×

Sunday Syndrome: Tại Sao Chúng Ta Cảm Thấy Buồn Chán Và Lo Lắng Vào Chủ Nhật? 

Ngày đăng: 15/08/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 06/11/2023

hoi-chung-so-chu-nhat

Chúng ta thường hay bông đùa với nhau rằng “đêm trước ngày nghỉ còn hạnh phúc hơn là ngày nghỉ”. Câu nói này đúng với đa số mọi người khi mà họ thường xuyên cảm thấy tiếc nuối khi một ngày nghỉ sắp kết thúc. Ai cũng muốn được quay lại thời điểm trước đó và lại có trọn vẹn một ngày nghỉ. 

Có một hội chứng gọi là Sunday Syndrome đại diện phần nào cho tình trạng này. Người ta không chỉ sợ thứ Hai mà còn sợ cả Chủ Nhật. Tại sao lại như vậy? Hội chứng sợ Chủ Nhật là gì? 

1. Sunday Syndrome: Hội chứng sợ Chủ Nhật là gì? 

Khi còn nhỏ, chúng ta sợ Chủ Nhật vì qua Chủ Nhật là đến thứ Hai với một đống bài kiểm tra. Khi lớn lên, chúng ta sợ Chủ Nhật vì hàng tá deadline đang trực chờ vào sáng thứ Hai, là tiếng chuông điện thoại giục nộp brief của sếp và khách hàng. 

Hội chứng sợ Chủ Nhật khiến ngày nghỉ của chúng ta không còn là ngày nghỉ nữa. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng Chủ nhật là ngày “không vui nhất” trong tuần. 

Vậy tóm lại, Sunday Syndrome (hội chứng sợ Chủ Nhật) là một dạng lo lắng mang tính dự đoán. Nó thể hiện mức độ gia tăng trạng thái lo lắng của bạn khi nghĩ về một sự kiện hoặc tình huống sắp diễn ra, thường là chuyện ngày mai phải đi làm, xử lý công việc hoặc những bộn bề trong một tuần sắp tới. 

Tưởng tượng bạn đang tận hưởng buổi tối Chủ Nhật cực chill với bạn bè nhưng chợt nhận ra mình phải quay trở lại làm việc vào ngày hôm sau. Chúng ta dành ít nhất 40 giờ/tuần để làm việc và thời gian còn lại để nghĩ về 40 giờ làm việc tiếp theo trong lo lắng và sợ hãi. Đó là Sunday Syndrome – Hội chứng sợ Chủ Nhật. 

sunday-syndrome
Sunday Syndrome – Hội chứng sợ Chủ Nhật

Loading poll ...

2. Tại sao chúng ta cảm thấy lo lắng vào Chủ Nhật? 

2.1. Sợ hãi công việc tuần tới

Có lẽ một trong những lý do lớn nhất khiến chúng ta cảm thấy lo lắng vào Chủ Nhật là do chúng ta sợ hãi công việc phải làm vào tuần sau đó, đặc biệt là công việc mà ta ghét. 

2.2. Sử dụng ngày cuối tuần sai cách

Bên cạnh đó, cách chúng ta sử dụng ngày Chủ Nhật cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này. 

Ví dụ như việc dành cả ngày Chủ Nhật dán mắt vào máy tính dù là để giải trí không phải là một ý kiến hay. Nghiên cứu cho biết những người sử dụng máy tính thường xuyên có xu hướng cảm thấy lo lắng nhiều hơn. Sử dụng chất kích thích, rượu bia nhiều cũng khiến tâm trạng bạn sa sút và khiến mức độ lo lắng tăng vọt vào ngày hôm sau. Điều này lý giải cho việc bạn cảm thấy buồn và lo lắng vào chiều Chủ Nhật sau khi đã có một đêm tiệc tùng hoan náo vào đêm thứ Bảy. 

2.3. Giải quyết công việc tồn đọng vào cuối tuần

Đối với nhiều người, hội chứng sợ Chủ Nhật cũng đến từ việc có quá nhiều việc tồn đọng từ thứ Sáu. Dự đoán về ngày hôm sau, công việc bạn phải làm và những email bạn cần xem có thể gây ra lo lắng. Nhưng làm việc vào cuối tuần không phải là giải pháp. Bạn có thể làm với cường độ cao và hoàn thành công việc dở dang, đổi lại sức khỏe tinh thần (mental health) của bạn có thể trở nên tồi tệ hơn. 

2.4. Quá tải tương tác xã hội dẫn đến hội chứng sợ Chủ Nhật

Tương tác xã hội quá tải vào cuối tuần cũng có thể cấu thành Sunday Syndrome. 

Điều này thường xảy ra với những người đã làm việc rất chăm chỉ trong tuần, những người độc thân muốn được “xả stress” vào cuối tuần. Đối với họ cuối tuần là thời gian duy nhất họ có thể giao tiếp xã hội. 

Đây là một cách hiệu quả để họ cần bằng giữa công việc và cuộc sống. Tuy nhiên, điều gì quá cũng không tốt. Nếu tiêu hao năng lượng cho người khác quá nhiều, họ dễ bị cạn kiệt khi quay trở lại thế giới một mình. 

2.5. Đấu tranh với Imposter Syndrome

Imposter Syndrome là hội chứng kẻ mạo danh, khi bạn nghi ngờ bản thân mình không đủ giỏi, không làm tốt công việc và không xứng đáng với những thành tựu của bản thân. 

Cuối tuần ở nhà với combo nghi ngờ bản thân và sợ những gì ập đến vào tuần mới khiến bạn trở nên sợ Chủ Nhật. Và thế là Sunday Syndrome bắt đầu. 

