượng này dần khẳng định vai trò quan trọng của nó trong đời sống con người. 

nhân viên kỹ thuật điện
Ngành kỹ thuật điện có vai trò quan trọng trong đời sống

Với sự phát triển của ngành kỹ thuật điện, vài ngành nghề có liên quan khác cũng được phát triển theo như năng lượng, điện tử, hệ thống điều khiển, xử lý tín hiệu và viễn thông.

Hai khái niệm thường dễ gây nhầm lẫn là kỹ thuật điện và kỹ thuật điện tử. Về bản chất, kỹ thuật điện tử là một nhánh nhỏ của kỹ thuật điện. 

Kỹ thuật điện liên quan đến hệ thống điện vĩ mô như truyền tải điện và điều khiển động cơ, trong khi kỹ thuật điện tử thì hệ thống điện nhỏ hơn nhiều như máy tính và mạch tích hợp.

Nhân viên kỹ thuật điện là gì?

Nhân viên kỹ thuật điện là người phụ trách việc lắp đặt, điều khiển, khắc phục sự cố của các thiết bị điện và mọi công việc liên quan tới điện. 

Đây là vị trí có kiến thức sâu rộng nhằm phát triển các mô hình, giải pháp tối ưu nhất để lắp đặt và sửa chữa hệ thống điện. Trong một số lĩnh vực chuyên biệt như công nghệ ứng dụng thì người ta gọi nhân viên kỹ thuật điện với tên khác là kỹ sư điện.

Mô tả công việc nhân viên kỹ thuật điện mới nhất 2022

Nhiệm vụ của một kỹ sư điện khá nhiều và tùy thuộc vào yêu cầu của công ty. Nhìn chung, bản mô tả công việc kỹ thuật của các kỹ sư điện sẽ bao gồm:

Lắp đặt, thi công hệ thống điện theo yêu cầu

  • Tham gia nghiên cứu, đề xuất phương pháp lắp đặt hệ thống điện cho các công trình, dự án xây dựng của doanh nghiệp tư nhân hoặc nhà nước.
  • Chịu trách nhiệm lắp đặt, thi công, sửa chữa, nâng cấp và bảo dưỡng hệ thống điện theo các phương án được duyệt và thống nhất giữa các bên tùy theo từng đơn vị.

Quản lý và giám sát vận hành hệ thống điện

  • Trực tiếp quản lý tiến độ và chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng vận hành của hệ thống điện cuối cùng.
  • Thường xuyên kiểm tra chỉ số điện năng và tình trạng vận hành của hệ thống điện để chắc chắn không có sự cố nào xảy ra.
  • Báo cáo tình hình công việc và tình trạng của hệ thống điện cho cấp trên. 

Xử lý sự cố phát sinh

  • Nắm bắt thông tin và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình xử lý khi xảy ra sự cố để đảm bảo an toàn sức khoẻ và tính mạng của con người, hạn chế thiệt hại về tài sản.
  • Thực hiện sửa chữa hệ thống điện theo yêu cầu của khách hàng hoặc cấp trên nhanh chóng để không ảnh hưởng đến đời sống hoặc tiến độ sản xuất.

Bảo trì, bảo dưỡng định kỳ 

  • Lập kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điện và các thiết bị điện từ ngắn hạn đến dài hạn tùy theo tính chất.
  • Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện theo phương án đã được phê duyệt từ cấp trên.
  • Đảm bảo vận hành đúng quy trình, an toàn và theo đúng tiến độ đã đề ra.

Công việc nhân viên kỹ thuật điện cần đáp ứng những yêu cầu gì?

Về trình độ chuyên môn

Tuỳ theo mô tả công việc nhân viên kỹ thuật điện của từng doanh nghiệp mà xác định mức độ chuyên môn như thế nào. Tuy nhiên về cơ bản, trước hết phải hiểu về điện và một số kiến thức kỹ thuật. 

mô tả công việc nhân viên kỹ thuật điện
Công việc nhân viên kỹ thuật điện yêu cầu chuyên môn thoả tiêu chí của nhà tuyển dụng

Nhiều nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu ứng viên phải có bằng cấp chuyên môn trong lĩnh vực kỹ thuật điện, còn một số khác thì sẽ tập trung vào kỹ năng, kinh nghiệm của bạn hơn.

Về kỹ năng

Có tư duy logic

Bản chất của công việc kỹ thuật điện là giải quyết các sự cố và khắc phục chúng càng nhanh càng tốt, mà vẫn đảm bảo an toàn cho người và tài sản. 

Công việc này đòi hỏi đội ngũ phải có sự tư duy nhanh nhẹn, sáng tạo và đổi mới cách làm việc để đạt hiệu quả cao nhất.

