×

Groupthink Là Gì? Làm Thế Nào Để Tránh Tâm Lý Tư Duy Tập Thể

Ngày đăng: 21/09/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 25/09/2023

Groupthink là gì? Khác với việc sôi nổi đóng góp ý kiến, tranh biện với nhau trong nhóm, groupthink dùng để chỉ một hiện tượng hoàn toàn khác biệt. Để hiểu hơn về thuật ngữ này, mời bạn cùng Glints tham khảo chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Groupthink là gì?

Groupthink hay cũng có thể hiểu là tư duy nhóm hay tư duy tập thể. Định nghĩa này có thể được hiểu là một hiện tượng tâm lý khi mọi người đồng thuận với một vấn đề mà không có lý luận hay đánh giá về hậu quả cũng như đi tìm các giải pháp thay thế.

Hiện tượng groupthink hình thành trên mong muốn là không làm mất đi sự cân bằng của nhóm.

2. Đặc điểm của tư duy tập thể

Dưới đây là một số đặc điểm thường thấy của tư duy tập thể:

  • Các thành viên trong nhóm có xu hướng đồng thuận quá mức, không đặt ra bất kỳ câu hỏi nào hoặc thể hiện sự không đồng tình với quyết định của nhóm.
  • Niềm tin quá cao vào người ra quyết định khiến các thành viên không quan tâm đến những hậu quả tiềm ẩn có thể xảy ra.
  • Áp lực từ nhóm có thể làm cho các thành viên cảm thấy cần phải tuân theo ý kiến chung và tránh việc nêu ra ý kiến khác biệt.
  • Xem nhẹ các quan điểm trái chiều dẫn đến việc các thành viên của nhóm bỏ qua quan điểm của mình.
  • Các thành viên trong nhóm giữ im lặng để không muốn gây ra những ý kiến trái chiều.
  • Niềm tin vô định về sự bất khả xâm phạm dẫn đến các thành viên tham gia vào các hành vi có tính rủi ro với hi vọng đạt được thành công một cách dễ dàng. 
  • Một số thành viên có suy nghĩ rằng, việc đưa ra những ý kiến phản hồi có thể được coi là sự chống đối. 
  • Khả năng xem xét một vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau thường bị hạn chế, và nhóm có thể coi một quan điểm duy nhất là đúng.

Các hành vi này khiến cho nhóm có một niềm tin mãnh liệt vào sự thành công của mình, và bỏ qua những rủi ro hay kết quả tiêu cực có thể xảy đến. 

Đọc thêm: Độc Chiêu Giúp Bạn Nhận Biết Môi Trường Làm Việc Toxic

3. Tại sao tư duy tập thể có thể mang lại ảnh hưởng tiêu cực?

Tư duy nhóm tạo điều kiện thuận lợi trong việc ra quyết định, đặc biệt tại các nhóm có đông thành viên. Khi đó, các quyết định sẽ được đưa ra một cách nhanh chóng và giúp giải quyết vấn đề một cách kịp thời. 

Mặc dù vậy, tư duy này cũng tồn tại khá nhiều nhược điểm. Trong đó, việc loại bỏ những ý kiến đóng góp và phản hồi của cá nhân có thể bỏ qua những thông tin quan trọng khiến cho các quyết định đưa ra không thực sự mang lại hiệu quả tốt nhất.

Trong một số trường hợp, một thành viên không thể có đủ kiến thức, trải nghiệm và đưa ra các quyết định sáng suốt. Khi đó, sự tham gia đóng góp của các thành viên khác là điều hết sức quan trọng. Điều này làm giảm thiểu tình trạng các thành viên trong nhóm đồng thuận với với các quyết định một cách mù quáng. 

4. Nguyên nhân dẫn đến groupthink là gì?

Yếu tố dẫn đến tư duy nhóm? Dưới đây là 5 nguyên nhân thường gặp:

  • Định vị nhóm: Nó có xu hướng xảy ra tại nhóm mà các thành viên có sự tương đồng với nhau. Khi các thành viên một trong nhóm tin rằng nhóm của họ xuất sắc vượt trội, họ bỏ qua hoặc không tán thành ý kiến của người ngoài nhóm. 
  • Ảnh hưởng từ người lãnh đạo: Groupthink có thể xảy ra nếu leader là một người có sức ảnh hưởng lớn, và được mọi người ngưỡng mộ.
  • Thiếu kiến thức: Khi một người cảm thấy tự ti về kiến thức của mình hoặc cho rằng những người xung quanh quá giỏi kiến họ rơi vào trạng thái groupthink.
  • Căng thẳng: Khi nhóm trong trạng thái cực kỳ mệt mỏi và căng thẳng hoặc tồn tại những tình huống khó xử về mặt đạo đức cũng có thể tạo ra tư duy tập thể.
  • Không đủ thời gian cho quyết định: Khi nhóm đối mặt với áp lực thời gian, họ có thể dễ dàng rơi vào groupthink để đưa ra quyết định nhanh chóng mà không xem xét kỹ lưỡng.
nguyên nhân dẫn đến groupthink
Nguyên nhân và cách khắc phục groupthink là gì?

5. Cách để trách groupthink

Để tránh hiện tượng tư duy nhóm hay tư duy tập thể, leader team cần cho các thành viên có không gian để họ bày tỏ  ý tưởng của bản hoặc tranh biện với những ý tưởng từ đồng nghiệp.

Bên cạnh đó, việc chia nhóm thành các nhóm nhỏ hơn cũng là một cách hiệu quả giúp các thành viên có nhiều cơ hội để làm việc và lên ý tưởng với nhau. Dưới đây là một số gợi ý khác mà bạn có thể tham khảo:

  • Với tư cách là một leader bạn nên hạn chế nêu ra quan điểm hoặc mong muốn của mình khi giao nhiệm vụ, thay vào đó, hãy cho các thanh viên thời gian để họ tự đưa ra ý kiến của mình.
  • Tạo ra môi trường để các thành viên có thể tranh luận về các ý tưởng.
  • Thảo luận ý kiến của nhóm với một thành viên ngoài nhóm để xem xét thêm các khía cạnh khách quan.
  • Khuyến khích các thành viên đóng góp ý kiến, chia sẻ ý tưởng và suy nghĩ của mình.
  • Phân công vai trò rõ ràng cho các thành viên trong nhóm.
  • Cho phép các thành viên đóng góp ý kiến dưới dạng ẩn danh 

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về hiện tượng tâm lý khá phổ biến – groupthink mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, qua bài viết bạn đã hiểu hơn về groupthink là gì và biết cách để tối ưu lợi ích cũng như giảm thiểu rủi ro từ hiện tượng này.

Nếu bạn có thêm bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 1

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X