×

Imposter Syndrome Là Gì? Những Điều Bạn Cần Biết Về Hội Chứng Kẻ Mạo Danh

Ngày đăng: 26/06/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 27/06/2023

Imposter syndrome là gì? Đã khi nào bạn nghi ngờ về năng lực của bản thân mình chưa, rằng bạn không đủ giỏi để có được thành công như vậy? Nếu câu trả lời là có thì điều này cho thấy bạn đang gặp phải hội chứng kẻ mạo danh hay imposter syndrome. 

Để giúp bạn hiểu hơn về hội chứng này, cũng như cách để thoát khỏi sự nghi hoặc bản thân, trong bài viết dưới đây Glints sẽ chia sẻ đến bạn tất tần tật về chủ đề thú vị này.

Imposter syndrome được hiểu là gì?

Imposter syndrome là gì? Imposter syndrome hay hội chứng kẻ mạo danh là trạng thái con người nghi ngờ về những thành công mình đã đạt được, liệu mình có xứng đáng nhận được điều đó hay không?, và lo sợ rằng người khác sẽ phát hiện ra bạn không giỏi như vậy. 

imposter syndrome là gì
Imposter syndrome là hội chứng chỉ tình trạng không tự tin về bản thân và thành tựu mình đạt được.

Có những loại imposter syndrome nào?

Sau khi đã biết về khái niệm imposter syndrome là gì, trong phần tiếp theo này, Glints sẽ chia sẻ về những loại mạo danh thường gặp.

Người cầu toàn

Chủ nghĩa cầu toàn và hội chứng kẻ mạo danh thường đi liền với nhau. Bạn thấy đấy, những người cầu toàn thường đặt ra cho mình như mục tiêu quá cao, do đó, khi không hiện thực được họ sẽ cảm thấy nghi ngờ về năng lực của mình. Ngay cả khi họ thành công, họ cũng hiếm khi hài lòng bởi họ nghĩ rằng mình còn có thể làm tốt hơn thế. 

Người “ôm đồm” nhiều công việc

Những kẻ mạo danh này đo lường năng lực bản thân dựa trên những vai trò mà họ đảm nhận. Khi đó, một sự thất bại trong bất kỳ vai trò nào cũng khiến họ cảm thấy hoài nghi về bản thân, vì họ nghĩ rằng mình hoàn toàn có thể làm được, thậm chí là dễ dàng đạt được.

Thiên tài bẩm sinh

Những người sở hữu năng lực này đánh giá năng lực của mình dựa trên khả năng thực hiện công việc (đơn giản, dễ dàng, nhanh chóng, v.v.) thay vì nỗ lực của mình. Do đó, khi họ mất quá nhiều thời gian, công sức để có thể hoàn thành một công việc nào đó họ thường cảm thấy xấu hổ về bản thân mình.

Những kẻ giả mạo “thiên tài bẩm sinh” thường đặt ra những kỳ vọng vượt mức tưởng tượng và đạt được mục tiêu ngay từ lần đầu tiên thực hiện. 

Đọc thêm: 10 Dấu Hiệu Cho Thấy Bạn Là Người Cực Kỳ Thông Minh

Người độc tấu

Những kẻ giả mạo này thường né tránh sự giúp đỡ của người khác. Họ nghĩ rằng, họ phải làm và tự mình giải quyết công việc. Khi đó, sự “cầu cứu” hoặc nhận sự giúp đỡ của ai đó cho thấy sự thất bại của bản thân.

Chuyên gia

Những kẻ giả mạo theo kiểu chuyên gia thường đánh giá bản thân mình dựa trên những gì họ biết và có thể làm. Tin rằng, họ sẽ không bao giờ biết đủ, và họ lo sợ khi ai đó phát hiện ra rằng họ không có kiến thức hoặc kinh nghiệm.

Các kiểu imposter syndrome
Các kiểu imposter syndrome.

Lý do nào khiến hội chứng nghi ngờ bản thân trở nên phổ biến

Vì sao sự nghi ngờ bản thân ngày càng trở nên phổ biến? Một vài lý do được Naniki Luthra – Co Founder Công ty tư vấn sức khỏe tâm thần Blueberg cho biết:

  • Sự kỳ vọng của xã hội, sự nuôi dạy của gia đình hay sống trong môi trường có những người thường xuyên chê bai và coi thường họ.
  • Tính cách của con người, trong đó nổi bật nhất là những người có tính cầu toàn, sống theo chủ nghĩa hoàn hảo.
  • Mong muốn nhận được sự công nhận từ những người xung quanh. 
  • Sự so sánh bản thân với những người xung quanh.