Đọc thêm: 15 Dấu Hiệu Của Work Depression: Trầm Cảm Trong Công Việc

3. 5 Cách đánh bại Hội chứng sợ Chủ Nhật – Sunday Syndrome

Nếu bạn đang trải qua Hội chứng sợ Chủ Nhật, sau đây là một số cách giúp bạn đối phó với nó: 

3.1. Xác định nguyên nhân khiến bạn sợ Chủ Nhật 

Nếu không làm rõ nguyên nhân gốc rễ của nỗi sợ hãi Chủ Nhật, bạn sẽ cảm thấy khó vượt qua nó. Bạn có thể đang tận hưởng ngày cuối tuần của mình nhưng có thể lập tức cảm thấy lo lắng. Đó là cảm giác khó chịu mà bạn không thể dứt bỏ mặc dù bạn đang rất vui vẻ. 

Thay vì coi cảm giác này là điều đương nhiên vào cuối tuần, hãy nghĩ đến những yếu tố gây ra nó. Công việc của bạn có làm bạn áp lực không? Bạn có đang bị quá tải và cảm thấy không thể làm hết việc trong tuần? Bạn đang chênh vênh và không thể cân bằng giữa công việc và cuộc sống? Đây đều là những nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến Hội chứng sợ Chủ Nhật. 

Xác định nguyên nhân là bước đầu tiên để vượt qua Sunday Syndrome. Sau đó, bạn có thể vạch ra các bước để khắc phục từng nguyên nhân. Chẳng hạn như ưu tiên công việc quan trọng nhất để tăng năng suất và giảm thời gian bỏ lỡ chúng. 

3.2. Thử các kỹ thuật đối phó với lo lắng

Sunday Syndrome có các biểu hiện gần giống với cảm giác lo lắng nên việc sử dụng các kỹ thuật thư giãn và quản lý lo lắng có thể giúp bạn kiểm soát mức độ căng thẳng liên quan đến ngày Chủ Nhật. 

Hãy thử những cách sau đây: 

  • Thực hành chánh niệm và lòng biết ơn
  • Áp dụng các bài tập thở sâu 
  • Viết nhật ký công việc để cập nhật và theo dõi các tình huống công việc phức tạp 
  • Đi bộ đường dài hoặc thiền định
  • Đọc và xem các nội dung tích cực 

Cần lưu ý rằng đây chỉ là những biện pháp ngắn hạn giúp bạn kiểm soát cảm giác lo lắng vào ngày Chủ Nhật. Về lâu về dài, bạn có thể cần phải thay đổi thói quen làm việc của mình để loại bỏ hoàn toàn Hội chứng sợ Chủ Nhật. 

3.3. Tạo ra một ngày Chủ Nhật thư giãn

Những nỗi sợ vào Chủ Nhật làm tăng mức độ căng thẳng. Một trong những cách tốt nhất để loại bỏ chúng là ưu tiên một ngày Chủ Nhật nói không với căng thẳng. 

Dù các ngày trong tuần của bạn có bận đến mấy thì cũng đừng đẩy quá nhiều công việc hay kế hoạch sang Chủ Nhật. Thay vào đó, hãy san bớt công việc cuối tuần của bạn vào tối thứ Sáu hoặc sáng thứ Bảy. Hãy tạo cho mình không gian để hít thở và thư giãn vào Chủ Nhật. 

Bạn cũng có thể tạo một thói quen thư giãn vào tối Chủ Nhật để giảm bớt căng thẳng cho tuần tới. Có gì đó ngoài công việc để mong đợi vào tối Chủ Nhật sẽ đánh lạc hướng tâm trí của bạn khỏi sự lo lắng. Thói quen đó có thể là đọc sách, tắm nước ấm, thiền hoặc bất cứ việc gì khiến bạn thoải mái và đừng lựa chọn lướt mạng xã hội. 

hoi-chung-so-chu-nhat-la-gi
Tạo ra một ngày Chủ Nhật thư giãn

3.4. Lên kế hoạch cho một thứ Hai vui vẻ hơn

Tương tự việc tạo ra một Chủ Nhật thú vị, bạn cũng có thể khiến thứ Hai của mình bớt căng thẳng và bắt đầu tuần làm việc mới hiệu quả hơn. 

Đó có thể là một điều nhỏ nhoi như tận hưởng một cốc cafe trước khi bắt tay vào công việc. Đó có thể là một bài tập thể dục nhẹ nhàng hay giây phút tĩnh tâm thư giãn với thiền, yoga. Bạn có thể tạo ra một chu trình buổi sáng thứ Hai tràn đầy năng lượng và sảng khoái. 

3.5. Dành ra một ngày cho mental health hoặc nghỉ phép

Nếu công ty bạn cho phép, dành ra một ngày nghỉ để chăm sóc sức khỏe tinh thần sẽ có ích cho việc chống lại Sunday Syndrome. Đó là một ngày để bạn thư giãn và dành toàn bộ thời gian cho bản thân mình. Đây cũng là một biện pháp tạm thời nhưng nó sẽ làm gián đoạn cảm giác lo lắng của bạn và hữu ích cho quá trình trị liệu lâu dài. 

Kết luận

Hội chứng sợ Chủ Nhật rất phổ biến và có thể khiến chúng ta kiệt sức, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc. Điều quan trọng là mỗi người sớm nhận thức được tình trạng của bản thân, tìm ra nguyên nhân và cách giải quyết. Hãy tìm đến sự trợ giúp từ đồng nghiệp, người thân, bạn bè và chuyên gia nếu cần thiết. 

Tham khảo: Sunday scaries

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 4.7 / 5. Lượt đánh giá: 3

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X