×

Marketing Mix Là Gì? Các Chiến Lược Marketing Mix Kinh Điển

Ngày đăng: 08/10/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 04/10/2023

Tại sao nói marketing hay tiếp thị là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của một sản phẩm? Đó là bởi dù sản phẩm hoặc dịch vụ có tốt đến đâu, việc khiến khách hàng có được cái nhìn rõ ràng và hiếu kỳ với chúng mới có thể giúp bạn đạt được mục tiêu ban đầu. Một trong những vũ khí bí mật này chính là chiến lược marketing mix. Cùng Glints tìm hiểu marketing mix là gì và các ví dụ về marketing mix dưới đây nhé.

1. Marketing mix là gì?

Marketing mix có nghĩa là marketing hỗn hợp. Một chiến lược marketing hỗn hợp bao gồm các chiến thuật và công cụ được sử dụng để tiếp thị các sản phẩm, đồng thời tác động và thu hút khách hàng trở thành người tiêu dùng, người mua sản phẩm và dịch vụ đó. 

Định nghĩa marketing mix được hình thành qua bàn tay của giáo sư James Culliton tại đại học Harvard vào năm 1948 và biết đến rộng rãi hơn qua E. Jerome McCarthy. Marketing mix vốn được phân loại theo mô hình 4P: 

  • Product (sản phẩm)
  • Price (giá cả)
  • Place (phân phối)
  • Promotion (xúc tiến)
marketing mix là gì
Marketing mix là hình thức chiến lược được sử dụng rộng rãi.

2. Vai trò của marketing mix 

Dù chiến lược bạn đang nhắm tới là ngắn hay dài hạn, thì việc tạo dựng và triển khai một marketing mix sẽ giúp bạn xác định được các giá trị cốt lõi và chạm đến nhu cầu của khách hàng một cách khéo léo nhất. Với chiến lược marketing mix hợp lý, bạn sẽ xác định được và tạo nên một sự kết hợp hoàn hảo giữa giữa sản phẩm, khuyến mãi, giá cả, v.v, và giành lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh.

Ví dụ, chiến lược marketing mix của Coca Cola chính là một trong các case study thành công được tìm hiểu nhiều nhất. Cho tới hiện tại, Coca-Cola vẫn chiếm ưu thế trong mắt người dùng và trở thành cái tên đặc trưng nhất khi chúng ta nhắc đến các sản phẩm và thương hiệu nước ngọt có ga trên thế giới.

Bên cạnh đó, marketing mix chỉ hiệu quả khi được theo dõi liên tục và cập nhật phù hợp dựa trên các thông tin thị trường và xu hướng mới, từ đó bạn mới có thể tiếp cận khách hàng và thúc đẩy doanh số. Thật vậy, những gì có thể thu hút khách hàng cách đây 10 năm hoặc chỉ hai năm trước sẽ khó có thể hiệu quả ở thời điểm hiện tại. 

Chỉ khi thực hiện từng bước trong marketing mix mà chúng ta mới có sự am hiểu ý kiến, hành vi mua hàng của khách hàng. Độ nhận diện thương hiệu chỉ cao nếu chúng ta có sự ứng biến linh hoạt và độ tinh tế để đáp ứng những gì khách hàng cần.

3. Các chiến lược marketing mix phổ biến

Marketing mix 4P là mô hình marketing hỗn hợp đầu tiên. Cho đến nay, mô hình này đã phát triển thành marketing mix 7P với 3P mới:

  • Process (quy trình)
  • People (con người)
  • Physical Evidence (bằng chứng hữu hình) 

Ngoài ra chúng ta còn chứng kiến sự xuất hiện của mô hình 4C. Cùng tìm hiểu ngay nhé.

3.1. Mô hình marketing mix 4P

4P trong Marketing đề cập đến Product (Sản phẩm), Price (Giá), Place (Địa điểm), và Promotion (Quảng bá). Mỗi chữ P đều đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch marketing doanh nghiệp.

mô hình 4ps
Mô hình 4P là tiền thân của marketing mix.

Product (Sản phẩm)

  • Sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp sẽ bán liệu có đáp ứng nhu cầu khách hàng?
  • Các điểm cần chú ý khi thiết kế sản phẩm bao gồm sản xuất theo đơn đặt hàng, loại sản phẩm, và kiểm tra chất lượng.

Price (Giá cả)

  • Giá bán ảnh hưởng đến số lượng bán và cạnh tranh trên thị trường.
  • Mức giá có thể xác định dựa trên chi phí, giá cạnh tranh, và cảm nhận của khách hàng. Câu hỏi quan trọng bao gồm giá trị sản phẩm, so sánh giá với đối thủ, phương thức thanh toán, và khuyến mãi.

