×

Tiết Lộ Mẫu CV Chăm Sóc Khách Hàng Ghi Điểm Với Nhà Tuyển Dụng

Ngày đăng: 18/03/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 20/03/2023

Tạo một chiếc CV xin việc ấn tượng có khó không? Câu trả lời là KHÔNG sau khi bạn đọc xong bài viết dưới đây. Trong bài viết này, Glints sẽ chia sẻ đến bạn cách để viết một chiếc CV hiệu quả, đặc biệt tiết lộ cho bạn các mẫu CV chăm sóc khách hàng ghi điểm cực mạnh với nhà tuyển dụng.

Bố cục CV chăm sóc khách hàng

Nếu bạn đang đau đầu chưa biết cách bố cục chiếc CV của mình như thế nào thì đừng bỏ qua những thông tin vô cùng giá trị dưới đây nhé.

Thông tin cá nhân

Trong bất kỳ bản CV cũng không thể thiếu phần thông tin cá nhân. Qua đây nhà tuyển dụng có thể xác định một vài thông tin cơ bản về bạn, cũng như phương thức để liên lạc khi cần thiết.

Các thông tin cơ bản trong phần này bạn cần thêm bao gồm: 

  • Họ và tên
  • Ngày tháng năm sinh
  • Địa chỉ email
  • Số điện thoại
  • Địa chỉ thường trú/tạm trú

Mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp là phần thông tin cho biết mục tiêu và định hướng con đường nghề nghiệp của bạn. Qua đó, nhà tuyển dụng có thể đánh giá định hướng phát triển cũng như khát vọng nghề nghiệp của bạn khi đồng hành khi cùng doanh nghiệp.

mục tiêu nghề nghiệp cv chăm sóc khách hàng
Chú ý viết phần mục tiêu nghề nghiệp ngắn gọn nhưng đầy đủ.

Khi viết phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV chăm sóc khách hàng, bạn có thể đề cập tới mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Đối với mục tiêu ngắn hạn có thời gian sau 2 – 3 năm thường đề cập đến định hướng phát triển các kỹ năng và kiến thức chăm sóc khách hàng để mang lại giá trị lợi ích cho doanh nghiệp.

Với mục tiêu dài hạn thường từ 5 – 7 năm sau, bên cạnh mong muốn không ngừng học hỏi và nâng cao kiến thức kinh nghiệm bạn nên đề cập một vị trí cấp cao bạn muốn đạt được.

Học vấn

Học vấn bao gồm tên trường đại học/cao đẳng, tên ngành/chuyên ngành, loại bằng cấp mà bạn đã theo học, thời gian bắt đầu và kết thúc học tập của bạn. Qua đây nhà tuyển dụng có thể xác định và đánh giá ban đầu bạn đã có những kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực chăm sóc khách hàng hay chưa.

Kinh nghiệm làm việc

Kinh nghiệm là một phần thông tin hết sức quan trọng mà trong bất kỳ bản CV nào cũng cần đề cập đến. Dựa vào những thông tin trong phần này nhà tuyển dụng có thể đánh giá một vài thông tin về bạn như: nơi bạn đã từng làm việc, kinh nghiệm và kỹ năng thực hiện công việc của bạn, thời gian bạn gắn bó với công ty trước đó là bao lâu, v.v.

Qua đó, xác định mức độ phù hợp của bạn với vị trí nhân viên chăm sóc khách hàng.

kinh nghiệm chăm sóc khách hàng
Phần kinh nghiệm cần ghi rõ ràng công việc cũng như thành tích nổi bật.

Các thông tin trong phần này bạn nên đề cập đến bao gồm:

  • Tên doanh nghiệp bạn đã từng làm việc
  • Vị trí làm việc: Nếu bạn đã từng làm nhiều công việc khác nhau thì nên lựa chọn những công việc liên quan gần nhất với vị trí chăm sóc khách hàng.
  • Thời gian làm việc: Bạn đề cập thời gian bắt đầu và kết thúc làm việc.
  • Công việc bạn đã thực hiện: Bạn hãy liệt kê những nhiệm vụ bạn đảm nhận đối với vị trí công việc này.
  • Thành tựu nổi bật (nếu có): Có thể nói, đây là một phần quan trọng giúp CV của bạn trở nên nổi bật hơn so với các ứng viên khác. Theo đó, bạn nên lượng hóa những thành tựu đạt được để gia tăng tính xác thực của thành tích.

Kỹ năng

Cũng là một phần hết sức quan trọng tiếp theo mà chắc chắn một bản CV nhân viên chăm sóc khách hàng không thể thiếu – phân kỹ năng.

