×

Làm Bao Lâu Thì Nên Nhảy Việc? 4 Câu Nên Trả Lời Trước Khi Quyết Định Nghỉ Việc

Ngày đăng: 19/08/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 21/08/2023

Làm bao lâu thì nên nhảy việc? Làm thế nào để biết chúng ta nên hay không nên gắn bó lâu dài với một công ty? Những câu hỏi này hẳn đã làm không ít bạn suy nghĩ và cân nhắc thật nhiều. Cùng Glints tìm hiểu những điều cần biết về tần suất nhảy việc hợp lý và cách cân nhắc lợi ích của việc làm một công việc lâu dài dưới đây.

1. Một nhân viên thường làm ở một công ty bao lâu?

Theo một nghiên cứu của Cục Thống kê Hoa Kỳ, thông thường một nhân viên sẽ ở lại làm tại một công ty trong vòng 4 năm. Nghiên cứu chỉ ra rằng con số này áp dụng lên cả nam và nữ. Ngoài ra, các nhân viên có độ tuổi cao thường ở lại làm lâu hơn những nhân viên trẻ.

Tuy vậy, đây chỉ là con số trung bình và mỗi người sẽ có những trải nghiệm khác nhau. Việc nhận thức được khi nào nên ở lại, khi nào nên ứng tuyển và chấp nhận offer công việc khác sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như: cơ hội thăng tiến, văn hóa công ty, cơ hội được đào tạo kỹ năng, cân bằng giữa công việc và cuộc sống, v.v.

2. Điều gì xảy ra nếu bạn làm tại một chỗ dưới 1 năm? 

Thời gian làm việc ngắn từng gây ra không ít sự “kỳ thị” từ người quản lý đến người lao động. Có nhiều bạn có không ít kinh nghiệm trong hồ sơ xin việc của mình, nhưng thời gian làm ở mỗi công ty chỉ kéo dài 3, 6 đến 9 tháng.

Tác hại của nhảy việc
Nhảy việc quá nhiều không phải một chuyện tốt.

Quãng thời gian ngắn ngủi dưới 1 năm có thể làm một số nhà tuyển dụng cho rằng bạn xin việc một cách quá công nghiệp. Bạn cũng có thể tạo ấn tượng rằng bạn không đủ kiên nhẫn, cống hiến hoặc có định hướng tương lai rõ ràng. Đây sẽ là một điểm trừ khi bạn đi tìm một công việc mới. 

Ngoài ra, quá trình đào tạo và giữ chân nhân tài thường đi kèm với một khoản chi phí nhất định. Đó là lý do các công ty muốn tuyển một nhân viên muốn làm trong thời gian dài để tăng giá trị cho công ty cũng như giải quyết vấn đề bằng cách tính khấu hao.

Mặc dù không phải ai cũng may mắn tìm được nơi làm việc như ý ngay từ 1-2 lần thử đầu tiên, việc làm dưới 1 năm cho nhiều công ty sẽ không đem lại lợi thế cho bạn trong quá trình tìm việc sau này.

3. Điều gì xảy ra nếu bạn làm tại một chỗ quá lâu?

Làm bao lâu thì nên nhảy việc? Lợi ích của việc làm một công việc lâu dài là gì?

Khi bạn làm việc cho một tổ chức trong thời gian dài, bạn đang có một lựa chọn an toàn phù hợp với những gì bạn muốn. Điều giữ bạn ở lại là môi trường làm việc phù hợp, đồng nghiệp thân thiện, lương cao, hoặc đãi ngộ tốt. Đây có thể là những điều mà phải qua một thời gian dài cống hiến, bạn mới có được.

Tuy nhiên, có không ít trường hợp chọn ở lại làm tại một chỗ quá lâu mặc dù con đường thăng tiến hoặc cơ hội được thử thách bản thân đã không còn. Mặc dù việc trung thành, tận tâm cống hiến cho một công ty sẽ là điểm cộng trong hồ sơ tìm việc; nếu nơi đó làm bạn băn khoăn về bước tiến sự nghiệp lâu dài của mình, có lẽ đã đến lúc bạn nên tham khảo những cơ hội khác.

Điều gì khiến bạn gắn bó với công ty
Điều gì khiến bạn gắn bó với công ty?

4. Những câu cần hỏi trước khi bạn tìm việc mới 

Nếu bạn thật sự muốn tìm việc mới sau quãng thời gian gian ở lại một công ty, bạn có thể tự cân nhắc bằng cách đưa ra những câu hỏi sau:

4.1. Nhảy việc sẽ giúp gì cho sự nghiệp của bạn?

Câu trả lời cho câu hỏi này sẽ còn phụ thuộc vào tình trạng của công ty hiện tại và triển vọng mà công việc mới đem lại.

Với người quản lý và hệ thống làm việc hiện tại, bạn đang được lợi ích gì? Bạn có thể phát triển như thế nào? Với chỗ làm mới, bạn sẽ có được thứ gì khác so với chỗ cũ? Nó có phù hợp với định hướng của bạn không?

Việc này có thể mất một chút thời gian vì nhảy việc sẽ cần đến rất nhiều sự cân đo đong đếm.

