×

Cách Kết Nối Trên LinkedIn & Các Mẫu Tin Nhắn Networking Bạn Cần Biết

Ngày đăng: 16/11/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 29/05/2023

Các Mẫu Tin Nhắn Networking Trên LinkedIn

Trong danh sách những mạng xã hội việc làm phổ biến nhất hiện nay, không thể không kể đến LinkedIn. LinkedIn đang ngày càng phát triển, được một bộ phận lớn người đi làm tin dùng, mở ra cánh cổng sự nghiệp của vô số ứng viên tìm việc trong thời điểm hiện tại.

LinkedIn cũng được xem là “địa bàn” của rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước, nhà tuyển dụng, headhunter (chuyên viên săn đầu người), v.v. Thay vì ngồi đợi cơ hội đến gõ cửa, các ứng viên hoàn toàn có thể chủ động tiếp cận và tìm kiếm điều mình cần từ những đối tượng tìm kiếm nhân tài trên.

Bạn đã biết cách kết nối cùng những nhà tuyển dụng trên mạng xã hội này chưa? Chỉ nhấn nút kết bạn liệu đã đủ? Tại sao nên viết lời mời kết nối? Bạn nên lưu ý những gì khi viết lời mời kết nối LinkedIn? 

Hãy cùng Glints theo dõi bài viết dưới đây và “tậu” cho mình cách kết nối trên LinkedIn hiệu quả và những mẫu tin nhắn kết nối ưng ý nhất nhé. 

Tin nhắn kết nối trên LinkedIn là gì?

Khi bạn gửi một lời mời hoặc đề nghị kết nối trên LinkedIn, bên cạnh nút kết bạn thông thường, bạn cũng có thể thêm lời chào hoặc tự giới thiệu bản thân ở ô như sau: 

Đừng quên viết thêm tin nhắn khi gửi lời mời kết nối

Tại sao chúng ta nên gửi kèm tin nhắn, thay vì chỉ cần gửi một lời mời kết nối? 

Không phải người tuyển dụng nào, chuyên gia nào cũng sẵn lòng chấp nhận mọi lời mời kết nối gửi đến. Một nút nhấn kết bạn đơn thuần sẽ khó lòng thuyết phục được họ.

Thay vào đó, viết lời mời đi kèm vừa giúp bạn giới thiệu bản thân, vừa xây dựng được niềm tin với đối phương. Tỷ lệ bạn được chấp nhận theo đó sẽ cao hơn nhiều. 

Nên viết tin nhắn kết nối trên LinkedIn như thế nào?

Tin nhắn networking

Một tin nhắn kết nối có độ dài tối đa 300 ký tự. Bạn hoàn toàn có thể tận dụng điểm này để viết một lời mời không chỉ súc tích mà còn đầy đủ thông tin cần thiết. 

Giới thiệu bản thân

“Lời chào khơi mào câu chuyện”, trước tiên bạn hãy dùng một đến hai dòng tự giới thiệu ngắn gọn về bản thân (tên, trường đại học/cao đẳng đang theo học, lĩnh vực đang công tác, v.v.).

Gợi ý lý do bạn biết đến họ

Tiếp theo, hãy nói đến lý do bạn biết đến họ và hồ sơ LinkedIn của họ. Bạn đã gặp họ tại một sự kiện networking, một cuộc họp báo, một diễn đàn hay chỉ là đang tìm kiếm một chuyên gia trong ngành. 

Gợi ý điểm chung giữa hai bên

Hãy làm một cuộc “điều tra” nho nhỏ về hồ sơ LinkedIn của họ và tìm điểm chung giữa đôi bên: kinh nghiệm làm việc, sở thích, trường học, bạn chung v.v. 

Bắt đầu cuộc trò chuyện dựa trên những điểm chung chưa bao giờ lỗi thời. Điều đó còn cho đối phương thấy bạn đã dành thời gian để tìm hiểu về họ.

