×

In-Depth Interview Là Gì? Những Lưu Ý Khi Triển Khai Phỏng Vấn Sâu

Ngày đăng: 15/05/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 18/05/2023

In Depth interview là gì? Đây là một kỹ thuật phỏng vấn phổ biến nhằm thu thập các thông tin một cách đầy đủ và chi tiết về một chủ đề cụ thể. Trong bài viết dưới đây, Glints sẽ chia sẻ đến bạn tất tần tật về phương pháp thu thập dữ liệu này, cũng như cách triển khai sao cho hiệu quả.

In Depth interview là gì?

In-depth interview là gì? In-depth interview hay phỏng vấn sâu được xem là một phương pháp phỏng vấn thu thập dữ liệu định tính hiệu quả, cho phép doanh nghiệp thu thập lượng lớn các thông tin của ứng viên về cả mặt thái độ, hành vi và nhận thức.

Trong các cuộc phỏng vấn sâu, người nghiên cứu và người tham gia có thể tự do bổ sung thêm các điểm mới và thay đổi quy trình nếu cần thiết. Phương pháp thu thập dữ liệu này có thể áp dụng cho nhiều chiến lược, phụ thuộc vào nhu cầu nghiên cứu của doanh nghiệp.

in-depth-interview-la-gi
Depth interview là phỏng vấn sâu, giúp tìm hiểu rõ về ứng viên nhất có thể.

Đặc điểm của phỏng vấn sâu

Mỗi kiểu phỏng vấn đều có những đặc điểm riêng dưới đây là những điểm nổi bật của hình thức phỏng vấn sâu:

  • Cấu trúc linh hoạt: Điều này cho phép người phỏng vấn có thể khám phá các chủ đề mà người được phỏng vấn quan tâm.
  • Tính tương tác: Người phỏng vấn có thể khuyến khích, động viên người được phỏng vấn trả lời các câu hỏi. Điều này giúp quá trình phỏng vấn diễn ra suôn sẻ và thuận lợi hơn, thay vì cảm giác ép buộc, thúc giục trả lời.
  • Khai thác các thông tin có chiều sâu: Người phỏng vấn có thể đặt ra các câu hỏi cụ thể để có cái nhìn sâu sắc và hiểu rõ hơn về quan điểm của người được phỏng vấn.
  • Phát hiện ra những thông tin hữu ích: Việc tiếp xúc và tương tác thường xuyên với công chúng mục tiêu có thể giúp bạn tìm ra những insight thú vị. 

Ý nghĩa của depth interview là gì?

Phỏng vấn sâu là một cuộc trao đổi 1-1, do đó, người phỏng vấn có nhiều cơ hội để tìm hiểu khai thác thông tin một cách chi tiết.

Nhìn chung, phỏng vấn sâu sử dụng các câu hỏi đóng và câu hỏi mở, đôi khi nó có thể điều chỉnh để phù hợp với từng tình huống cụ thể.  

Như Glints vừa chia sẻ trong phần trên, phỏng vấn sâu có tính tương tác. Do đó, người phỏng vấn có cơ hội để thiết lập mối quan hệ tích cực với người tham gia phỏng vấn và tạo ra không khí phỏng vấn thoải mái. Khi đó, câu trả lời thu được có tính chính xác và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, những biểu cảm hay cử chỉ của đáp viên cũng giúp đem lại dữ liệu phong phú hơn.

Dựa vào phỏng vấn sâu, người phỏng vấn có thể thu thập các dữ liệu mong muốn, cho phép bạn hiểu biết sâu sắc hơn về kinh nghiệm, thái độ, cảm xúc và quan điểm của người tham gia.

Phỏng vấn sâu giúp bạn thu hẹp phạm vi và tập trung vào các chi tiết nghiên cứu quan trọng, khi bắt đầu thực hiện một dự án nghiên cứu lớn.

Khi tìm hiểu về bối cảnh của một vấn đề, phương pháp thu thập dữ liệu này giúp bạn đánh giá các giải pháp khác nhau để quản lý quy trình nghiên cứu và hỗ trợ việc phân tích dữ liệu.