4.2. Thay vì dứt áo ra đi, có cách nào để cải thiện công việc hiện tại không?

Thay vì lập tức nhảy việc, bạn có thể xem xét liệu mình có thể cải thiện, thăng cấp điều gì trong công việc của mình. Ví dụ, bạn đang hài lòng với đồng nghiệp và văn hoá công ty, nhưng bạn muốn làm công việc có nhiều yếu tố quản lý hơn.

Hãy đảm bảo rằng trong quá trình xem xét thay đổi vị trí, bạn đã thảo luận các mục tiêu của mình với người quản lý và cân nhắc xem bạn có thể làm gì hoặc thực hiện dự án nào để khẳn định khả năng người lãnh đạo tại nơi làm việc.

4.3. Tiêu chuẩn hiện tại trong ngành như thế nào?

Một số ngành, ví dụ như IT, có rất nhiều thay đổi xảy đến nhanh chóng. Trước khi rời khỏi công việc hiện tại, nhất là khi bạn đã làm cho một vị trí trong nhiều năm, bạn nên tìm hiểu những tiêu chuẩn mới trong ngành. Từ đó bạn mới có thể xác định kỹ năng gì cần cải thiện hoặc bổ sung để không bị tụt lùi hoặc choáng ngợp trong thị trường lao động đầy cạnh tranh.

4.4. Bạn đã có kế hoạch nhảy việc hợp lý chưa?

Sau khi đã xem xét các yếu tố đủ để bạn đưa ra quyết định nghỉ việc, bạn đã có lộ trình tìm việc phù hợp nhất cho mình chưa? Dù là nghỉ ngơi một thời gian để “healing” hay lập tức tìm cơ hội làm mới, bạn nên xem xét kỹ những ưu tiên của mình. 

Không ít trường hợp hiện tại, nộp đến 20 CV nhưng vẫn thất nghiệp và trầy trật mãi vẫn không thể tìm ra môi trường như ý. Do đó, có một kế hoạch B đề phòng kế hoạch A không được như ý sẽ giúp bạn không đi chệch đường ray mà bạn mong muốn ngay từ đầu.

Nên làm 1 công ty bao lâu
Làm bao lâu thì nên nhảy việc? Một số điều bạn cần trả lời trước khi đi tìm việc mới.

Đọc thêm: Có Nên Nghỉ Việc Khi Chưa Tìm Được Việc Mới?

5. Nếu bạn muốn gắn bó lâu dài với công ty

Nên làm 1 công ty bao lâu? Nhiều chuyên gia cho rằng bạn nên ở lại một công việc ít nhất 2 năm. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố tại chỗ làm và mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Nếu bạn chưa chắc chắn có nên gắn bó lâu dài với công ty hay không, bạn có thể:

5.1. Đánh giá mức độ hài lòng và phát triển 

Đầu tiên, bạn hãy đánh giá khả năng phát triển cá nhân và sự nghiệp của bạn trong vai trò hiện tại. Nếu bạn được liên tục học hỏi, phát triển các kỹ năng mới và thăng tiến trong sự nghiệp, thì bạn nên ở lại lâu hơn.

Ngoài ra, hãy xem xét các giá trị, mục tiêu của bạn với văn hóa và sứ mệnh của công ty. Một môi trường làm việc tích cực sẽ góp phần tạo nên sự hài lòng của bạn với công việc.

Nếu bạn cảm thấy trì trệ, không gian phát triển bị hạn chế hoặc bạn không còn động lực làm việc, thì bạn nên khám phá những cơ hội mới.

5.2. Ở lại ít nhất 2 năm?

Theo chia sẻ của một số chuyên gia nhiều ngành, có một con số nhất định mà các nhà tuyển dụng đều cho rằng là khoảng thời gian chấp nhận được để ở lại làm một công việc. Đó là không dưới hai năm.

Hai năm dường như là một quãng thời gian đủ lâu để khiến bạn thực sự tìm hiểu về một công ty, tích lũy một số kinh nghiệm hữu ích và xem xét liệu bạn nên ở hay đi.

Một số mentor chia sẻ rằng, “Đừng ở lại một công ty trên 3 hoặc 5 năm nếu bạn không được tăng lương”.

Đọc thêm: Quy Trình Nghỉ Việc: Những Điều Nên Và Không Nên Làm

Lời kết

Câu hỏi “làm bao lâu thì nên nhảy việc” thực chất không có câu trả lời duy nhất. Để xác định khoảng thời gian một người nên ở lại làm một công việc, bạn cần đặt hai điều lên bàn cân: sự phát triển cá nhân và sự hài lòng. Miễn là bạn có thể tiếp tục học hỏi, phát triển, tìm thấy niềm vui trong công việc và cảm thấy thoải mái với văn hóa công ty, việc ở lại lâu dài hay không sẽ không còn là chủ đề gây đau đầu nữa. 

Còn bạn, bạn nghĩ nên làm bao lâu rồi nhảy việc? Chia sẻ với Glints nhé!

Loading poll ...

Tham khảo:

  1. How long should you stay at a job?
  2. How Long Should You Stay at a Job? 6 Questions To Ask

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 1

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X