×

9 Kỹ Năng Khai Vấn Dành Cho Nhà Lãnh Đạo

Ngày đăng: 09/11/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 15/03/2024

Kỹ năng khai vấn là gì? Tại sao kỹ năng khai vấn lại quan trọng? Nhà lãnh đạo cần trang bị những kỹ năng khai vấn nào? Để hiểu hơn về chủ đề này, mời bạn cùng Glints tham khảo chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

1. Khai vấn là gì?

Khai vấn hay coaching được hiểu là quá trình hợp tác giữa chuyên gia với học viên, qua đó tạo động lực để người được khai vấn tối đa hóa tiềm năng cá nhân, làm việc hiệu quả hơn. 

Khai vấn không chỉ là quá trình chúng ta nhận lời khuyên từ chuyên gia, mà là sự hợp tác tối đa từ hai phía. Có thể bạn không nhận được câu trả lời hay hành động ngay lập tức. Việc không nhận được câu trả lời của chuyên gia ngay là điều hết sức bình thường. Với quá trình khơi mở bên trong, chỉ cần bạn kiên trì, và tin tưởng với bản thân rồi bạn sẽ tìm thấy câu trả lời cho mình.

Mọi thứ chỉ bắt đầu khi chúng ta hành động những điều bạn nhận được trong quá trình khai vấn.

Khai vấn trong tiếng Anh là gì? Theo đó, khái niệm này trong tiếng Anh là “Coaching”.

Kỹ năng khai vấn trong tiếng Anh
Kỹ năng khai vấn trong tiếng Anh chính là “coaching”.

Đọc thêm: Life Coach Là Gì? Vai Trò Quan Trọng Của Nghề Life Coach

2. 9 kỹ năng khai vấn quan trọng dành cho nhà lãnh đạo

9 kỹ năng quan trọng dành cho nhà lãnh đạo bao gồm:

2.1. Kỹ năng lãnh đạo toàn diện

Một trong những kỹ năng tham vấn của nhà lãnh đạo cần phát triển là kỹ năng lãnh đạo toàn diện. Nhà lãnh đạo tốt phải tạo cho nhân viên cảm giác gần gũi. Một nhà lãnh đạo toàn diện xây dựng một mức độ tự nhận thức giúp nhân viên giải quyết những thành kiến của mình trong vô thức, lẫn tiềm thức. Cuối cùng, kỹ năng lãnh đạo toàn diện giúp nhà khai vấn phát huy được năng lực và điểm mạnh của mình.

Theo BetterUp Labs, việc tạo ra một môi trường làm việc gần gũi có thể thể giúp nhân viên tăng hơn 50% hiệu suất làm việc, 90% sự sáng tạo, 150% sự tương tác Đồng thời, sự lãnh đạo toàn diện giúp giảm tỷ lệ luân chuyển nhân viên thấp hơn 54%. 

2.2. Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp tốt đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tham vấn. Nếu thiếu kỹ năng này, người được khai vấn có thể thiếu định hướng rõ ràng, bỏ lỡ việc thực hiện những hành vi cần thiết. Thậm chí, họ không thể nhận thức được những điều quan trọng từ cuộc trò chuyện.

2.3. Kỹ năng xây dựng lòng tin

Mối quan hệ huấn luyện được hình thành dựa trên sự tin tưởng. Người khai vấn có thể đưa ra những lời khuyên, hoặc ý kiến mà người được khai vấn không muốn nghe, gây ra cảm giác khó chịu cho họ.

Đây cũng là lý do việc xây dựng lòng tin trở nên quan trọng. Những nhà lãnh đạo giỏi cần tạo được lòng tin với nhân viên, nhờ đó quá trình coaching trở nên hiệu quả hơn. 

2.4. Trí thông minh cảm xúc

Trí tuệ cảm xúc được hiểu là khả năng hiểu cảm xúc của con người. Người có trí thông minh cảm xúc tốt có thể hiểu được nhân sự của mình sẽ phản ứng như thế nào trước các quyết định, dự án cụ thể. Nhà lãnh đạo sở hữu kỹ năng này có thể giúp họ giải quyết những thách thức tốt hơn.

Đọc thêm: Các Chỉ Số IQ EQ AQ – Tìm Hiểu “Big3” Quyết Định Thành Công Của Một Người

2.5. Kỹ năng nghe chủ động

Nghề khai vấn
Các kỹ năng để nghề khai vấn được hoàn chỉnh.

Kỹ năng nghe tích cực giúp giải quyết các vấn đề một cách đơn giản hơn. Kỹ năng lắng nghe giúp nhà lãnh đạo có thể đánh giá, theo dõi và thấu hiểu vấn đề một cách tốt hơn.

