×

Bí Quyết Viết CV Xin Việc Xây Dựng Gây Ấn Tượng Với Nhà Tuyển Dụng

Ngày đăng: 15/04/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 10/05/2023

Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng ngành xây dựng vô cùng lớn, mở ra rất nhiều cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên theo học khối ngành này, hoặc các bạn yêu thích lĩnh vực xây dựng. Vậy bạn đã biết cách tạo một bản CV xin việc xây dựng ấn tượng chưa? Trong bài viết dưới đây, Glints sẽ hướng dẫn bạn cách viết CV xin việc ngành xây dựng cực chuẩn.

Cơ hội việc làm ngành Xây dựng hiện nay

Xây dựng là một trong lĩnh vực phát triển hết sức mạnh mẽ hiện nay, mỗi năm nước ta dành ra trung bình 30 – 40 % GDP cho hoạt động xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng kỹ thuật, khu công nghiệp, đô thị hóa và công trình văn hóa, v.v. Điều này cũng đi kèm với nhu cầu nhân lực rất lớn nhằm đảm bảo hiệu quả của các hoạt động.

Theo dự báo, đến năm 2025, nhu cầu nguồn nhân lực của ngành sẽ tăng từ 400.000 – 500.000 người mỗi năm. Qua đây cho thấy cơ hội việc làm của lĩnh vực là rất lớn và tiềm năng.

ngành xây dựng
Ngành xây dựng mang lại nhiều cơ hội việc làm.

Hướng dẫn viết CV xin việc xây dựng “chuẩn cơm mẹ nấu”

Là một sinh viên trong ngành xây dựng, bạn đã biết cách viết CV xin việc chưa? Nếu chưa thì đừng bỏ qua những thông tin vô cùng hữu ích dưới đây. Trong phần này, Glints sẽ mách bạn cách viết CV xin việc ngành xây dựng chuẩn cơm mẹ nấu.

Thông tin cá nhân

Cũng giống như với những bản CV thông thường khác, CV xin việc xây dựng cần phải có phần thông tin cá nhân. 

Phần này bao gồm các thông tin cơ bản như:

  • Họ và tên
  • Năm sinh 
  • Số điện thoại
  • Email cá nhân
  • Địa chỉ thường trú/tạm trú

Nếu bạn không cung cấp đầy đủ những thông tin này, nhà tuyển dụng sẽ không thể tìm thấy phương thức để liên lạc lại với bạn khi bạn đã vượt qua vòng đơn.

Mục tiêu nghề nghiệp

Trong phần này, bạn hãy cho nhà tuyển dụng thấy, bạn muốn trở thành người như thế nào trong tương lai và cách để bạn thực hiện điều này là gì. 

Tuy nhiên, hãy viết một cách thật ngắn gọn và xúc tích thôi nhé. Việc bạn viết một phần mục tiêu quá dài dòng có thể không trở thành lợi thế của bạn với các ứng viên khác.

Học vấn

Mặc dù đây là phần thông tin khá đơn giản nhưng lại có nhiều bạn mất điểm chỉ vì cách trình bày không phù hợp lý.

Theo đó, bạn đề cập đến các thông tin và sắp xếp theo thứ tự sau:

  • Tên trường đại học/cao đẳng 
  • Thời gian học tập
  • Tên ngành/chuyên ngành

Nếu bạn sở hữu điểm tốt nghiệp ấn tượng thì cũng có thể bổ sung thêm điểm GPA sau phần “Tên ngành/chuyên ngành”. Điều này sẽ giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng tốt hơn.

Kinh nghiệm làm việc

cách viết cv xây dựng
Kinh nghiệm làm việc sẽ là phần ăn điểm trong CV ngành xây dựng.

Đây là phần thông tin vô cùng quan trọng trong bất kỳ bản CV xin việc nào. Qua đây, nhà tuyển dụng có thể đánh giá phần nào mức độ phù hợp và khả năng của bạn thông qua những kinh nghiệm mà bạn có.

Khi viết kinh nghiệm làm việc, bạn hãy bắt đầu từ những công việc gần nhất của mình. Bạn cần đề cập đến các thông tin sau:

  • Tên doanh nghiệp đã từng làm việc
  • Vị trí làm việc và thời gian làm việc
  • Trách nhiệm công việc của bạn
  • Thành tựu mà bạn đã đạt được trong quá trình làm việc. Nếu có thể bạn hãy lượng hóa chúng để gia tăng tính hiệu quả nhé

Cũng giống như phần mục tiêu nghề nghiệp, mặc dù cần viết đầy đủ các nhiệm vụ phải thực hiện nhưng bạn hãy viết thật ngắn gọn và xúc tích nhé.

Nếu như bạn đã từng làm nhiều công việc khác nhau, nhưng trong số đó có một vài công việc không liên quan đến vị trí ứng tuyển. Thay vì đề cập tất cả trong CV, bạn hãy lược bỏ những công việc không thực sự liên quan vào CV nhé. Điều này sẽ giúp CV của bạn liên quan đến công việc nhất, cũng như tối ưu độ dài của nó.

Kỹ năng

Trong lĩnh vực xây dựng, người lao động cần sở hữu các kỹ năng cơ bản như:

Kỹ năng cứng bao gồm:

  • Khả năng đọc bản vẽ
  • Lập hồ sơ dự toán và quyết toán
  • Thành thạo các phần mềm thông dụng trong lĩnh vực
  • Tin học văn phòng
  • Ngoại ngữ

Kỹ năng mềm bao gồm:

  • Giao tiếp
  • Cẩn thận, tỉ mỉ
  • Critical thinking
  • Quản lý thời gian
  • Làm việc dưới áp lực công việc
  • Làm việc nhóm, và làm việc độc lập
  • Xử lý vấn đề
  • Thuyết phục, đàm phán

Ở từng vị trí cụ thể có thể yêu cầu ứng viên cần có thêm các kỹ năng chuyên môn khác. Để biết được điều này, bạn cần nghiên cứu và phân tích kỹ càng mô tả công việc của vị trí ứng tuyển. 

Dựa vào những kỹ năng sở hữu và công việc yêu cầu, bạn sẽ đề cập đến các kỹ năng phù hợp và liên quan nhất trong CV của mình.

Các phần quan trọng khác

Ngoài những phần trên, bạn có thể đề cập thêm các phần thông tin khác như: sở thích, các loại chứng chỉ, thông tin người tham chiếu.

Các thông tin này sẽ giúp thông tin của bạn đầy đủ và ấn tượng hơn trong mắt nhà tuyển dụng hơn.

Đọc thêm: Hướng Dẫn Cách Viết Mẫu CV Đơn Giản

Mẫu CV xin việc ngành Xây dựng không thể bỏ qua

Dưới đây là một vài mẫu CV mà bạn có thể tham khảo và tải mẫu CV xin việc ngành xây dựng tại đây. 

  • CV xin việc kỹ sư xây dựng
  • CV kỹ sư dự toán xây dựng
  • CV kỹ sư cầu đường
  • CV kỹ sư điện
  • CV giám sát công trình

Tạm kết

Trên đây là những hướng dẫn về cách viết CV xin việc xây dựng gây ấn tượng với nhà tuyển dụng mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết trên đã cung cấp đến bạn nhiều thông tin hữu ích, cũng như giúp bạn biết cách tạo một bản CV xin việc tốt nhất.

Nếu bạn có thêm bất kỳ chia sẻ nào về chủ đề này, đừng ngần ngại để lại bình luận để Glints và mọi người cùng biết nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Có thể bạn cũng thích

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X