Ảnh hưởng của imposter syndrome đến con người như thế nào?

Tác động tích cực

Mặc dù imposter syndrome thường được nhìn nhận theo hướng tiêu cực, nhưng nó cũng mang lại một vài tác động tích cực cho con người. Trong đó, thúc đẩy con người ngày càng hoàn thiện bản thân là tác động tích cực nổi bật nhất.

Theo nghiên cứu từ MIT, người mắc hội chứng kẻ mạo danh thường có xu hướng bù đắp cho những thiếu sót, bằng cách cố gắng hết sức và trở thành người xuất sắc trong nhóm. 

Tác động tiêu cực

Imposter syndrome có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và hạnh phúc của con người ở những cấp độ khác nhau. Cùng tìm hiểu những tác động tiêu cực mà người mắc hội chứng này phải gánh chịu nhé.

Xấu hổ và lo lắng

Những người nghi ngờ về bản thân của mình thường xấu hổ về những điều mà họ đạt được, và lo sợ khi sự việc này bị bại lộ. Điều này tác động mạnh đến sức khỏe tinh thần của họ.

Kìm hãm sự phát triển

Người thường xuyên nghi ngờ về bản thân thường có nguy cơ bỏ qua những cơ hội quan trọng để phát triển, chỉ bởi suy nghĩ rằng liệu mình có đủ năng lực để làm được nó hay không. 

Imposter syndrome khiến con người bị bất an khi thử những điều mới mẻ.

Kiệt sức và gây stress

Một bài đánh giá tài liệu mà Cokley đồng tác giả được xuất bản vào năm 2020 cho biết, người đi làm, người vật lộn với hội chứng này thường có mức độ hài lòng với hiệu suất công việc thấp hơn. Điều này gây ra các vấn đề về sức khỏe tinh thần như kiệt sức, stress, trầm cảm, v.v.

hậu chứng imposter syndrome
Những hậu quả mà chứng imposter syndrome để lại thật sự khó lường.

Làm sao để vượt qua sự nghi ngờ bản thân?

Vượt qua sự nghi ngờ của bản thân sẽ giúp bạn có một cuộc sống hạnh phúc hơn, dưới đây là một vài gợi ý dành cho bạn nếu bạn đang gặp phải tình trạng này.

Tìm kiếm những điều tích cực xung quanh

Khi xung quanh bạn chỉ có sự tích cực bạn cũng sẽ trở nên tích cực hơn. Theo dõi những người thành công trong lĩnh vực của mình hay tìm kiếm một mentor cho bản thân, điều này sẽ giúp bạn nhận ra bạn cũng có thể trở thành phiên bản tốt hơn. 

Ngưng so sánh bản thân mình

Ngưng so sánh bản thân mình với bất kỳ ai là điều tiếp theo mà Glints muốn chia sẻ đến bạn. Việc theo dõi hay nhìn thấy ai đó thành công có thể trở thành động lực để bạn cố gắng nhưng cũng có thể khiến cho việc nghi ngờ bản thân trở nên tồi tệ hơn. 

Khi đó, thay vì suy nghĩ “họ thành công như vậy là vì họ thông minh hơn tôi, họ có nhiều cơ hội hơn tôi” thì hãy suy nghĩ “tôi sẽ cố gắng hết sức để đạt được thành công”.

Đọc thêm: Cách Giúp Bạn Ngừng So Sánh Bản Thân Với Người Khác

Thay đổi cách nhìn nhận về bản thân mình

Thay vì nhìn nhận bản thân bằng những điều tiêu cực thì hãy cố gắng đánh giá mình bằng những điều tích cực. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin, và thoải mái hơn khi thực hiện một nhiệm vụ nào đó.

Tìm kiếm sự hỗ trợ

Bạn cũng có thể tìm kiếm đến sự hỗ trợ của bác sĩ trị liệu hoặc chuyên gia tư vấn để tìm kiếm một lời khuyên phù hợp nhất với tình trạng của mình.

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về hội chứng kẻ mạo danh – imposter syndrome mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về imposter syndrome là gì, cũng như cách để đối phó với hội chứng này.

Nếu bạn còn có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints hỗ trợ giải đáp nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 4.7 / 5. Lượt đánh giá: 3

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X