×

Grumpy Stayer Là Gì? Nhân Viên Của Bạn Có Đang Bất Đắc Dĩ Ở Lại Với Công Việc?

Ngày đăng: 09/09/2023 | No Comments

Ngày cập nhật: 11/09/2023

grumpy stayer là gì

Grumpy stayer là gì? Liệu nhân viên của bạn có đang gặp phải tình trạng bất mãn với công việc nhưng vẫn cố gắng ở lại làm việc? Để hiểu hơn về chủ đề này, Glints mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. 

1. Grumpy stayer là gì?

Grumpy stayer được hiểu là một người nào đó dù chán nản trong công việc nhưng vẫn cố gắng ở lại làm việc. Điều này được thể hiện qua sự tiêu cực, và khó chịu với công việc, hay đồng nghiệp. 

bất mãn trong công việc
Grumpy stayer được hiểu là gì?

Họ không chọn cách rời bỏ hoặc tìm kiếm sự thay đổi, họ chọn cách ở lại, mặc dù điều này có thể khiến họ cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần.

2. Dấu hiệu cho thấy nhân viên của bạn đang rơi vào trạng thái grumpy staying

Đâu là lý do khiến một người trở thành grampy stayer? Có rất nhiều lý do khiến người lao động rơi vào tình trạng khó chịu, bất mãn trong công việc, chẳng hạn như: sự thay đổi bất hợp lý trong các nhiệm vụ hàng ngày; môi trường làm việc toxic; không thể cân bằng giữa cuộc sống và công việc; lãnh đạo hà khắc, bắt bẻ nhân viên một cách vô lý; không có cơ hội thăng tiến; sếp thiên vị, v.v.

Trong phần tiếp theo, Glints sẽ tiết lộ những biểu hiện của grumpy stayer tại chốn công sở.

2.1 Không ngừng phàn nàn

Một trong những biểu hiện dễ thấy nhất của một grumpy stayer là không ngừng phàn nàn về công việc, đồng nghiệp, cấp trên của họ. Họ tỏ ra bất mãn về công việc không có gì mới, hay đồng nghiệp không đưa ra một giải pháp hay ho nhưng họ không chủ động nêu ra ý kiến hay tìm kiếm sự thay đổi.

2.2 Thái độ làm việc tiêu cực

Điều này có thể được thể hiện thông qua tác phong làm việc hời hợt, đi muộn thường xuyên, không nhiệt tình trong các buổi họp nhóm, không chủ động nêu ra ý kiến của mình, v.v. Thái độ làm việc này không chỉ gây ấn tượng xấu với mọi người, mà bản thân họ cũng gây ảnh hưởng đến năng lượng của đồng nghiệp.

grumpy stayer chốn công sở
Dấu hiệu của grumpy stayer chốn công sở

2.3 Thiếu tương tác

Họ hạn chế tham gia các hoạt động tập thể, họ tự tách mình khỏi đội nhóm. Mặc dù cùng làm chung trong một dự án, nhưng họ cũng không quan tâm về công việc của người khác.

2.4 Không thích thay đổi

Mọi sự thay đổi đối với họ lúc này là không cần thiết. Họ bày tỏ sự miễn cưỡng hoặc từ chối trước những sự đổi mới. Họ sẽ cố gắng tìm ra một lý do để bào chữa cho sự từ chối này, chỉ đơn giản vì họ không muốn.

2.5 Xung đột với mọi người

Rạn nứt những mối quan hệ với đồng nghiệp, hay thậm chí là những cuộc xung đột có thể xảy ra. Grumpy stayer chán nản và cảm thấy khó chịu với công việc của thực tại, và lan sang cả những đồng nghiệp xung quanh. 

2.6 Thường xuyên vắng mặt

Xin nghỉ thường xuyên, đi muộn, không tham gia các hoạt động tập thể, v.v là những dấu hiệu thường thường thấy ở một grumpy stayer.

Bên cạnh đó, grumpy stayer luôn thiếu tập trung trong khi làm việc dẫn đến năng suất làm việc trở nên kém hiệu quả.

2.7 Không tích cực phát triển bản thân

Grumpy stayer không còn tìm thấy tình yêu trong công việc hiện tại, điều này khiến họ không còn ý định để phát triển bản thân hay thăng tiến thêm ở công ty này.