Kỹ năng tính toán

Số liệu sẽ được sử dụng liên tục trong khi lập kế hoạch và thực thi một dự án nhằm ước tính chi phí, kết quả. 

Trong quá trình làm việc, công ty thường sẽ cung cấp các công cụ tính toán để hỗ trợ. Tuy nhiên, một nhân viên kỹ thuật điện thường đòi hỏi khả năng tính toán nhanh các phép tính đơn giản và yêu thích làm việc với các con số.

Sử dụng thành thạo máy tính

Việc ứng dụng tốt các phần mềm và kỹ thuật liên quan sẽ nhằm mô phỏng hệ thống điện trong thế giới thực. Kỹ năng này sẽ giúp bạn dễ dàng xác định và giải quyết các vấn đề hơn. 

Hiện nay, nhiều nơi giảng dạy không có hoặc ít các chương trình đào tạo như thế, bạn có thể học hỏi thông qua kinh nghiệm thực tế hoặc các giáo án từ nước ngoài.

Kỹ năng giải quyết và xử lý tình huống

Điện là nguồn năng lượng quan trọng nhưng cũng nguy hiểm nếu không sử dụng một cách an toàn. Một khi xảy ra sự cố, nó không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất đời sống, mà còn gây thiệt hại về tài sản và tính mạng.

kỹ năng nhân viên kỹ thuật điện
Kỹ năng xử lý tình huống cần có ở nhân viên kỹ thuật điện

Do đó, một nhân viên kỹ thuật điện nhất định phải có khả năng phản ứng nhanh chóng và kịp thời để khắc phục và giải quyết các sự cố khi chúng phát sinh.

Đọc thêm: Cách Giải Quyết Vấn Đề Và Ra Quyết Định Chỉ Với 6 Bước 6 Kỹ Năng

Cẩn thận, tỉ mỉ đến từng chi tiết

Hệ thống điện rất phức tạp và nguy hiểm, chỉ cần một sơ suất nhỏ trong việc lắp đặt, vận hành cũng khiến chúng xảy ra sự số. Vì vậy, tính cẩn thận và tỉ mỉ ở kỹ sư điện chuyên nghiệp là không thể thiếu.

Kỹ năng quản lý và lãnh đạo

Trong hầu hết dự án, bạn sẽ luôn cần một đội nhiều người để đảm bảo hệ thống điện vận hành tốt. Do đó, kỹ năng quản lý và lãnh đạo sẽ hỗ trợ bạn phân công các nhiệm vụ và giám sát các bên tuân thủ đúng các quy trình.

Kỹ năng làm việc nhóm

Công việc với hệ thống điện rất phức tạp và khối lượng rất lớn, cũng như liên quan tới nhiều thành viên và bộ phận khác nhau. 

Vậy nên để trở thành một nhân viên kỹ thuật điện, bạn cần phải biết cách làm việc nhóm, có sự thống nhất và ăn ý với nhau để đảm bảo tiến độ và hiệu quả của công việc.

Mức lương của nhân viên kỹ thuật điện

Mức thu nhập của vị trí kỹ thuật điện phụ thuộc vào nhiều yếu tố: quy mô doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động và kinh nghiệm trong nghề. 

Theo thống kê thì mức lương trung bình của người chưa có kinh nghiệm sẽ từ 5 – 9 triệu đồng/ tháng. Nếu bạn đã có 1-2 năm kinh nghiệm, mức lương sẽ dao động ở mức 10 – 18 triệu đồng/ tháng

Nếu như trách nhiệm của bạn phải xử lý hệ thống điện lớn và phức tạp, cũng như bạn đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp thì thu nhập có thể tăng đến mức 30 triệu đồng/ tháng hoặc hơn thế nữa.

lương nhân viên kỹ thuật điện
Chính sách lương thưởng dành cho nhân viên kỹ thuật điện khá tốt

Bên cạnh đó, hầu hết các công ty đều có chế độ đãi ngộ gồm những khoản phụ cấp, bảo hiểm, du lịch và các chương trình đào tạo và phát triển chuyên môn sẽ dành cho các kỹ thuật viên điện.

Kết luận

Qua bài viết này, Glints hy vọng bạn có thêm góc nhìn bao quát nhất về nghề thông qua mô tả công việc nhân viên kỹ thuật điện. Nhu cầu tìm kiếm nhân sự cho vị trí này của các nhà tuyển dụng luôn luôn lớn.

Vì vậy, nếu yêu thích và lựa chọn ngành nghề này để phát triển sự nghiệp tương lai, bạn có thể tìm đến các trang việc làm uy tín như Glints để nộp đơn ứng tuyển vào các vị trí mà bản thân mong muốn.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 4.3 / 5. Lượt đánh giá: 6

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X