Trong phần này, bạn nên chia thành kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Bạn có thể dựa trên bản mô tả công việc chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp để đề cập chính xác nhất những kỹ năng mà công việc cần tìm.

Kỹ năng mềm cần có của một nhân viên chăm sóc khách hàng bao gồm:

  • Giao tiếp bằng ngôn ngữ và ngôn ngữ cơ thể
  • Đàm phán, thuyết phục
  • Lắng nghe tốt
  • Làm việc độc lập, làm việc nhóm
  • Làm việc dưới áp lực công việc tốt
  • Giải quyết vấn đề
  • Quan sát
  • v.v.

Kỹ năng cứng của một nhân viên chăm sóc khách hàng như:

  • Tin học văn phòng
  • Ngoại ngữ
  • v.v.

Đọc thêm: Kỹ Năng Chăm Sóc Khách Hàng Là Gì? 8 Mẹo CSKH Hiệu Quả

Hoạt động ngoại khóa

Bên cạnh việc quan tâm đến các kinh nghiệm làm việc trước đó của bạn nhà tuyển dụng cũng rất tò mò các hoạt động ngoại khóa mà bạn tham gia hoặc đứng trên vai trò người tổ chức.

Bạn biết đấy, tính chất của chăm sóc khách hàng là tiếp xúc và giao tiếp với khách hàng do đó việc tham gia nhiều các hoạt động ngoại khóa là một điểm mạnh với các bạn ứng tuyển vị trí này.

Các phần quan trọng khác

Bên cạnh những phần thông tin trên, bạn có thể đề cập thêm các phần khác như:

  • Chứng chỉ liên quan như: Chứng chỉ tin học, chứng chỉ ngoại ngữ
  • Giải thưởng trong các cuộc thi như Nghiên cứu khoa học, các cuộc thi khác
  • Người tham chiếu: Họ là những người có thể đánh giá và xác thực năng lực của bạn với HR, chẳng hạn như: Sếp cũ, mentor, giảng viên đại học, v.v.
  • Sở thích, tính cách, v.v.

tải mẫu cv chăm sóc khách hàng
Chú ý tất cả các phần quan trọng trong CV customer service.

Lưu ý quan trọng khi viết CV chăm sóc khách hàng

Dưới đây là một vài lưu ý khi tạo CV chăm sóc khách hàng bạn cần nắm được:

  • Đọc kỹ JD: Mô tả công việc chăm sóc khách hàng là một phần hết sức quan trọng giúp bạn xác định mức độ phù hợp của bản thân đối với vị trí đang tuyển dụng. Trong phần này, nhà tuyển dụng sẽ đề cập đến các công việc bạn sẽ đảm nhận, yêu cầu cơ bản của ứng viên, cùng một số các thông tin quan trọng khác.
  • Chú ý đến những kỹ năng liên quan đến công việc. Bạn cần xác định những kỹ năng quan trọng của bản thân đáp ứng ứng công việc nhân viên chăm sóc khách hàng.
  • Sắp xếp thứ tự thời gian các kinh nghiệm làm việc từ gần đến xa.
  • Cập nhật CV và resume liên tục: Bạn nên thường xuyên cập nhật các thông tin trong CV như các kỹ năng, chứng chỉ hay giải thưởng, v.v.
  • Thông tin đề cập trong CV đảm bảo tính trung thực, ngắn gọn và xúc tích
  • Hình thức và bố cục khoa học và chỉn chu.
  • Đảm bảo không sai chính tả trong CV.
  • Sử dụng ảnh CV chuyên nghiệp, không dùng hình ảnh selfie.
  • Đặt tiêu đề và tên file CV theo cú pháp chuyên nghiệp. Bạn có thể đặt tên file CV như: CV Chuyên viên Chăm sóc khách hàng_Nguyễn Văn A.

Mẫu đơn xin việc chăm sóc khách hàng

Dưới đây là một vài mẫu CV chăm sóc khách hàng mà bạn không thể bỏ qua. Bạn nên chuẩn bị cả hai bản CV tiếng Anh và tiếng Việt để sẵn sàng ứng tuyển khi nhà tuyển dụng yêu cầu ngôn ngữ của CV.

Bạn hãy tải ngay mẫu CV xin việc chăm sóc khách hàng bằng tiếng Việt và tiếng Anh dưới đây!

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về cách viết và các mẫu CV chăm sóc khách hàng có thể ghi điểm với HR mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết này đã giúp bạn biết cách để tạo ra một bản CV hoàn chỉnh và hiệu quả.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints hỗ trợ giải đáp nhé.

Đọc thêm: Bộ Câu Hỏi Phỏng Vấn Nhân Viên Chăm Sóc Khách Hàng

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Có thể bạn cũng thích

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X