Đọc thêm: Case Interview Là Gì? Mách Bạn Cách Chuẩn Bị Cho Mọi Case Interview

Các bước thực hiện phỏng vấn sâu

Dưới đây là chi tiết các bước để thực hiện một cuộc phỏng vấn sâu mà bạn nên biết:

  • Thu thập các thông tin cần thiết về đáp viên, cũng như bối cảnh nơi họ hoạt động.
  • Xây dựng kịch bản hoặc liệt kê các chủ đề bạn muốn tìm hiểu. Điều này giúp bạn đặt ra các câu hỏi phụ đơn giản hơn.
  • Sắp xếp thời gian và địa điểm phỏng vấn phù hợp.
  • Đặt ra các câu hỏi một cách tự tin, tạo ra bầu không khí phỏng vấn thoải mái. 
  • Thiết lập thời gian phỏng vấn tối đa nhằm tránh xảy ra tình trạng mệt mỏi, quá sức.
  • Theo dõi và ghi chép phản ứng của ứng viên (cử chỉ và ngôn ngữ cơ thể).
  • Duy trì tính đạo đức, phép lịch sự trong quá trình phỏng vấn.
  • Xác minh các thông tin thu thập với người tham gia phỏng vấn.
in-depth-interview-la-gi
Các yếu tố cần thiết của một buổi phỏng vấn sâu.

Có nên thực hiện depth interview?

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cùng tìm hiểu ưu nhược điểm của phương pháp thu thập dữ liệu này nhé.

Ưu điểm

Khi thực hiện phỏng vấn sâu bạn có thể:

  • Thu thập các thông tin có chiều sâu, hoặc ngay cả những chủ đề mang tính nhạy cảm nhờ việc tạo ra không gian phỏng vấn tính cực.
  • Đặt ra các câu hỏi để làm rõ các thông tin và quay trở lại câu hỏi chính để hiểu rõ thái độ của người được phỏng vấn.
  • Lấy kết quả và đánh giá chính xác hơn so với các phương pháp khác.
  • Theo dõi tông giọng và ngôn từ của người tham gia để hiểu hơn về quan điểm của họ.
  • Thu thập được các thông tin hữu ích mà không cần nhiều người tham gia.
  • Thu thập thông tin chi tiết về quan điểm và hành vi của một người.
  • Khám phá những insight mới mẻ, qua đó cung cấp góc nhìn tổng quan về các hiện tượng đã xảy ra.

Nhược điểm 

Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội nhưng hình thức này vẫn tồn tại một số hạn chế:

  • Cần nhiều thời gian để thực hiện.
  • Mức độ hiệu quả của buổi phỏng vấn phụ thuộc lớn vào kinh nghiệm của người phỏng vấn.
  • Chi phí để thực hiện phỏng vấn sâu cao hơn so với các hình thức khác.
  • Tính thiên vị trong lựa chọn người tham gia có thể xảy ra.
  • Người tham gia phỏng vấn có thể chỉ sẵn sàng hợp tác khi họ nhận được gì đó tương xứng.

Những lưu ý khi triển khai phỏng vấn sâu?

Khi thực hiện phỏng vấn sâu bạn cần lưu ý một số điểm sau để đảm bảo hiệu quả thu thập thông tin:

  • Xác định mục đích, mục tiêu thực hiện phỏng vấn rõ ràng
  • Chuẩn bị kỹ càng nội dung phỏng vấn, lựa chọn đối tượng phỏng vấn, thời gian và địa điểm thực hiện thích hợp.
  • Tạo không gian phỏng vấn thoải mái để người tham gia phỏng vấn có thể cởi mở chia sẻ.
  • Tập trung và lắng nghe câu trả lời của đáp viên. Làm rõ quan điểm của họ bằng những câu hỏi chi tiết hơn.
  • Không đưa ra những giả định/suy đoán cho ứng viên.
  • Ghi chép các thông tin một cách cẩn thận.
  • Tôn trọng quyền riêng tư của người tham gia phỏng vấn.
  • Gửi lời cảm ơn đến người tham gia phỏng vấn.
  • Thực hiện đánh giá kết quả phỏng vấn nhằm tìm cách cải thiện những điểm chưa tốt và phát huy những mặt tích cực.

Đọc thêm: Các Câu Hỏi Thường Gặp Khi Phỏng Vấn: Ví Dụ & Mẹo Xử Lý

Tạm kết

Trên đây là những thông tin về phương pháp thu thập dữ liệu phổ biến – indepth interview mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về indepth interview là gì và biết cách thực hiện phương pháp này sao cho hiệu quả.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về chủ đề này, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints hỗ trợ giải đáp nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 1

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Có thể bạn cũng thích

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X