Đọc thêm: Control Freak Là Gì? Dấu Hiệu Của Một Control Freak Nơi Công Sở

3. Cách giải quyết tình trạng grumpy staying là gì?

Sau khi đã hiểu rõ về các nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng grumpy staying và những dấu hiệu thường gặp, trong phần dưới đây, Glints sẽ chia sẻ về cách nhà quản lý có thể quản trị thực trạng này.

3.1 Giao tiếp cởi mở

Như đã chia sẻ trong phần trước đó, một trong những lý do dẫn đến sự bất mãn trong công việc của nhân viên đến từ mối quan hệ của Sếp với nhân viên và nhân viên với nhân viên. Do vậy, dưới cương vị là một nhà quản lý, bạn cần tạo ra một môi trường giao tiếp cởi mở với nhân viên. Khi đó, bạn có thể biết và hiểu được những khó khăn mà nhân viên đang gặp phải để đưa ra hướng giải quyết kịp thời.

Đọc thêm: 15 Bài Học Qua Phong Cách Lãnh Đạo Của Tim Cook

3.2 Tạo môi trường làm việc thân thiện, lành mạnh

Một môi trường làm việc thân thiện, và lành mạnh cũng giúp giảm thiểu tối đa sự xuất hiện của grumpy staying. Tại đây, mỗi thành viên đều cùng nhau hợp tác và hướng về mục tiêu chung. Bởi vậy, mà một một môi trường không có sự toxic, đố kỵ hay ghen ghét luôn là một trong những tiêu chí được người lao động đưa ra khi tìm một môi trường mới.

3.3 Đề xuất cơ hội phát triển

Khi tuyển một nhân viên mới vào công ty, chắc hẳn nhà quản lý phải thấy được những tố chất và năng lực của ứng viên. Điều này càng được thể hiện rõ hơn trong quá trình làm việc. 

grumpy staying là gì?
Cách nhà quản lý có thể giải quyết tình trạng grumpy staying

Để kích thích sự phát triển của người lao động, người sử dụng lao động cần tạo cho họ những cơ hội để phát triển, đó có thể là những buổi training kỹ năng, cơ hội để thử sức ở một vị trí mới, v.v. Điều này không chỉ giúp nhân viên cảm thấy hài lòng, mà còn giúp doanh nghiệp giữ chân nhân tài.

3.4 Khuyến khích cân bằng công việc – cuộc sống

Nhà quản lý nên khuyến khích và thúc đẩy nhân viên cân bằng cuộc sống và công việc của mình. Ngoài những buổi làm việc căng thẳng, nhà quản lý cũng có thể tổ chức một buổi đi chơi để cả nhóm có thể lấy lại tinh thần và động lực làm việc. 

Trong phần trước đó, Glints cũng đã đề cập đến việc nhà quản lý nên tạo một môi trường giao tiếp cởi mở, gần gũi. Nhờ đó, nhà quản lý có thể biết được nhân viên đang gặp vấn đề gì trong cuộc sống và tạo điều kiện thuận lợi để họ có thể bằng công việc – cuộc sống. 

3.5 Nhận thức đóng góp của nhân viên

Việc ghi nhận sự đóng góp của nhân viên vừa giúp doanh nghiệp duy trì sự hài lòng vừa kích thích tinh thần làm việc của họ. Ngược lại, nếu nỗ lực của họ không được đền đáp xứng đáng, sự bất mãn trong công việc chắc chắn sẽ xảy ra, doanh nghiệp sẽ đánh mất một nhân sự tài năng. 

3.5 Gợi ý cơ hội làm việc mới

Khi nhận thấy nhân viên không còn hào hứng và năng lượng với công việc hiện tại, nhà quản lý có thể gợi ý họ chuyển sang một vị trí mới để thử thách bản thân nếu nhận thấy họ có những tố chất phù hợp với vị trí trống này. 

Ngoài ra, nhà quản lý cũng có thể khuyến khích nhân viên thử sức bản thân ở một vai trò mới tại một môi trường mới. Thay vì cưỡng ép họ ở lại, hãy thấu hiểu và khuyến khích họ dám thay đổi.

Đọc thêm: Làm Sao Để Ngọn Lửa Trong Nhân Viên Không Bao Giờ Tắt?

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về Grumpy stayer – những người lao động dù chán nản, bất mãn trong công việc nhưng vẫn gắng sức ở lại mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về grumpy stayer là gì và có thêm nhiều góc nhìn về chủ đề này.

Nếu bạn còn có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 1

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X