Hơn thế nữa, kỹ năng lắng nghe giúp nhà lãnh đạo có thể đặt ra đúng câu hỏi. 

2.6. Kỹ năng đưa ra góp ý và nhận phản hồi

Kỹ năng coaching quan trọng giúp tạo ra hành vi lâu dài là nghệ thuật đưa ra phản hồi, góp ý. 

Việc nhà lãnh đạo đưa ra góp ý cho nhân viên rất quan trọng, giúp nhân viên biết họ cần thay đổi và cải thiện những điểm nào để trở nên tốt hơn. Việc đưa ra góp ý đôi khi gặp khó khăn, vì nếu không khéo léo có thể ảnh hưởng đến tâm lý, năng suất lao động của nhân viên.

Phản hồi là một con đường hai chiều, do đó bên cạnh rèn luyện kỹ năng đưa ra phản hồi, nhà lãnh đạo cần chú trọng rèn luyện cả kỹ năng ghi nhận phản hồi.

2.7. Đồng cảm

Sự đồng cảm với nhân viên hết sức quan trọng. Nhà lãnh đạo cần thấu hiểu nhân viên của mình để đưa ra những quyết định phù hợp.

2.8. Định hướng mục tiêu

Nhà lãnh đạo tốt cần có tư duy định hướng mục tiêu nhằm thúc đẩy bản thân hiện thực mục tiêu và tiến đến cấp độ tiếp theo. Nếu không có mục tiêu rõ ràng, bạn khó có thể đi đến đúng đường.

2.9. Mindset phát triển

Mỗi người đều có cơ hội để phát triển bản thân. Do đó, việc áp dụng tư duy phát triển rất quan trọng để chúng ta đạt được thành công. Nó có thể khác nhau trong mỗi mối quan hệ coaching. Tuy nhiên mọi cuộc coach đều xoay quanh việc con người có khả năng thay đổi và phát triển.

Nghề coaching ở Việt Nam
Tìm hiểu tiềm năng nghề coaching ở Việt Nam.

3. Hiệu quả của khai vấn đến người lao động được thể hiện như thế nào?

Qua quá trình coaching có thể giúp nhân viên:

  • Cải thiện hiệu suất làm việc, cũng như mục tiêu cá nhân
  • Phát triển mindset cầu tiến
  • Tăng khả năng tự nhận thức của nhân viên 
  • Tăng sự kết nối xã hội
  • Có thể điều tiết cảm xúc tốt hơn
  • Giảm thiểu tình trạng burnout
  • Gia tăng sự tương tác tại nơi làm việc

4. Triển khai phát triển kỹ năng khai vấn tại nơi làm việc

Các bước để triển khai kỹ năng khai vấn tại nơi làm việc, bạn có thể tham khảo:  

  • Bước 1: Xác định mục tiêu
  • Bước 2: Đánh giá hoạt động khai vấn của doanh nghiệp hiện tại
  • Bước 3: Khuyến khích người lao động phát triển chuyên môn của mình
  • Bước 4: Làm cho việc đưa feedback trở nên ưu tiên
  • Bước 5: Xây dựng lòng tin với nhân viên

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể cân nhắc nhờ đến sự hỗ trợ của các đơn vị chuyên môn bên ngoài trong việc triển khai kỹ năng khai vấn tại nơi làm việc.

5. Cách để nâng cấp kỹ năng khai vấn

Để nâng cấp kỹ năng khai vấn của bản thân, dưới đây là một vài lời khuyên dành cho bạn. 

  • Hãy suy nghĩ về lĩnh vực mà bạn mong muốn được cải thiện, kỹ năng nào cần được quan tâm và hỗ trợ hơn nữa
  • Học cách đặt ra đúng câu hỏi
  • Cải thiện kỹ năng đưa ra phản hồi
  • Làm việc cùng với người khai vấn để xác định điều gì quan trọng nhất và có tác động lớn nhất đối với bạn

6. Học nghề coaching tại Việt Nam ở đâu?

Tại nước ta, coaching còn khá mới, do đó, chưa có nhiều nơi đào tạo chính thống ngành nghề này. Tuy vậy, bạn có thể cân nhắc học tại các trung tâm như: Coach For Life; Vietnam Coach Institute.

Đọc thêm: Coaching Là Gì? Tiềm Năng Phát Triển Của Nghề Coaching

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về 9 kỹ năng khai vấn dành cho nhà lãnh đạo mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về kỹ năng khai vấn là gì, cũng như có thêm thông tin hữu ích về chủ đề này.

Nếu bạn có thêm bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X