Place (địa điểm)

  • Kênh phân phối ảnh hưởng đến khả năng khách hàng tìm và mua sản phẩm.
  • Chiến lược kênh phân phối hiệu quả bao gồm bán trực tiếp, qua nhà phân phối, và qua internet. Quản trị kênh liên quan đến 10 dòng chảy quan trọng như thông tin, tài chính, và phân phối.

Promotion (Quảng bá)

  • Quảng bá sản phẩm đến công chúng mục tiêu là vai trò chủ chốt của Promotion.
  • Doanh nghiệp có nhiều công cụ quảng bá như bán hàng cá nhân, xúc tiến bán, quảng cáo, và quan hệ công chúng để đạt được hiệu quả truyền thông tốt nhất.

Đọc thêm: 4P Trong Marketing Mix Là Gì? Như Thế Nào Là Chiến Lược Marketing 4P Thành Công?

3.2. Mô hình marketing mix 7P

Marketing mix 7P là phiên bản mở rộng của marketing 4P. Một số ý kiến cho rằng 4P đã lỗi thời, và để có thể hiểu sâu và nắm bắt những khái niệm, những ảnh hưởng từ sự đổi mới trong thế giới công nghệ tới kinh doanh, 3 yếu tố P mới đã được bổ sung thêm. 

People (Con người)

Trong phương pháp tiếp thị thì khách hàng được lấy làm trung tâm, bạn có thể hiểu rằng “People” đề cập đến khách hàng mục tiêu, người mua hàng và khách hàng của bạn. 

Tuy nhiên, những người được nhắc tới trong mô hình 7Ps còn là các nhân sự đóng vai trò làm người trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách hàng:

  • Nhà tiếp thị
  • Thành viên nhóm bán hàng
  • Nhóm dịch vụ khách hàng
  • Tuyển dụng
  • Đào tạo & kỹ năng
  • Người quản lý

Process (Quy trình)

Process trong marketing mix 7P là gì? Đó là các quy trình doanh nghiệp sẽ cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng, cũng như bất kỳ dịch vụ nào được bổ sung vào hệ thống sau khi khách hoàn tất quá trình mua hàng.

Quá trình bán hàng hiệu quả cần bao gồm:

  • Giao hàng tận nơi cho khách hàng
  • Phân phối từ đầu đến cuối doanh nghiệp
  • Dịch vụ khách hàng
  • Giải pháp xử lý các vấn đề trong quá trình phân phối và các trường hợp khách hàng không hài lòng với quy trình/dịch vụ nhận được.
  • Khuyến khích
  • Trả hàng & hoàn tiền
  • Phản hồi
  • T&Cs: Các điều khoản và điều kiện áp dụng đối với khách hàng 

Physical Evidence (Bằng chứng hữu hình)

Chữ P cuối cùng trong 7P là viết tắt của bằng chứng hữu hình. Yếu tố này được sử dụng để chỉ các mặt hàng thực tế và các hình thức tương tác: sản phẩm, cửa hàng, biên nhận, bao bì, túi xách và các mặt hàng có nhãn hiệu khác có thể nhìn thấy và chạm vào.

Đọc thêm: 7P Trong Marketing Là Gì? Coca Cola Và Thành Công Với 7Ps Marketing

3.3. Mô hình 4C

4C trong Marketing bao gồm các yếu tố: 

  • Customer: Giải pháp cho khách hàng
  • Cost: Chi phí cho khách hàng
  • Convenience: Sự thuận tiện
  • Communication: Giao tiếp

Cùng với mục đích “kích” sales, trong khi mô hình 4P tập trung chủ yếu vào người bán, mô hình 4C lại tập trung nhiều hơn vào người tiêu dùng.

4C trong marketing có thể mang lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp. Bởi chiến lược này yêu cầu các nhà tiếp thị phải thực sự hiểu đối tượng người dùng trước khi phát triển sản phẩm.

mô hình 4cs
4C là một trong các marketing mix mới nhất.

3.4. Mô hình 3C

Mô hình 3C được phát triển bởi Kenichi Ohmae, được dùng để đánh giá mức độ thành công của thị trường thông qua các yếu tố bao gồm:

  • Customer: Khách hàng
  • Competitor: Doanh nghiệp
  • Company: Đối thủ cạnh tranh

Đọc thêm: 3C Là Gì? Phân Tích Mô Hình 3C Trong Doanh Nghiệp

Để tìm hiểu rõ hơn xem định nghĩa từng chiến lược marketing mix là gì và làm thế nào để áp dụng chúng tốt nhất vào dự án của bạn, hãy đọc thêm từ các bài viết của Glints nhé!

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Có thể bạn cũng thích

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X