*Mẹo: một bí kíp khác trong những cách kết nối trên LinkedIn giúp gây ấn tượng ban đầu chính là tương tác cùng các bài viết trên trang cá nhân của họ (nhấn thích, chia sẻ, bình luận) và nhắc về những bài viết đó trong lời mời kết nối.

Thể hiện rõ lý do bạn đề nghị kết nối

Bạn gửi lời mời kết nối vì mục đích gì? Cho dù là tìm kiếm lời khuyên từ người có kinh nghiệm hay tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp, bạn cũng nên đề cập rõ ràng và ngắn gọn. 

Những lỗi cần tránh khi viết tin nhắn kết nối trên LinkedIn

Nếu đã tiếp cận nhưng không nhận được phản hồi nào từ đối phương, liệu lời mời của bạn có mắc phải những lỗi dưới đây không?

Tin nhắn Networking

Không hiểu rõ mục đích viết tin nhắn

Nếu không nắm rõ mục đích, những gì bạn viết ra sẽ thiếu sự nhất quán. 

Không chỉ đối phương mà đến chính bạn cũng khó lòng giữ cuộc trò chuyện trôi chảy và tận dụng tốt những mối quan hệ mới.

Chỉ đề cập đến lợi ích của bản thân 

Không nhiều người chấp nhận những lý do có phần chung chung như “Rất vui được kết nối cùng bạn” khi họ không biết được kết nối mới sẽ mang đến lợi ích gì cho họ.  

Chào mời sản phẩm/dịch vụ ngay tại tin nhắn

Như thế là quá vội vàng đó! Phần lớn mọi người sẽ cảm thấy e ngại khi bạn sớm lộ rõ mục đích “buôn bán”. 

Chỉ sau khi đôi bên đã thiết lập kết nối và có sự hiểu biết nhất định về đối phương, bạn mới nên giới thiệu công việc của mình nhé. 

Chưa tối ưu trang cá nhân

Khi người nhận lời mời kết nối nhấn vào hồ sơ LinkedIn của bạn, họ sẽ đánh giá ý định kết nối của bạn có đáng tin cậy hay không. 

Đừng quên cập nhật trang cá nhân của mình thường xuyên nhé. Đây chính là cách kết nối trên LinkedIn đơn giản mà hiệu quả và thật sự cần thiết bạn không nên bỏ qua.

Tin nhắn Networking
Đừng quên chăm chút cho trang cá nhân LinkedIn để tạo ấn tượng tốt nhé!

Các mẫu tin nhắn kết nối LinkedIn thông dụng (tiếng Việt + tiếng Anh)

Thấu hiểu có thể bạn chưa thành thạo việc viết tin nhắn kết nối LinkedIn, Glints thân tặng bạn các mẫu tin nhắn kết nối LinkedIn đa dạng, phù hợp cho nhiều tình huống khác nhau (cho cả Connection Request và InMail). 

Kéo xuống bên dướitải ngay cho mình mẫu template ưng ý bạn nhé!

Mẫu tin nhắn kết nối với nhà tuyển dụng (tiếng Việt + tiếng Anh)

Mẫu tin nhắn kết nối thông qua sự kiện networking (tiếng Việt + tiếng Anh)

Mẫu tin nhắn kết nối với một người chia sẻ thông tin hữu ích (tiếng Việt + tiếng Anh)

Mẫu tin nhắn trao đổi và phỏng vấn ngắn (tiếng Việt + tiếng Anh) nhằm hỏi han về công ty, công việc, lời khuyên sự nghiệp, v.v.

Tổng Kết

Cảm ơn quý bạn đọc đã tham khảo qua bài viết về những mẫu tin nhắn LinkedIn đến từ Glints Việt Nam. Chúc bạn kết nối thành công và xây dựng một sự nghiệp thật vững vàng trong tương lai nhé!

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 4 / 5. Lượt đánh giá: 4

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X