×

Ghost Promotion là Gì? Làm Gì Khi Thăng Chức Nhưng Không Tăng Lương?

Ngày đăng: 19/07/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 19/07/2023

Có thể bạn không quen thuộc với cụm từ “ghost promotion”, nhưng rất có thể bạn đã trải qua hoặc nghe không ít những câu chuyện của mọi người xung quanh trải qua tình trạng này. Cùng tìm hiểu ngay ghost promotion là gì và lý do xu hướng này trở nên phổ biến nhé.

Ghost promotion là gì?

Ghost promotion có nghĩa là nhân viên được giao thêm nhiều việc và chức vụ nhưng không được tăng lương. Có thể hiểu ghost promotion là “không có tiếng nhưng cũng chẳng có miếng”, chưa chắc bạn đã được thay đổi tên vị trí công việc, nhưng khối lượng công việc lại tăng và công sức lại không được đền đáp xứng đáng.

Ghost promotion có nghĩa là thăng chức nhưng không tăng lương.

Ghost promotion, hoặc “dry promotion”, có sự tương đồng nhất định với quiet promotion. Trong thời thế mà layoff diễn ra với tần suất quá lớn, nhiều công ty lựa chọn để nhân viên nghỉ việc nhưng hầu như không có ý định tuyển người để bù vào những vị trí trống. Đó là khi những người còn ở lại thường sẽ ôm đồm cả việc của người khác.

Đương nhiên khi họ cảm thấy bất mãn với công việc và cảm thấy những đóng góp của mình không được công nhận, họ sẽ dần chán làm việc, rồi tới quiet quitting và cuối cùng nghỉ việc hoàn toàn.

Làm thế nào khi bạn gặp tình trạng ghost promotion?

Ngày càng nhiều người trở thành nạn nhân của ghost promotion. Nếu bạn cũng nằm trong những trường hợp này, đây là dấu hiệu của phong cách quản lý thiếu minh bạch đến từ người quản lý và bộ máy doanh nghiệp nói chung. Vậy cách để đối mặt với dry promotion hoặc ghost promotion là gì?

1. Tìm hiểu rõ các thông tin cần thiết

Những thông tin cần thiết ở đây, đầu tiên chính là mức lương chung cho vị trí với những công việc mà bạn phải làm. Bạn có thể tìm hiểu về mức lương thị trường và mức lương quy định trong công ty, kể cả qua nền tảng online hay qua mạng lưới những người quen biết. Ngoài ra, hãy để ý xem trong thời gian ngắn tới, công ty bạn có đợt review tăng lương nào không. Có lẽ đó là cơ hội để bạn đưa ra ý kiến của mình.

Dù bạn cảm thấy có thể bạn đang gặp bất công, việc trước nhất nên làm vẫn là khảo sát thông tin để có đủ cơ sở cho những nghi ngờ của mình. 

tìm hiểu mức lương
Hãy tìm hiểu trước để xác định mức lương xứng đáng cho mình.

Đọc thêm: Cách Phát Hiện Liệu Bạn Có Đang Nhận Mức Lương Thấp Hơn Thị Trường

2. Trao đổi với quản lý trực tiếp

Đôi khi các quản lý có thể có sơ suất và chưa nhận ra những vấn đề đang hiện hữu trong bộ máy làm việc. Thường mọi nhân viên sẽ được kỳ vọng là có thể làm càng nhiều việc càng tốt. Làm gì có nhà quản lý nào lại không thích một nhân viên chăm chỉ và nhiệt huyết đúng chứ?

Tuy nhiên khi bạn cảm thấy quá tải và không nhận được thù lao xứng đáng, bạn cần trao đổi với người quản lý bạn trực tiếp. Sẽ có những người sếp lý tưởng nhận ra cán cân đang mất cân bằng và điều chỉnh lại mức lương và phúc lợi phù hợp với bạn. 

3. Đàm phán, đưa ra đề xuất

Cách đàm phán và kiến nghị của bạn nên bao gồm: 

  • Thông tin về mức lương trên thị trường chung
  • Mức lương hợp lý với trình độ và cống hiến của bạn
  • Những thành tích với con số nhất định để thể hiện mức độ ảnh hưởng bạn đem lại cho công ty

Bạn hãy củng cố lập luận của mình, có thể với những mục tiêu đã đạt được qua từng tuần, tháng, quý hoặc từng dự án. Động thái này nhấn mạnh vào những giá trị bạn đem lại và cho thấy bạn là một cá nhân có tiềm năng và xứng đáng nhận được những gì đúng với công sức bạn bỏ ra.

4. “Xách ba lô lên và đi”

Trong trường hợp xấu nhất khi người quản lý và công ty không chấp nhận sửa đổi trạng thái công việc và mức lương cho bạn, có lẽ đã đến lúc bạn nên tìm một môi trường làm việc khác.

Thật vậy, dù có thể họ gặp nhiều vấn đề, doanh nghiệp vẫn nên có câu trả lời cho nhân viên, ít nhất là về mốc thời gian nhất định khi nào họ nhận được sửa đổi hợp lý về quyền lợi. Còn nếu công ty hoặc doanh nghiệp có dấu hiệu mập mờ và không có kế hoạch rõ ràng, đây là dấu hiệu của một môi trường độc hại. Bạn nên tìm một chỗ dừng chân mới cho mình.

thăng chức nhưng không tăng lương
Nếu bàn bạc nhưng không có kết quả, bạn có thể tìm môi trường làm việc khác phù hợp hơn.

Trên đây là bài viết về định nghĩa ghost promotion là gì và những hệ luỵ của tình trạng này ở nơi công sở. Để cập nhật các thông tin mới và hữu ích tương tự, đừng quên đến với Glints Việt Nam nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 3.8 / 5. Lượt đánh giá: 4

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X