Ngày đăng: 22/12/2022 | No Comments
Ngày cập nhật: 22/03/2023
Các thủ tục hành chính trong các cơ quan và doanh nghiệp thuộc quyền quản lý của Nhà nước luôn đòi hỏi sự chính xác và tính minh bạch. Mỗi khi có sự thay đổi trong bộ máy điều hành công ty, các quyết định bổ nhiệm sẽ được xem xét kỹ lưỡng. Vậy một số mẫu quyết định bổ nhiệm thường thấy bao gồm những yếu tố nào? Hãy cùng Glints tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!
Trước khi tìm hiểu chi tiết về các mẫu quyết định bổ nhiệm, bạn cần hiểu rõ mục đích và nguyên nhân dẫn đến các quyết định này. Quyết định bổ nhiệm là một dạng văn bản chính thức thuộc các cơ quan Nhà nước với chức năng chính là ghi nhận, truyền đạt và công bố về việc bổ nhiệm một chức vụ cụ thể. Quyết định bổ nhiệm thường dành cho các cá nhân đạt thành tích tốt, giúp họ có một chức danh mới hay luân chuyển lên vị trí cao hơn trong bộ máy nhân sự.
Các quyết định bổ nhiệm thường sẽ có hiệu lực ngay lập tức, kể từ thời điểm được ghi trên văn bản. Những quyết định như vậy thường được thông báo rộng rãi trong phạm vi của cơ quan, công ty hay các tổ chức nhà nước. Ngoài ra, quyết định bổ nhiệm cũng có thời hạn chấp thuận. Điều này có nghĩa là nếu người được bổ nhiệm từ chối việc uỷ quyền hay bổ nhiệm này, văn bản bổ nhiệm có thể bị vô hiệu hoá.
Vậy đâu là những trường hợp mà bạn có thể phải cần đến các mẫu quyết định bổ nhiệm khác nhau?
Dựa trên quy định của Luật Doanh nghiệp sửa đổi 2020, một số trường hợp dưới đây sẽ cần đến các quyết định bổ nhiệm phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể:
Đọc thêm: Làm Thế Nào Để Thăng Tiến Trong Công Việc Nhanh Hơn
Các quyết định bổ nhiệm có vai trò và tầm quan trọng đặc biệt trong bộ máy vận hành của nhiều doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước. Chính vì vậy, không phải ai cũng có thẩm quyền ra các quyết định này. Đối chiếu với Luật doanh nghiệp năm 2020, thẩm quyền ra các quyết định bổ nhiệm cụ thể như sau:
Một mẫu quyết định bổ nhiệm đạt chuẩn sẽ phải tuân thủ các quy định về Văn bản thuộc Nghị định 30/2020/NĐ-CP. Mẫu quyết định bổ nhiệm lần lượt có các nội dung cơ bản sau:
Dưới đây là một số mẫu quyết định bổ nhiệm thường gặp cho từng vị trí và từng công ty.
Tải trọn bộ Mẫu Quyết định bổ nhiệm tại đây:
Kết luận
Vậy là Glints đã cùng bạn tìm hiểu một số mẫu quyết định bổ nhiệm thường dùng trong các cơ quan Nhà nước và công ty trực thuộc. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình này. Nếu có hứng thú với các nội dung tương tự, hãy cùng đón đọc thêm nhiều bài viết mới đến từ Glints nhé!
Leave a Reply