Ngày đăng: 17/11/2023 | No Comments
Ngày cập nhật: 20/11/2023
Làm việc với sếp người nước ngoài có khó không? Làm sao để kết nối với sếp nước ngoài? Để giải đáp những thắc mắc này, mời bạn cùng Glints khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
Dưới đây là một vài tình huống “bất đồng” có thể xảy ra khi làm việc chung với sếp nước ngoài.
Các vấn đề liên quan đến bất đồng ngôn ngữ là trường hợp thường gặp nhất khi làm việc với sếp người nước ngoài. Mặc dù, trong công việc sếp và nhân viên giao tiếp bằng ngôn ngữ chung. Tuy nhiên trong những tình huống công sở, khi nhân viên nói tiếng Việt thì sếp nước ngoài khó để hiểu và hòa nhập. Điều này có thể nguyên nhân dẫn đến sự xa cách trong mối quan hệ giữa sếp và nhân viên.
Mỗi quốc gia sẽ có những đặc điểm văn hóa khác nhau. Sự khác biệt này cũng có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa sếp và nhân viên. Chẳng hạn, nếu sếp của bạn là người theo đạo hồi – họ thường kiêng sử dụng thịt lợn và các loại gia cầm có thể bay, do đó, khi tham gia những buổi tiệc hoặc bonding với nhân viên có thể xuất hiện một số vấn đề khi gọi món.
Sự khác nhau trong phong cách làm việc cũng là một vấn đề thường gặp khi làm việc với sếp nước ngoài. Sự khác nhau về môi trường sống và văn hóa, do đó, phong cách làm việc của sếp tại đất nước của họ có thể có phần khác biệt với Việt Nam.
Tuy vậy, bạn đừng quá lo lắng về vấn đề này, hai bên sẽ sớm thích nghi và làm việc “match” với nhau thôi.
Đọc thêm: Sếp Ít Tuổi Hơn Nhân Viên: Cư Xử Sao Cho Phải Phép?
Sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, v.v, sẽ không phải là rào cản để bạn và sếp kết nối với nhau. Dưới đây là một chia sẻ của Glints muốn gửi đến bạn.
Có thể sếp mới chuyển đến nên chưa hiểu rõ về “cuộc sống công sở”, bạn đừng ngại khi chia sẻ và thảo luận thêm với sếp để hai bên có thể hiểu hơn về nhau. Khi đó, sếp có thể hiểu được “cuộc sống công sở” tại doanh nghiệp đang diễn ra như thế nào, để có cách hành xử phù hợp. Bên cạnh đó, nhân viên cũng thể hiểu hơn về sếp của mình, chẳng hạn như kỳ vọng, mong muốn đối với nhân viên như thế nào, v.v.
Đọc thêm: Làm Gì Khi Bất Đồng Quan Điểm Với Sếp? 8 Tips Giải Quyết Mâu Thuẫn Với Cấp Trên Hiệu Quả
Cũng giống như những người nước ngoài khác khi ghé thăm Việt Nam, sếp của bạn cũng muốn được tìm hiểu về văn hóa địa phương. Bởi vậy, với tư cách là “chủ nhà” bạn có thể trở thành đại sứ du lịch của Việt Nam để chia sẻ những điểm thú vị đến sếp của mình, đó có thể là những món ăn ngon truyền thống tại địa phương, v.v. Điều này có thể giúp cho mối quan hệ giữa bạn và sếp trở nên gần gũi và tốt đẹp hơn đó.
Nếu bạn chưa giỏi ngoại ngữ thì hãy cố gắng trau dồi để ngôn ngữ không phải là rào cản để bạn kết nối với sếp và thăng tiến trong công việc nhé.
“Chơi ra chơi và làm ra làm”. Ngoài những khoảng thời gian vui chơi, bạn cũng cần thể hiện cho sếp thấy phong cách làm việc chuyên nghiệp, và nỗ lực thực hiện công việc của bản thân.
Khi đó, sếp có thể nhìn nhận và đánh giá bạn một cách toàn diện hơn về nỗ lực, đóng góp của bạn trong việc thực hiện mục tiêu và sứ mệnh chung của công ty.
Đọc thêm: Áp Dụng 8 Cách Này, Sếp Khó Tính Mấy Cũng Phải Hài Lòng
Tạm kết
Trên đây là những chia sẻ khi làm việc với sếp người nước ngoài mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về chủ đề này.
Nếu bạn có thêm bất kỳ câu hỏi hay đóng góp nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.
Leave a Reply